Các nguyên tắc kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 87 - 89)

Để đảm bảo cho hoạt động kiểm soát rủi ro đạt được hiệu quả cao, góp phần giảm thiểu tổn thất và thu được những lợi ích cần thiết, cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Sử dụng biện pháp kiểm soát rủi ro phải dựa trên tương quan giữa lợi ích và chi phí.

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của kiểm soát rủi ro. Hai giai đoạn quan trọng của quá trình quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Nếu chi phí cho hoạt động tài trợ rủi ro lớn hơn chi phí tổn thất thì các nhà quản trị sẽ nghiêng về việc sử dụng các cơng cụ kiểm sốt rủi ro. Bất cứ một phương pháp (hay công cụ) kiểm sốt rủi ro nào cũng khơng thể loại bỏ hết các rủi ro hoặc tránh được hết các tổn thất do rủi ro gây ra. Và thông thường

tránh được rủi ro này người ta lại có thể gặp phải rủi ro khác. Vì vậy, trước khi tính đến việc sử dụng một cơng cụ kiểm sốt rủi ro nào thì phải tính tốn sự tương quan giữa chi phí phải chịu và lợi ích thu được khi sử dụng cơng cụ đó, để từ đó quyết định sử dụng cơng cụ kiểm sốt rủi ro hay chuyển sang việc thực hiện các biện pháp tài trợ rủi ro.

Nguyên tắc 2: Chỉ được sử dụng những biện pháp và công cụ kiểm sốt theo quy định của pháp luật. Khơng thể thực hiện các biện pháp kiểm sốt rủi ro mà khơng tính đến những tác động của các biện pháp này đến các chủ thể khác (tính mạng của các thành viên trong tổ chức cũng như những người bên ngoài tổ chức), trật tự, an ninh và an toàn xã hội.

Quản trị rủi ro nói chung, kiểm sốt rủi ro nói riêng là cơng việc của các nhà quản trị của các tổ chức và doanh nghiệp, và phải đảm bảo tiêu chuẩn cân bằng giữa lợi ích và chi phí. Tuy nhiên, để hạn chế những tác động tiêu cực mà các biện pháp quản trị rủi ro có thể gây ra, nhà nước đưa ra những quy định cho phép được áp dụng những biện pháp nào, đồng thời hướng dẫn cơng việc có liên quan đến việc sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro của các doanh nghiệp.

Nguyên tắc 3: Việc sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro phải phù hợp với những chuẩn mực của đạo đức và trách nhiệm xã hội. Điều này liên quan trước hết đến việc chấp nhận (hay giữ lại) các rủi ro. Đối với các nhà quản trị, đặc biệt là những người thuộc loại “những người chấp nhận rủi ro” thường đánh giá khả năng thu được lợi ích khi rủi ro khơng xảy ra cao hơn nhiều so với những tổn thất phải chịu khi rủi ro xảy ra, vì vậy họ thường chấp nhận những rủi ro suy đốn. Xét trên khía cạnh đạo đức thì việc chấp nhận này chỉ được làm đối với các rủi ro mà nếu chúng xảy ra chỉ có thể gây tổn thất về tài sản hay tài chính, chứ khơng thể chấp nhận những rủi ro mà tổn thất liên quan đến tính mạng và sức khỏe của con người trong và ngoài doanh nghiệp. Chẳng hạn, các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa và hành khách sử dụng các phương tiện vận chuyển khơng an tồn, chở q tải, chạy nhanh hay lái xe phải làm việc quá mức với mục đích tiết kiệm chi phí đều tiềm ẩn những rủi ro mà tổn thất có thể là tính mạng con người.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 87 - 89)