Dựa trên kết quả phân tích rủi ro (đã được trình bày trong chương 2), việc cần làm tiếp theo ứng phó với rủi ro. Các cơng việc ứng phó với rủi ro được chia thành hai giai đoạn, lần lượt là kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Các nội dung kiểm soát và tài trợ rủi ro sẽ được xem xét trong chương 3. Chương này sẽ hướng người học tập trung nghiên cứu các biện pháp (kỹ thuật) làm giảm thiểu tác động của rủi ro đến kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kiểm soát rủi ro là các hoạt động nhằm né tránh rủi ro, phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro các tổn thất do rủi ro gây ra, trong khi đó tài trợ rủi ro là kỹ thuật tìm kiếm các nguồn tài chính để khắc phục hậu quả và bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra.
Trước khi đi nghiên cứu cụ thể các nội dung vừa đề cập ở trên, chúng ta hãy xét một tình huống thực tế đã xảy ra qua câu chuyện được trình bầy trong hộp 3.1
Hộp 3.1. Đám cháy ở xưởng giầy
Trong lúc hàn cột chống sét, tia lửa bắn sang đống mút xốp khiến cả xưởng da giày ở Hải Phòng bốc cháy. 13 người đã chết, 21 người khác được chuyển lên tuyến trung ương trong tình trạng rất nguy kịch.
Vụ hỏa hoạn xảy ra khoảng 16h30 ngày 29/7/2011 tại một công ty da giày tư nhân, chủ xưởng Bùi Thu Hiền và chồng là A Phong - người Trung Quốc - ở xã Tân Dân (An Lão, Hải Phòng). Xưởng da giày trên mới đi vào hoạt động được 27 ngày và chưa có giấy phép.
“Vì xưởng chỉ có một cửa chính, khơng có lối thốt hiểm, ngọn lửa lại bùng phát ngay cửa nên công nhân khơng dám thốt ra ngoài. Hầu hết chỉ biết lùi sâu vào trong xưởng và kêu cứu”, một nhân chứng cho biết.
Khi xảy ra cháy, trong xưởng (rộng chừng 100 m2) có khoảng 50 cơng nhân đang làm việc. Chỉ có 6 người may mắn thốt ra ngồi. Cảnh sát phịng cháy chữa cháy Cơng an Hải Phịng huy động nhiều phương tiện, lực lượng tới hiện trường. Sau một giờ, đám cháy mới được khống chế.
Rõ ràng, tổn thất do đám cháy gây ra là rất lớn cả về người và tài sản. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự cố (vụ cháy) cũng dễ dàng được xác định: đó là do những người cơng nhân hàn đã bất cẩn để tàn lửa bay vào đống vật liệu dễ bốc lửa. Những câu hỏi đặt ra cho chúng ta ở đây là:
(1) Xưởng da giày nêu trong tình huống trên có thể tránh được vụ cháy đó hay khơng? Làm thế nào để tránh được những vụ cháy tương tự như vậy?
(2) Tại sao tổn thất do vụ cháy gây ra (về người và tài sản) lại lớn đến như vậy. Có thể giảm thiểu tổn thất do đám cháy gây ra được hay không?
(3) Những tổn thất về người và tài sản mà xưởng giầy đã phải gánh chịu do rủi ro (đám cháy) xảy ra có thể được bù đắp khơng và bằng cách nào?
Các câu trả lời cho các câu hỏi tương tự như vậy trong quản trị rủi ro có thể tìm thấy thơng qua các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro.