Các nguyên tắc quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 33 - 34)

nhận rủi ro khi lợi ích lớn hơn chi phí.

Quan điểm hiện đại về rủi ro cho rằng, trong rủi ro có thể tiềm ẩn các cơ hội, nếu rủi ro khơng xảy ra thì cơ hội thu lợi xuất hiện. Chính vì vậy, nhiều nhà kinh doanh, đặc biệt những người có thái độ chấp nhận rủi ro (xem chương 3) có xu hướng chấp nhận một số rủi ro nhất định, đặc biệt là những rủi ro suy đốn. Xét trên góc độ tác động của rủi ro đến nguồn lực thì việc chấp nhận rủi ro phải hợp pháp (theo quy định của từng quốc gia) và phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Vì vậy, khơng phải rủi ro nào cũng nên chấp nhận.

Mặt khác, khi chấp nhận rủi ro, các nhà quản trị phải hiểu được rằng việc chấp nhận này chỉ thực sự “đáng giá” khi rủi ro đó khơng xảy ra. Trong khi nó xảy ra thì phải chịu một tổn thất (chi phí) nhất định. Các nhà quản trị có thái độ chấp nhận rủi ro thường so sánh lợi ích thu được khi rủi ro khơng xảy ra với chi phí (tổn thất) khi rủi ro xảy ra. Rủi ro được chấp nhận khi lợi ích dự tính lớn hơn chi phí (tổn thất) trong trường hợp rủi ro khơng xảy ra.

Nguyên tắc 2: Ra các quyết định rủi ro ở cấp thích hợp

Quản trị rủi ro là cơng việc của tất cả các cấp quản trị, của tất cả các nhà quản trị. Tuy nhiên, những quyết định liên quan đến quản trị rủi ro cần được đưa ra bởi những cấp quản trị thích hợp. Chẳng hạn, đối với cấp quản trị chiến lược (cấp cao) thì quản trị rủi ro tập trung vào xác định và phân tích các biến cố bất định có thể xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp, đặc biệt là việc phân tích mơi trường chiến lược. Trong khi đó, các hoạt động kiểm soát rủi ro và một số hoạt động liên quan đến tài trợ rủi ro là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà quản trị cấp thấp hơn (cấp trung và cấp cơ sở).

Nguyên tắc 3: Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở các cấp

Quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vực độc lập với các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp. Nhiều rủi ro có nguồn gốc từ mơi trường bên trong, bao gồm các rủi ro cơ hội và rủi ro sự cố. Vì vậy, để phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro trước hết, các nhà quản trị phải làm tốt khâu hoạch định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 33 - 34)