Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 27 - 30)

1.2.1.1. Khái niệm quản trị rủi ro

Nguyễn Quang Thu (2008) định nghĩa quản trị rủi ro “là sự nhận dạng, đo lường và kiểm sốt các loại rủi ro có thể đe dọa các loại tài sản và thu nhập từ các dịch vụ chính hay từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của một ngành kinh doanh hay của một doanh nghiệp sản xuất”. Theo cách hiểu này thì quản trị rủi ro bao gồm các nội dung chính như nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro và kiểm soát rủi ro.

Ủng hộ quan điểm “quản trị rủi ro toàn diện” của Kloman, Haims và các tác giả khác, Đoàn Thị Hồng Vân và ctg. (2013) đã đưa ra định nghĩa như sau về quản trị rủi ro:

“Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành cơng”.

Với cách hiểu như trên thì quản trị rủi ro bao gồm những nội dung sau đây:

Nhận dạng, phân tích rủi ro; Kiểm sốt rủi ro;

Tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện;

Tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.

Theo Olaf Passenheim (2010), quản trị rủi ro bao gồm các hoạt động: Nhận dạng rủi ro, Phân tích rủi ro, Phản ứng đối với rủi ro và Kiểm soát rủi ro (Risk Identification, Risk Analysis, Risk Re- sponse, Risk Controlling).

Từ các quan điểm về quản trị rủi ro như trên, có thể thấy rẳng, quản trị rủi ro bao gồm các hoạt động chủ yếu, đó là:

Một là, nhận dạng, phân tích đo lường và phân loại những rủi ro

đã và sẽ đến với tổ chức.

Hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm sốt rủi

ro, với những điều kiện phù hợp với tổ chức đó.

Ba là, xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro

như: Thu xếp và thực hiện nhanh chóng các hợp đồng bảo hiểm; Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ dự phòng; Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan; Phân tích và lựa chọn các hình thức tài trợ thích hợp khác.

Trong phạm vi giáo trình này, định nghĩa về quản trị rủi ro được hiểu như sau:

Quản trị rủi ro là q trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi ro.

Rủi ro là điều khơng thể tránh khỏi hồn toàn trong thực tế. Quản trị rủi ro khơng phải nhằm mục đích triệt tiêu hồn tồn các rủi ro, tránh hết mọi tổn thất. Mục đích của quản trị rủi ro là làm sao để các tổn thất do rủi ro gây ra chỉ ở mức thấp nhất có thể. Để đạt được mục đích đó thì quản trị rủi ro hướng tới các mục tiêu sau: (i) Nhận biết các biến cố rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của

tổ chức/doanh nghiệp trong tương lai, phân tích nguồn gốc, tính chất và mức độ nghiêm trọng của các rủi ro đã nhận dạng được;

(ii) Chỉ ra được trong số những rủi ro đã được nhận dạng rủi ro nào cần và/có thể né tránh được và cách thức né tránh, những rủi ro nào có thể chấp nhận được;

(iii) Đối với những rủi ro khác thì cách thức hay biện pháp nào cần áp dụng để phòng ngừa hay giảm thiểu;

(iv) Dự tính được tổn thất phải chịu đựng nếu rủi ro xảy ra và đo lường được tổn thất trong trường hợp rủi ro đã xảy và và cách thức, biện pháp khắc phục hậu quả, bù đắp tổn thất.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, các nội dung của quá trình quản trị rủi ro cần được tiến hành một cách khoa học, liên tục và có hệ thống. Tuy nhiên, điều này lại phụ thuộc vào các yếu tố như: quy mô của mỗi tổ chức/doanh nghiệp, tiềm lực (khả năng) của tổ chức/doanh nghiệp và nhận thức của ban lãnh đạo/ ban giám đốc của tổ chức/doanh nghiệp đó.

Quản trị rủi ro liên quan đến tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Đối với doanh nghiệp ở các nước phát triển, trong thời kỳ đầu phát triển, hoạt động quản trị rủi ro không được tiến hành một cách hệ thống như hiện nay. Nó được thực hiện riêng lẻ tại các bộ phận của doanh nghiệp và chủ yếu phục vụ mục đích giảm chi phí. Cùng với sự phát triển của thị trường và sự phụ thuộc quan hệ kinh tế ngày càng tăng giữa các nước, các loại rủi ro ngày càng trở nên phức tạp và tác động lẫn nhau, đòi hỏi quản trị rủi ro phải được thực hiên trên bình diện tồn doanh nghiệp. Khái niệm quản trị rủi ro ra đời để diễn tả công việc này và đang được áp dụng ngày càng phổ biến tại các doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro không chỉ đơn thuần là hoạt động thụ động, né tránh hay phòng tránh, mà cịn là những hoạt động chủ động, tích cực của nhà quản trị trong việc dự kiến những thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra và tìm cách làm giảm nhẹ hậu quả của chúng.

Quản trị rủi ro thực chất là phòng chống và khắc phục hậu quả, trong đó việc phịng chống rủi ro phản ánh tính chủ động phòng ngừa và chuẩn bị cho việc khắc phục hậu quả chứ không phải ngồi chờ rủi ro xảy ra rối mới có biện pháp xử lý.

Quan điểm chủ động tiếp cận và xử lý các tình huống trong kinh doanh địi hỏi các nhà quản trị phải có cái nhìn tích cực, tỉnh táo,

“nhìn xa, trơng rộng”, xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó bình tĩnh và kiên trì tìm cách xử lý.

Quan điểm chủ động đòi hỏi nhà quản trị luôn ứng xử theo nguyên tắc: các bài tốn đặt ra trong kinh doanh khơng bao giờ là khơng có lời giải, trái lại, nó khơng chỉ có một lời giải mà cịn có thể có nhiều lời giải. Vấn đề là phải tìm được lời giải tối ưu cho mỗi bài toán. Kinh nghiệm cho thấy, lời giải tối ưu thường mang tính bất ngờ và độc đáo. Đây cũng chính là đặc thù của quản trị rủi ro.

1.2.1.2. Vai trò của quản trị rủi ro

Cùng với quản trị chiến lược và quản trị hoạt động, quản trị rủi ro ngày nay được coi là chức năng tất yếu của quản trị tổ chức/ doanh nghiệp, với các vai trò cơ bản:

Thứ nhất, nhận dạng và giảm thiểu, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp; tạo dựng mơi trường bên trong và mơi trường bên ngồi an toàn cho tổ chức/ doanh nghiệp.

Thứ hai, hạn chế, xử lý cách tốt nhất các tổn thất và những hậu quả không mong muốn khi rủi ro xảy ra (mà tổ chức/doanh nghiệp không thể né tránh được), giúp tổ chức/doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh.

Thứ ba, tạo điều kiện cho tổ chức/doanh nghiệp thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra, tổ chức triển khai các chiến lược hoạt động của tổ chức, chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ tư, tận dụng các cơ hội kinh doanh, biến “cái rủi” thành “cái may” nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực của tổ chức/doanh nghiệp trong các hoạt động, trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)