Mối quan hệ giữa kiểm soát rủi ro với phân tích rủi ro

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 95 - 97)

Chương 2 đã đề cập đến các nội dung nhận dạng và phân tích rủi ro, trong đó, phân tích rủi ro là q trình nghiên cứu những hiểm hoạ, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất. Phân tích rủi ro được thực hiện thông qua việc đo lường và đánh giá tần suất hay xác suất và biên độ của rủi ro, qua đó biết được nguyên nhân dẫn đến rủi ro và mức độ tổn thất mà rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó kết luận về mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Phân tích rủi ro là việc phân tích tỉ mỉ và có kiểm chứng một tiến trình mà thơng qua đó, doanh nghiệp có thể có được những lợi ích hay bị tổn thất khi rủi ro xảy ra. Vì vậy, kết quả của việc phân tích dẫn đến kết quả mà có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng đúng đắn các biện pháp kiểm sốt rủi ro. Hay nói cách khác, phân tích rủi ro là cơ sở để áp dụng các biện pháp kiểm sốt rủi ro.

Q trình phân tích rủi ro xác định được một chuỗi liên tục các thành tố liên quan đến rủi ro khi những biến cố rủi ro xuất hiện. Chuỗi các thành tố đó bao gồm các mắt xích cơ bản sau đây: (1) mối hiểm họa, tức là những điều kiện dẫn đến tổn thất; (2) yếu tố mơi trường - là bối cảnh mà trong đó mối hiểm họa tồn tại; (3) sự

tương tác, tức là quá trình mà mối hiểm họa và môi trường tương tác với nhau, (4) kết quả của sự tương tác, tức là kết quả trực tiếp của sự tương tác và (5) hậu quả tiếp theo, tức là hậu quả lâu dài do rủi ro gây ra. Chúng ta có thể xem xét cụ thể hơn q trình đó thơng qua ví dụ sau đây.

Một doanh nghiệp khi cho cơng nhân vận hành máy móc để sản xuất, có thể xảy ra sự cố hư hỏng máy móc (biến cố rủi ro). Khi phân tích rủi ro này, chúng ta có thể xác định các thành tố trong chuỗi như sau:

- Mối hiểm họa: Ở đây mối hiểm họa có thể là việc máy móc được lắp đặt khơng đúng cách nên máy móc có thể bị rung lắc khi vận hành.

- Yếu tố môi trường: Chẳng hạn, sàn của phân xưởng nơi máy móc này được lắp đặt. Chất liệu của sàn có thể làm giảm hoặc làm tăng độ rung lắc của máy móc, do đó có thể làm tăng hay làm giảm khả năng xảy ra rủi ro.

- Sự tương tác: Khi người công nhân vận hành máy móc (được lắp đặt khơng đúng cách), hiện tượng rung lắc xảy ra; hiện tượng rung lắc có thể tăng lên do yếu tố môi trường là sàn nhà phân xưởng. Rủi ro có thể xảy ra (nhưng khơng phải chắc chắn sẽ xảy ra) khi có một sự cố kỹ thuật nào đó liên quan đến việc lắp đặt sai này. Điều đó có nghĩa là sự tương tác này không nhất thiết là sẽ dẫn đến tổn thất, nhưng có thể dẫn đến tổn thất. Ví dụ, việc lắp đặt sai làm cho máy móc bị hư hỏng.

- Kết quả của sự tương tác: Kết quả này có thể là tốt (rủi ro khơng xảy ra, khơng có tổn thất), cũng có thể là xấu (rủi ro: máy móc bị hư hỏng). Ví dụ, một bộ phận nào đó của máy móc bị vỡ.

- Những hậu quả kéo theo: chi phí sửa chữa thay thế máy móc, tổn thất về sản lượng do máy móc ngừng hoạt động để sửa chữa, thay thế.

Phân tích rủi ro theo chuỗi các thành tố như vậy cho phép hình dung được mối quan hệ giữa phân tích với kiểm sốt rủi ro. Trong q trình quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro là giai đoạn kế tiếp giai đoạn phân tích và đánh giá rủi ro. Phân tích chuỗi rủi ro, nhà quản trị rủi ro chỉ rõ các mối hiểm họa, môi trường tiềm ẩn rủi ro, khả năng xảy ra rủi ro khi mối hiểm họa tương tác với môi trường,

những kết quả trực tiếp cũng như những hậu quả lâu dài của rủi ro, từ đó xác định được chiến lược khả thi cho quản trị rủi ro cụ thể, trong đó xem xét cần áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro nào là hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 95 - 97)