8. Bố cục đề tài
2.3. Phân tích thực trạng tương tác thực tế của người dùng
2.3.10. Phân tích, đánh giá chung các kết quả khảo sát thực tế người dùng
Qua phần thống kê mô tả (Xem các bảng của mục 2.3.3), ta có thể rút ra được một số kết luận về mẫu của bài khảo sát này. Về mặt giới tính, khơng có sự chênh lệch về số lượng nam và nữ, biểu hiện qua con số phần trăm tỉ lệ: Nam/Nữ=49.7/50.3, gần như bằng nhau với tỉ lệ ½ trên tổng số. Về mặt độ tuổi, đa phần người dùng tập trung ở các nhóm từ 18 đến 34, được đánh giá là khá trẻ cho đến mức trưởng thành, họ đều nằm trong độ tuổi lao động chính của đất nước. Mặt bằng chung mẫu có trình độ văn hóa cao: Đại học chiếm khoảng 51%, sau Đại học là 25%, Cao đẳng 16.4% và phần trong tình trạng độc thân với hơn 60% tổng số. Các ngành nghề chủ yếu là: Hành chính, quản lý, tài chính, doanh số và học sinh, sinh viên với tổng chiếm hơn 50%.
Với độ tuổi, trình độ giáo dục và nghề nghiệp như vậy cũng khá ảnh hưởng tới tính cách của họ với các đặc trưng như: ở tính cách mức độ hướng ngoại, đa phần nhóm người này thuộc nhóm trung hịa (44.1%), sau đó là hướng ngoại (35.2%) nhiều hơn hướng nội (20.6%); về mức độ tận tâm, đa phần có nếp sống kỷ luật với tổng là 54%, sau đó tới trung hịa là 39.2%; về mức độ dễ chịu họ chủ yếu ở mức trung hịa (54.3%), sau đó tới xu hướng tin tưởng người khác với 29.7%, so với không tin tưởng 16.2%; về mức độ trải nghiệm, họ là những người được đánh giá là thích trải nghiệm với 62.3% sau đó tới trung hịa (25.9%); về mức độ bất ổn tâm lý, đa phần họ là những người hay suy nghĩ (51.6%), sau đó là nhóm bình tĩnh và trung hịa lần lượt là 28.4% và 20.1%. Nhìn chung, họ là những người được mơ tả như sau: những người học thức cao, có độ tuổi trẻ, đa phần độc thân và làm các công việc liên quan tới hành chính hay đi học, do vậy tính cách họ hơi hơi hướng ngoại, có nếp sống kỷ luật, tính tình khơng khó cũng khơng dễ, thích trải nghiệm điều mới lạ và họ khá bận rộn, lo toan nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Do đó mức độ tương tác của họ cũng sẽ ở mức trên trung bình khá, dễ dàng tương tác hơn và có nhu cầu giải trí, thư giãn cũng cao hơn. Điều này cũng thể hiện qua phần thống kê mô tả của các biến độc lập, cụ thể vì có nề nếp kỷ luật và cơng việc liên quan đến văn phịng nên sẽ ảnh hưởng đến thời điểm tương tác, cụ thể: biến thời điểm có chỉ số trung bình 3.94 trên thang đo Likert 5 mức độ, cao hơn so với các biến khác với giá trị chỉ xoay quanh mức 3, tức là họ đồng ý rằng thời điểm khác nhau, cụ thể vào những lúc rảnh rỗi hay cuối tuần được nghỉ họ mới có thể tương tác trên Facebook nhiều hơn. Ngồi ra, bởi vì họ cũng thích trải nghiệm và có nhu cầu giải trí cao nên giá trị tương tác trung bình cũng ở mức trung bình khá là 3.37/5. Kết luận trong phần này có thể cho rằng, Facebook là nơi tập hợp được rất nhiều những người rất tiềm năng cho việc mua sắm và hầu như có đủ sức về mặt chi trả, quan trọng là vấn đề về sản phẩm và cách tiếp thị như thế nào cho phù hợp.
