Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến động lực làm việc của nhân viên, trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả trong bảng 4.10 và mơ hình nghiên cứu ở hình 4.1 mục 4.4.2, ta thấy trách nhiệm xã hội đối với người lao động, khách hàng, cộng đồng tác động tích cực đến động lực làm việc của người lao động. Tác động đáng kể nhất là thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động với hệ số Beta chuẩn hóa là 0,415 giống nghiên cứu của Skudien và Auruskevicience (2012). Tác động đáng kể thứ hai là thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng với hệ số Beta chuẩn hóa là 0,284 và cuối cùng là thực hiện trách nhiệm xã hội đối với khách hàng với hệ số Beta 0,209. Điều này khác biệt với nghiên cứu của Skudien và Auruskevicience (2012) với kết quả tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội với khách hàng cao hơn việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng. Với 24 quan sát trong thang đo được xây dựng ban đầu, nhà quản trị có thể dựa vào việc phân tích các nhóm biến quan sát này để xây dựng các chiến lược phù hợp với hoàn cảnh của ngân hàng. Tuy ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động đối với động lực làm việc của nhân viên cao hơn tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội với khách hàng, tác động của hành động thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng nhưng không nhất thiết phải ưu tiên yếu tố này khi đưa ra các chiến lược bởi có thể để tăng biến này tốn nhiều nhân lực, vật lực, thời gian và phức tạp hơn việc tăng cường các biến khác. Cho nên, dựa vào các phân tích biến quan sát và hiện trạng ngân hàng, các nhà quản trị cần phân tích kỹ càng trước khi lựa chọn phương án thực hiện và đây chỉ là mơ hình tham khảo khi các nguồn lực sử dụng cho các biến tương đương nhau thì hành động thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động được ưu tiên đầu tiên.

Khác với nghiên cứu của Skudien và Auruskevicience (2012), bài nghiên cứu không sử dụng thành phần là trách nhiệm xã hội với đối tác mà sử dụng các thành phần trách nhiệm xã hội của của Rosario (2016). Bài nghiên cứu cho thấy mơ hình mới của hoạt động trách nhiệm xã hội lên động lực làm việc của nhân viên ngân hàng trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Viêt Nam khá phù hợp. Do đó, các nhà quản trị có thể dựa vào mơ hình này để xây dựng các chính sách, chiến lược phù hợp với nguồn lực hạn chế của mình nhằm tăng động lực làm việc của ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điểm khác biệt của bài nghiên cứu so với hai nghiên cứu Skudien và Auruskevicience (2012) và Rosario (2016 là phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu Skudien và Auruskevicience được khảo sát từ nhiều nhân viên ở các công ty vừa và lớn ở Lithuania còn nghiên cứu của Rosario (2016) được khảo sát từ 500 nhân viên từ 150 công ty Fortune của Hoa Kỳ còn bài nghiên cứu được khảo sát trên các nhân viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 4.16 Thống kê mơ tả biến (N=200) N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn TB.NLD 200 1 5 4,213 0,679 TB.KH 200 1 5 4,156 0,729 TB.CD 200 1 5 4,009 0,683 TB.DLLV 200 1 5 4,143 0,562

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng từ tháng 06/2018 đến 09/2018)

Thang đo Likert đã được sử dụng để đo lường kết quả nghiên cứu với 1 là “Hồn tồn khơng đồng ý” và 5 là “Hoàn toàn đồng ý”cho thấy giá trị trung bình kỳ vọng của các khái niệm là 3. Quan sát bảng 4.16, ta có thể thấy đối tượng được khảo sát đều cho thấy họ đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội trong ngành ngân hàng đều lớn hơn giá trị trung bình kỳ vọng. Vậy ta có thể thấy giá trị trung bình của biến : “trách nhiệm xã hội đối với người lao động” là cao nhất, theo sau đó là giá trị trung bình kỳ vọng của biến “Trách nhiệm xã hội đối với khách hàng” và biến “trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng”. Các mức trung bình kỳ vọng khá gần nhau và cao nên các ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cần duy trì và thực hiện các hoạt động trách nhiệm

xã hội để tăng động lực cho người lao động trong ngành.

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày thơng tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đơn và đa biến. Thơng tin từ mẫu quan sát cho thấy, đối tượng khảo sát là nữ giới nhiều hơn nam giới, tập trung trong khoảng từ 21 – dưới 30 tuổi, đa số họ là nhân viên phòng vận hành và làm việc tại ngân hàng Vietbank. Sau khi xây dựng thang đo, mơ hình gồm 24 biến cho 4 khái niệm được đưa vào nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu sơ bộ thông qua kiểm định Cronbach Alpha, sau kiểm định thang đo, mơ hình bao gồm 24 biến của 4 khái niệm được đưa vào đánh giá và phân tích ở nghiên cứu định lượng chính thức và phân tích hồi quy. Nghiên cứu chính thức thơng qua kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá xác định mơ hình trên phù hợp. Phân tích hồi quy đơn và đa biến được thực hiện cho từng nhóm biến cụ thể, kết quả cho thấy mơ hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất phù hợp với dữ liệu thu thập khảo sát được. Các kết quả phân tích hồi quy đều cho thấy chúng ủng hộ cho cả 3 giả thuyết nghiên cứu đề xuất. Dựa trên tất cả các kết quả phân tích được, tác giả tổng hợp tóm tắt lại kết quả, thảo luận so sánh với các nghiên cứu trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến động lực làm việc của nhân viên, trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)