Giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 92 - 95)

Giảm thiểu rủi ro có nghĩa làm giảm ảnh hưởng (tác động - im- pact) cũng như giảm khả năng xảy ra của rủi ro. Việc này có thể làm được trong tác nghiệp kinh doanh bình thường. Nếu như phát hiện ra rủi ro thì biết làm thế nào giảm nhẹ. Có hai phương án (khả năng): xác suất xuất hiện rủi ro có thể giảm nhẹ và ảnh hưởng của rủi ro đã xuất hiện có thể tối thiểu hố. Thơng thường người ta tìm cách giảm thiểu xác suất xảy ra rủi ro, và nếu thất bại thì sẽ cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng. Phương án sau thường tốn kém và hầu như nó cũng khơng cần thiết quan tâm cho dù xác suất có thể giảm thiểu một cách đáng kể.

Hai thuật ngữ quen thuộc, đặc biệt là trong các dự án xây dựng, đó là ”làm thử” (testing) và ”làm mẫu” (prototyping). Có thể làm thử dự án ở quy mơ nhỏ với rủi ro ít nhất và qua đó có thể phát hiện ra những lỗi và những ”vấn đề” có thể. Thơng qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia và với sự giúp đỡ của tập thể, nhà quản trị có thể loại bỏ các sai sót, điều chỉnh cơng việc trước khi triển khai công việc của dự án thực. Tất nhiên, sẽ có một số vấn đề khơng thấy trước trong quá trình triển khai dự án ở thời điểm mức độ phức tạp cao hơn. Trong sản xuất các sản phẩm mới, chúng ta thường thấy các doanh nghiệp tổ chức sản xuất thử trước khi sản xuất đại trà. Hoặc khi muốn thâm nhập thị trường mới, để giảm thiểu rủi ro, người ta thường tiến hành từng bước, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ đơn giản đến phức tạp.

Rủi ro có thể được giảm thiểu thơng qua việc thực hiện các biện pháp kiểm sốt đúng đắn như xây dựng các chính sách, thủ tục hay quy tắc dùng trong nội bộ doanh nghiệp, thực hiện chu trình quản trị chất lượng, đào tạo nâng cao năng lực của nhân viên phù hợp với yêu cầu kinh doanh, và thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.

3.2.4. Chấp nhận rủi ro

cách giữ lại rủi ro. Nói cách khác, nếu ở các giai đoạn nhận dạng và phân tích rủi ro, các nhà quản trị xác định được rủi ro cũng như mức độ nghiêm trọng của nó nhưng chấp nhận rủi ro đó. Nghe có vẻ hơi xa lạ, nhưng trong nhiều tình huống, giữ lại và chấp nhận rủi ro lại là cách dễ dàng nhất để quản lý rủi ro. Khả năng xảy ra những biến cố đó thường là thấp nên rủi ro có thể chấp nhận. Trong thực tiễn ảnh hưởng của rủi ro là thấp nên dễ dàng làm vật đệm cho nó với, ví dụ dự trữ tài chính và giữ cho nó hoạt động.

Với sự trợ giúp của vật đệm và dự phòng, một số rủi ro đã được giữ lại (chấp nhận) nên để cho chúng xuất hiện. Sẽ dễ dàng hơn khi chấp nhận rủi ro theo cách đó thay cho việc cố gắng chuyển giao hay giảm thiểu chúng không thành công. Trong một số tình huống sự xuất hiện của các biến cố có thể bị lờ đi một cách tổng thể.

Các giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro khi cần thiết để tạo ra thu nhập thỏa đáng cho các cổ đông. Việc chấp nhận rủi ro được coi là một quyết định tích cực khi:

1) Rủi ro được xem xét và đánh giá cẩn thận;

2) Một quyết định về các biện pháp quản lý chi phí - hiệu quả được đưa ra không phát huy tác dụng hoặc không đáp ứng yêu cầu của tình huống đặt ra;

3) Chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải sử dụng biện pháp chấp nhận rủi ro trong điều kiện có sự giám sát thường xuyên liên tục.

Thông thường, các nhà quản trị chấp nhận rủi ro khi họ đánh giá cơ hội có được kết quả tích cực (khi rủi ro khơng xảy ra) cao hơn nhiều so với một kết quả tiêu cực khi xảy ra rủi ro. Điều này phụ thuộc vào thái độ của nhà quản trị đối với rủi ro. Khi phải đối mặt với hai khả năng tương đương nhau về một bên là lợi nhuận và một bên là tổn thất xuất hiện từ một quyết định đặc biệt, người tìm kiếm rủi ro sẽ chọn việc theo đuổi khả năng mang lại lợi nhuận.

