Tin cậy (Reliability)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác của người dùng facebook tới bài viết tại TPHCM (Trang 28 - 30)

8. Bố cục đề tài

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác của người dùng Facebook tới một bà

1.4.8. tin cậy (Reliability)

Theo quan điểm của tác giả, độ tin cậy trong trường hợp này được hiểu nôm na là niềm tin của người dùng trong việc tương tác với một bài viết nào đó. Nó có thể là uy tín của nguồn thơng tin xuất bản đáng tin cậy, nguồn đã kiểm chứng, nguồn từ người mà họ tin tưởng, nguồn từ nhiều người đã tham gia kiểm tra dữ kiện, phân tích các vấn đề pháp lý, săm soi bài viết, nguồn có thể truy xuất nguồn gốc người viết và cơ sở logic sơ cấp và thứ cấp tạo nên bài viết...

Theo lý thuyết tiêu chuẩn chủ quan (subjective norm) của Fishbein và Ajzen (1975) và Venkatesh và Davis (2000) đề cập đến niềm tin cá nhân rằng những người quan trọng đối với họ (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội,…) nghĩ rằng họ nên hay không nên thực hiện hành vi đang được đề cập tới. Nó cho thấy sự ảnh hưởng từ sự mong đợi của những người khác hay/và sự tuân thủ các quy chuẩn xã hội (Fishbein and Ajzen, 1975). Theo kết quả nghiên cứu của de Oliveira et al. (2016) chỉ ra rằng tiêu chuẩn chủ quan là động lực chính cho sự cam kết của người dùng với Facebook (McGraw et al., 2015). Nghiên cứu của Ksenia và Gerald (2017) còn chỉ ra thêm rằng: Thái độ của những người liên quan với họ càng mạnh và mối quan hệ với những người liên quan ấy càng gần gũi bao nhiêu thì càng có ảnh hưởng tới hành vi của người đó. Có thể tượng tượng rằng: Cùng là một bài viết nhưng khi bạn bè thân hay người mà bạn coi trọng, có tiếng nói hay người có sức ảnh hưởng với bạn, cũng có thể là người nổi tiếng, người bạn hâm mộ... thể hiện một tương tác mạnh như bình luận hay hơn nữa là chia sẻ về trang cá nhân, thì khi được Facebook truyền tới bạn thì bạn sẽ có xu hướng dễ dàng tương tác hơn, thay vì có thể là hành vi ngó lơ hay lướt nhanh qua, khơng quan tâm như thường lệ. Khác với các yếu tố tương tác nêu ra ở trên, được chính người dùng bản thân người dùng chủ động ra quyết định tương tác, thì ở yếu tố này phụ thuộc vào ảnh hưởng của người khác, tùy vào mức độ mà nó có thể ảnh hưởng hay thay đổi hành vi tương tác của người dùng.

Người dùng Facebook cũng thích những thơng tin có được từ mối quan hệ mạnh mẽ (từ bạn bè, những trang họ đã tin tưởng) của họ chứ không phải là mối quan hệ yếu ớt (từ những người xa lạ, những trang mới chưa có độ tin tưởng), mà chưa cần xét tới nội dung của nó. Điều này hồn tồn dễ hiểu, vì mối quan hệ vững chắc có mối quan hệ đã được thiết lập; do đó, thơng tin xuất phát từ họ, trong số rất nhiều thông tin khác trên nền tảng newfeed của Facebook, có thể được xử lý dễ dàng hơn và được coi là đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Feng et al. (2015) cho rằng: Khi một thông tin đã nhận được một số lượng lớn "thích" trên Facebook, người dùng sẽ có xu hướng đánh giá thơng tin này tích cực, mà chưa

quan tâm tới nội dung của nó bởi theo tâm lý đám đơng tự nhiên, thơng tin có nhiều người thích có ý nghĩa là nhiều người đồng ý với quan điểm đó. Tuy nhiên, hiệu quả của "thích" sẽ giảm dần khi mối quan hệ mạnh mẽ hơn, mối quan hệ mạnh mẽ nhất "thích" khơng có ảnh hưởng gì cả. Hiệu quả này có thể được giải thích bởi sự thiếu tin tưởng, thường đặc trưng cho các mối quan hệ yếu ớt, "thích" sẽ có thể bù đắp cho sự thiếu tin tưởng này, thơng q đó tạo cảm giác cho người dùng xử lý thơng tin dễ hơn (Granovetter, 1983). Việc đánh giá mức độ nhận thức hữu ích của thơng tin cũng bị ảnh hưởng: những nhận xét gợi lên những phản ứng tiêu cực nếu thông tin đến từ một ràng buộc yếu nhưng khơng có ảnh hưởng như thế với các mối quan hệ mạnh mẽ. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là, trên Facebook, người dùng muốn có được càng nhiều thơng tin càng tốt về các mối quan hệ mạnh mẽ của họ, và ngược lại với các mối quan hệ yếu ớt (Lapides et al., 2015).

Theo nghiên cứu của Ksenia và Gerald (2017) cho thấy rằng cách thức mà người dùng xử lý thông tin trên Facebook dường như trùng khớp với quá trình xử lý heuristic (dựa trên kinh nghiệm) (Petty et al., 1983). Xử lý heuristic xảy ra khi người dùng bỏ qua nội dung thông tin của bài đăng; và thái độ của họ được định hình bởi các tín hiệu khác trong bài viết nhằm giảm gánh nặng nhận thức khi xử lý thông tin (Chaiken, 1980). Kết quả cho thấy người dùng sẽ dựa vào một số đánh giá sơ bộ như số lượt thích, nhận xét thông tin bài đăng từ người khác, độ dài và loại bài đăng, đặc biệt là sức mạnh liên kết giữa họ và người chia sẻ thông tin này tới họ. Do đó chúng giúp định hình thái độ của người dùng đối với thông tin trên Facebook mà chưa cần xem xét thông tin liên quan đến nội dung. Những tín hiệu này có thể đóng vai trị như là các neo (anchor) (Epley and Gilovich, 2010), cho phép người dùng Facebook hình thành nên một ấn tượng tức thời về thơng tin được chia sẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác của người dùng facebook tới bài viết tại TPHCM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)