Nội dung của mối quan hệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 34 - 36)

quá trình bao gồm bốn chức năng là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm sốt. Về mặt chi tiết thì quản trị doanh nghiệp ở các doanh nghiệp khác nhau bao gồm những hoạt động cụ thể khác nhau. Trên góc độ quản trị rủi ro, một số nhà nghiên cứu cho rằng, quản trị doanh nghiệp bao gồm ba chức năng chính là quản trị chiến lược, quản trị hoạt động và quản trị rủi ro (Nguyễn Quang Thu và ctg., 1998, tr.47).

Quản trị chiến lược nhằm xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định các mục tiêu và các giải pháp chiến lược, tổ chức các nguồn lực và xây dựng các chiến lược cụ thể để thực thi chiến lược. Quản trị chiến lược hướng tới tương lai dài hạn của doanh nghiệp, tương lai càng dài bao nhiêu thì tính bất định càng lớn bấy nhiêu. Vì vậy, bên cạnh các mục tiêu và giải pháp chiến lược, các nhà quản trị cấp cao (cấp quản trị chiến lược) phải dự báo được các rủi ro tiềm tàng trong suốt quá trình triển khai thực thi chiến lược, đồng thời phải có những chiến lược đối phó với các rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, trên cơ sở phân tích mơi trường, nhà quản trị chiến lược xác định được cơ hội, nguy cơ (rủi ro), điểm mạnh, điểm yếu, từ đó xây dựng các phương án chiến lược. Từ các phương án chiến lược, nhà quản trị cấp cao lựa chọn phương án chiến lược theo nguyên tắc: phương án chiến lược được lựa chọn là chiến lược phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội và giảm thiểu nguy cơ (rủi ro). Khi đó, vai trị của quản trị rủi ro rất quan trọng, giúp các nhà hoạch định chiến lược nhận dạng đúng và đầy đủ các rủi ro, phân tích và dự báo tác động của chúng để xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp cho tổ chức/doanh nghiệp.

Quản trị chiến lược Quản trị hoạt động Quản trị rủi ro

Hình 1.2. Ba cấp độ cơ bản trong quản trị trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp có các hoạt động như: sản xuất, mua hàng, bán hàng, dự trữ, marketing... Quản trị hoạt động do đó sẽ tác bao gồm: quản trị sản xuất, quản trị cung ứng hàng hoá, dịch vụ, quản trị marketing, quản trị chất lượng, quản trị dự trữ... Quản trị các hoạt động này đều nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Trong quản trị hoạt động, các nguồn lực của doanh nghiệp được huy động để tiến hành các hoạt động cụ thể, tức là thực hiện các hoạt động nằm trong quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Khi quản trị các hoạt động, các nhà quản trị phải tiếp tục làm rõ những biến cố rủi ro tiềm tàng, đo lường và đánh giá chúng, trên cơ sở đó có những biện pháp kiểm sốt và tài trợ thích hợp. Quản trị rủi ro bao gồm tất cả các hoạt động để thực hiện các hoạt động tác nghiệp một cách có hiệu quả, từ đó là cơ sở để thực hiện các mục tiêu dài hạn, thực hiện được sứ mạng của doanh nghiệp

Như vậy có thể nhận thấy rằng, quản trị rủi ro có mặt trong cả quản trị chiến lược và quản trị hoạt động. Trong quản trị chiến lược, nhiệm vụ của quản trị rủi ro tập trung vào dự báo để nhận dạng những rủi ro tiềm tàng, từ đó có những biện pháp né tránh rủi ro. Trong khi đó, trong khâu hoạt động thì quản trị rủi ro tập trung vào phân tích nguyên nhân làm cho rủi ro xuất hiện, đánh giá được mức dộ tổn thất do rủi ro gây ra để có những cách thức phù hợp nhất nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)