Một điều nữa cũng rất đặc biệt trong các số liệu phân tích, đó là hầu hết các biến nhân chủng học đều khơng có sự khác biệt với nhau trong sự ảnh hưởng tới sự tương tác (Xem bảng 2.16), từ các biến giới tính, độ tuổi, trình độ, cơng việc cho tới
các biến tính cách đều có cho ra các con số thể hiện điều này. Điều này có thể suy ra rằng, các nhà marketing và các nhà quản lý các trang Fanpage khi chia sẻ thông tin trên Facebook, họ thường nhắm tới các thông tin chung để mọi người đều có thể tiếp nhận được. Bởi khơng có sự phân tách đối với các nhân tố nhân khẩu học đó cho nên đa phần người dùng khơng cảm nhận được sự khác biệt khi tương tác. Điều này cũng có điểm lợi và cũng có điểm hạn chế, điểm lợi trước mắt đó là ít chi phí đầu tư hơn, ít cơng sức hơn so với tách riêng do đó hạn chế được chi phí, nhưng nó sẽ có hạn chế về mặt tối ưu nếu dạng thông tin mà chúng ta chia sẻ mang đặc trưng riêng đặc biệt như dành riêng theo giới tính, độ tuổi,… ví dụ như thời trang mua sắm cho nữ giới như: son môi, phấn trang điểm thì hiển nhiên nam giới sẽ khơng hoặc ít có tương tác với các dạng thơng tin này…Có thể tại thời điểm này chúng ta có thể thành cơng nhưng trong tương lai gần, khách hàng sẽ ngày càng khó tính hơn và yêu cầu nhiều hơn đến các yếu tố này, ví dụ minh họa như: sản phẩm dầu gội đầu, nếu như trước kia khơng có sự phân biệt thì hiện tại nó đã được tách ra thành rất nhiều dịng khác nhau, có thể cho nam, cho nữ, cho người già, cho trẻ sơ sinh,… Do đó chúng ta cũng nên chuẩn bị trước cho việc này để đáp ứng người dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đây chỉ là gợi ý vì cịn phải theo sát thực tế và không nên áp dụng cứng nhắc bởi sẽ vẫn tồn tại những khía cạnh người dùng khơng cần phân chia về nhân khẩu học quá rạch rịi, ví như ví dụ trên, như son mơi, phấn trang điểm đa phần nam giới không dùng nhưng họ cũng muốn được biết nữ giới thích gì, những dạng thơng tin chung chung như vậy thì sẽ khơng ảnh hưởng có khi cịn tăng tương tác do hiệu ứng tị mị, dạng thơng tin hữu ích, xoay quanh cuộc sống hằng ngày. Nam giới họ có thể khơng sử dụng nhưng họ vẫn có thể mua để tặng cho một nửa của họ, tặng người thân là giới tính nữ,…
Qua đến phần tổng hợp, phân tích hồi quy (Xem bảng 2.15), chúng ta rút ra được rằng: Trong 8 nhân tố giả thuyết đưa ra ảnh hưởng tới tương tác thì chỉ có 4 nhân tố thõa mãn tạo ra phương phương trình hồi quy, đó là nhân tố: Hình ảnh, nội dung, âm thanh và độ tin cậy. Phương trình như sau: (Hệ số Beta chưa chuẩn hóa)
Hay phương trình khử hệ số: (Hệ số Beta đã chuẩn hóa)
Y(E) = 0.323*I + 0.230*C + 0.218*S + 0.175*R Trong đó: I là biến hình ảnh (Image)
C là biến độc lập nội dung (Content) S là biến độc lập âm thanh (Sound) R là biến độc lập độ tin cậy (Reliability) E là biến phụ thuộc tương tác (Engagement)
Theo như hệ số của các biến độc lập đều mang dấu dương, do đó khi tăng muốn tăng tương tác, chúng ta chỉ cần tăng các biến hình ảnh, nội dung, âm thanh và độ tin cậy, điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết đề ra ở phần Chương I. Tuy nhiên, lại có khá nhiều nhân tố bị loại ở phần phân tích này, đó là biến: Thời điểm, tiêu đề, trình bày và kêu gọi hành động. Có thể giải thích rằng, các nhân tố này chỉ là các nhân tố tiểu tiết chưa đủ mạnh để tác động mạnh tới sự tương tác của người dùng như các biến thõa mãn trên, cho thấy rằng người dùng ít khi để ý tới các biến này. Do vậy các nhà thiết kế và biên soạn nội dung không nên quá tập trung vào các nhân tố phụ này, mà chỉ nên tập trung nguồn lực vào các nhân tố: Hình ảnh, nội dung, âm thanh và độ tin cậy, 4 nhân tố này giải thích được 52.4% sự tác động tương tác của người tiêu dùng. Đến đây chúng ta đã có thể rút ra được kết luận chính xác hơn về người dùng so với các kết quả ở phần thống kê mô tả ở trên. Nếu như chúng ta không phân tích sâu tới phần này mà chỉ dừng ở thống kê mô tả mà rút ra kết luận quá sớm, rất có thể chúng ta sẽ bị lãng phí rất nhiều nguồn lực cho các nhân tố điều tiết, hoặc thiếu đầu tư tới các nhân tố thực sự gây ảnh hưởng hay tác động thực sự tới sự tương tác của người dùng của chúng ta. Cụ thể mức độ ưu tiên sẽ là: Hình ảnh (hệ số Beta: 0.323); Nội dung (hệ số Beta: 0.230); Âm thanh (hệ số Beta: 0.218) và Độ tin cậy (hệ số Beta: 0.175).
Tóm tắt Chương 2: Nội dung Chương 2 có 2 nội dung chính đó là: thứ nhất là trình bày về các bối cảnh thực tế đang diễn ra có ảnh hưởng và liên quan tới sự tương tác của người dùng trên Facebook tại Việt Nam và thứ hai là tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tương tác thực tế của người dùng tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỀ XUẤT CHO NGƯỜI KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH ONLINE QUA FACEBOOK CÓ THỂ NÂNG CAO SỰ TƯƠNG TÁC TỚI NGƯỜI DÙNG CỦA MÌNH.