Chấp nhận rủi ro là việc làm cần thiết của các nhà quản trị, nhưng không phải chấp nhận rủi ro một cách liều lĩnh. Trước khi chấp nhận một rủi ro nào đó, cần phải phân tích, cân nhắc và tính tốn kỹ theo ngun tắc “được gì, mất gì”: chúng ta sẽ mất gì nếu rủi ro xảy ra? Ngược lại chúng ta sẽ được gì nếu rủi ro khơng xảy ra. “Đầu cơ” là một ví dụ điển hình về chấp nhận

rủi ro trong kinh doanh.

3.2.5. Phân tán và chia sẻ rủi ro

Trong các rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải, có những rủi ro có thể phân tán được. Rủi ro có thể phân tán được là những rủi ro có thể giảm thiểu thơng qua việc đóng góp các nguồn lực và các bên (tham gia đóng góp) cùng nhau chia sẻ rủi ro (Nguyễn Quang Thu, 1998, tr.15). Rủi ro có thể phân tán còn bao hàm cả những rủi ro mà chúng ta có thể giảm thiểu tổn thất do rủi ro đó gây ra nếu áp dụng những biện pháp để ngăn cách mối hiểm họa. Có thể đưa ra nhiều ví dụ về phân tán rủi ro. Chẳng hạn, khi bảo quản hàng hóa, thay cho việc để tập trung lơ hàng vào trong cùng một nhà kho hay một khu vực, người ta có thể phân chia lơ hàng thành nhiều phần và mỗi phần dược bảo quản trong một gian kho hay trong những nhà kho khác nhau. Một ví dụ khác liên quan đến phân tán rủi ro là trong việc mua hàng. Các doanh nghiệp có thể mua hàng của nhiều nhà cung cấp khác nhau thay vì mua hàng của một nhà cung cấp duy nhất. Trong đầu tư, các nhà đầu tư thường đầu tư vào một danh mục đầu tư chứ không tập trung vốn vào một dự án đầu tư duy nhất.

Thơng thường, các doanh nghiệp thường có những quy định cụ thể để rủi ro có thể được phân tán. Ở một số nước, điều khoản phân tán rủi ro cịn được đưa vào luật.

Chia sẻ có nghĩa là các bên khác nhau chia sẻ rủi ro với cùng một kế hoạch kinh doanh, do đó phân chia các rủi ro với nhau. Một ví dụ được nhiều người biết đến là Airbus. Airbus chia sẻ rủi ro thông qua nhiều bộ phận R&D của họ ở nhiều nước khác nhau như Pháp, Anh, Đức. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài, các nhà đầu tư có thể chia sẻ rủi ro bằng cách cùng với các nhà đầu tư ở nước sở tại (nước nhận đầu tư) xây dựng các liên doanh (Joint Ventures). Do chưa có kinh nghiệm và hiểu biết mơi trường đầu tư mới, đặc biệt là mơi trường chính trị, luật pháp và văn hóa nên việc xây dựng liên doanh quốc tế như vậy sẽ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt được các rủi ro.

Một dạng chia sẻ rủi ro khác là ký các hợp đồng BOOT (Build - Own - Operate - Transfer) tức là một công ty xây dựng một nhà máy, sau đó làm chủ nhà máy đó cho đến khi nó vận hành trơi chảy

và tồn bộ việc kiểm tra được tiến hành xong xuôi, nếu mọi bước thành cơng thì mới chuyển quyền sở hữu cho khách hàng.

Chia sẻ rủi ro cũng là một cách tiết kiệm tiền. Cách tiếp cận này thường được sử dụng trong lĩnh vực logicstics. Kết hợp các ý tưởng của nhà thầu phụ với ý tưởng riêng của mình có thể dẫn đến sự hồn thiện quan trọng. Nhưng dể đạt được một đội làm việc nơi mà các quy trình này thành cơng thì cả hai bên nên giành được những lợi thế của từng mối quan hệ. Đó cũng là lý do tại sao quan hệ đối tác có thể xuất hiện. Với cả hai bên nhận rủi ro, lợi ích đến từ những ý tưởng chia sẻ mới, phần lớn có khả năng cân bằng.

Mục đích phân tán và chia sẻ rủi ro là làm giảm tổn thất do một loại rủi ro nào đó gây ra bằng cách làm giảm sự giống nhau hay đồng thời mà một biến cố rủi ro đơn lẻ tác động lên toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phân tán và chia sẻ rủi ro chỉ có thể làm giảm tổn thất (nếu rủi ro xảy ra) chứ không làm giảm nguy cơ bị tổn thất. Hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rủi ro và đối tượng (nguồn lực) chịu tác động của rủi ro.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 92 - 95)