Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 30 - 32)

Quản trị rủi ro đã được thực hiện một cách khơng chính thức từ thuở ban đầu. Người tiền sử tụ tập lại với nhau thành những bộ lạc để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, chia sẻ trách nhiệm và chống lại những bất trắc trong cuộc sống. Dần dần, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân loại càng ngày càng nhận biết và khám phá được các quy luật của tự nhiên và xã hội, đã nhận biết được những nguy cơ rình rập để phịng tránh. Điều này đã tạo sức mạnh cho con người trong việc khống chế và làm chủ tự nhiên,

xã hội và bản thân. Từ đó, quan điểm về rủi ro và quản trị rủi ro được cắt nghĩa đa chiều, mang tính khoa học và chủ động hơn.

Theo H. Waune Snider (1991, dẫn theo Nguyễn Quang Thu và ctg., 1998) thì quản trị rủi ro hiện đại ra đời trong khoảng thời gian 1950-1960. Điều đó có ý rằng, mặc dù quản trị rủi ro chính thức đã tồn tại trước thời gian này, nhưng quản trị thời kỳ đó (trước những năm 1950) chưa được các nhà nghiên cứu lẫn các nhà quản trị chấp nhận rộng rãi như ngày nay. Ở thời kỳ đầu của lịch sử quản trị rủi ro hiện đại, quản trị rủi ro gắn với việc mua bảo hiểm. Khi việc mua bảo hiểm tăng lên và trở nên phức tạp hơn thì nhiệm vụ của quản trị rủi ro chủ yếu tập trung vào quản lý danh mục bảo hiểm và một số ít các cơng việc có liên quan. Vào cuối thập niên này thì thuật ngữ “rủi ro” và “quản trị rủi ro” được dùng phổ biến và nhiệm vụ của các nhà quản trị rủi ro đã vượt quá những mối quan tâm về tài chính hay kinh doanh thuần túy.

Giai đoạn tiếp theo của quản trị rủi ro được đánh dấu bởi việc loại bỏ sử dụng những sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thấy rằng họ cũng có khả năng dự báo những thiệt hại cũng giống như các nhà bảo hiểm. Điều đó có nghĩa là một số hoạt động nội bộ của doanh nghiệp có thể giúp cho các nhà quản trị kiểm sốt được rủi ro. Mặt khác có những rủi ro khơng thể bảo hiểm được hoặc bảo hiểm không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm bảo hiểm, các doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức tự bảo hiểm.

Ở giai đoạn này, vai trò của các chuyên gia trong tổ chức đối với quản trị rủi ro được coi trọng. Các chuyên gia pháp lý có ảnh hưởng lớn đến quản trị rủi ro pháp lý. Các nhà quản trị có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và thực thi các chiến lược đối phó với rủi ro nảy sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp. Các kỹ sư có trách nhiệm thiết kế các “hệ thống an tồn”. Như vậy có thể thấy quản trị rủi ro ở giai đoạn này là hoạt động được kết hợp từ nỗ lực của các cá nhân và bộ phận khác nhau.

Từ giữa những năm 1970, quản trị rủi ro chuyển sang giai đoạn mang tính quốc tế hóa và được Snider (1991) gọi là “giai đoạn tồn cầu hóa”. Hiệp hội Quản trị rủi ro và Bảo hiểm (RIMS) - là nơi tập hợp nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị rủi ro và bảo hiểm - đã thiết lập nhiều mối quan hệ với các nhà quản trị thuộc các

châu lục khác nhau. Điều này dẫn đến sự ra đời của những hiệp hội chuyên gia khác nhau. Hoạt động quản trị rủi ro được chấp nhận rộng rãi và trở nên phức tạp hơn. Theo các chuyên gia thì ở giai đoạn này, các nhà quản trị quan tâm nhiều đến hoạt động tài trợ rủi ro thông qua các kế hoạch tự bảo hiểm, các kế hoạch bảo hiểm giới hạn. Thực tế cũng chỉ ra rằng, mua bảo hiểm không phải là phương tiện tài trợ rủi ro duy nhất và tốt nhất, tính chất hoạt động của các tổ chức nên có sự khác nhau trong quản trị rủi ro trong các tổ chức khác nhau (tổ chức công, doanh nghiệp, bệnh viên hay trường học…). Bỏ qua sự khác nhau giữa các tổ chức, quản trị rủi ro đã vượt xa nguồn gốc ban đầu của nó. Bởi vì việc mua bảo hiểm tiếp tục đóng một vai trị hết sức quan trọng trong hầu hết những trách nhiệm của nhà quản trị, song tầm quan trọng của nó đang bị giảm đi. Quản trị rủi ro tiếp cận ở các góc độ: Mua bảo hiểm; Kiểm sốt tổn thất; Tài trợ rủi ro.

Đến nay, quan niệm về quản trị rủi ro được hiểu là một quá trình có hệ thống dựa trên cơ sở nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá cùng với những giải pháp để đối phó với rủi ro và khắc phục hậu quả của chúng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)