Khái niệm và sự cần thiết của tài trợ rủi ro

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 97 - 98)

Mục tiêu chính của kiểm sốt rủi ro là loại trừ rủi ro và tổn thất do rủi ro gây ra. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta không thể né tránh, ngăn ngừa hay triệt tiêu tuyệt đối rủi ro cũng như các tổn thất mà các rủi ro có thể gây ra. Những kế hoạch kiểm sốt rủi ro được xây dựng một cách khoa học, tỷ mỷ nhất, được triển khai tích cực và có trách nhiệm nhất cũng không thể đảm bảo một cách chắc chắn rằng các rủi ro và hệ quả của chúng là tổn thất sẽ không xảy ra (hay tổn thất bằng khơng). Khơng một giải pháp nào có thể ngăn ngừa toàn bộ các tai nạn hay bệnh nghề nghiệp trong một doanh nghiệp, mặc dù chúng ta luôn mong muốn rằng các rủi ro đó khơng bao giờ xảy ra. Khơng một nhà tuyển dụng nào có thể quả quyết rằng, họ khơng bao giờ tuyển dụng nhầm người (Có thể việc tuyển dụng nhầm chưa xảy ra trong quá khứ nhưng ai dám chắc rằng nó sẽ khơng xảy ra trong tương lai!). Có thể có những rủi ro khi xảy ra ít hoặc khơng gây ra tổn thất, nhưng đó chỉ là những trường hợp đặc biệt, hiếm có. Tất cả các biện pháp kiểm sốt rủi ro và xử lý hậu quả do rủi ro gây ra đều liên quan đến những khoản chi phí dưới các hình thức khác nhau. Các chi phí này có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ tổn thất cần phải khắc phục hay đền bù và vào biện pháp xử lý rủi ro. Chính vì vậy, các tổ chức/doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị các nguồn lực để bù đắp tổn thất, khắc phục các hậu quả khi rủi ro xảy ra. Những cơng việc đó được gọi là tài trợ rủi ro.

Như vậy, tài trợ rủi ro là giai đoạn tất yếu của quá trình quản trị rủi ro. Giai đoạn tài trợ rủi ro về mặt logic, là giai đoạn tiếp theo giai đoạn kiểm sốt rủi ro và có mối quan hệ chặt chẽ với kiểm soát rủi ro.

Tài trợ rủi ro được định nghĩa như là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực.

cực thì tài trợ rủi ro là hoạt động có tính thụ động hơn (nếu so sánh với kiểm sốt rủi ro). Kiểm soát rủi ro là áp dụng các biện pháp và kỹ thuật nhằm ngăn chặn hay giảm thiểu tổn thất và được thực hiện trước khi rủi ro xảy ra, trong khi đó tài trợ rủi ro là hoạt động mang tính đối phó, nó thường được tiến hành sau khi rủi ro và tổn thất đã xuất hiện. Nói như vậy khơng có nghĩa là tài trợ rủi ro chỉ bao hàm những hành động cụ thể để khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra, mà điều đó có ý nghĩa hơn trong tài trợ rủi ro là những hoạt động có tính chất chuẩn bị các nguồn lực để đối phó với rủi ro. Chẳng hạn để đối phó với một dịch bệnh nào đó khơng chỉ là chữa trị người bệnh, vệ sinh dịch tễ để hạn chế sự lan rộng của dịch. Điều quan trọng hơn là khâu chuẩn bị: thuốc men, các phương tiện và nhân lực phải luôn trong tình trạng đầy đủ và sẵn sàng thì hậu quả của dịch bệnh mới được hạn chế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 97 - 98)