Tạo mọi điều kiện, cơ hội để người có nghĩa vụ thi hành án dân sự tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình

Một phần của tài liệu Ths luat học nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật đối với người có nghĩa vụ thi hành án dân sự trong hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chấp hành viên (Trang 28 - 32)

- Hoạt động GDPL của CHV, cán bộ thi hành án có thể thực hiện trực

1.2.2.4. Tạo mọi điều kiện, cơ hội để người có nghĩa vụ thi hành án dân sự tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình

dân sự tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình

Thực tiễn cho thấy khơng có một phương thức chung giống nhau cố định. Tuỳ thuộc vào từng loại vụ việc, từng đương sự sẽ có những đặc điểm khác nhau mà Chấp hành viên cần tinh ý, linh hoạt và khéo léo để có thể xác định cần thu thập những thơng tin nào phục vụ cho việc tác động của mình. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất đó là cần tạo mọi điều kiện, cơ hội để người có nghĩa vụ THADS tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình.

Trong biện pháp tự nguyện thi hành án, đối với các vụ việc thi hành án theo đơn yêu cầu, một hình thức giúp giải quyết xong được việc thi hành án mà Chấp hành viên cần lưu ý tầm quan trọng của nó chính là "thoả thuận thi hành án". Và cũng cần lưu ý đối với việc thi hành án chủ động thì khơng thể và cũng không đặt ra vấn đề thoả thuận thi hành án, điều này xuất phát từ đặc trưng trong mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự.

Về trình tự, thủ tục thoả thuận thế nào là hợp pháp cũng như trách nhiệm của Chấp hành viên chứng kiến việc thoả thuận đã được quy định rõ tại Điều 3 Nghị định số 58:

1. Việc thỏa thuận về thi hành án của đương sự phải được lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký của các bên tham gia thỏa thuận và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc thỏa thuận.

Trường hợp người phải thi hành án có yêu cầu về việc thi hành án khác với nội dung bản án, quyết định đã tuyên và được người được thi hành án chấp thuận thì việc thi hành án được thực hiện theo yêu cầu đó.

Việc thỏa thuận trước khi yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành do các đương sự tự nguyện thực hiện.

2. Sau khi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành quyết định thi hành án, đương sự có quyền yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến việc thỏa thuận. Chấp hành viên được giao giải quyết việc thi hành án có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận. Trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì Chấp hành viên có quyền từ chối nhưng phải lập biên bản và nêu rõ lý do.

Người yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến việc thỏa thuận ngoài trụ sở cơ quan thi hành án dân sự mà phát sinh chi phí thì phải thanh tốn các chi phí hợp lý cho cơ quan thi hành án dân sự.

3. Trường hợp đương sự không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ nội dung bản án, quyết định; đơn yêu cầu thi hành án và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận để ra quyết định thi hành án.

Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án mà đương sự thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành một phần hoặc tồn bộ bản án, quyết định thì căn cứ thỏa thuận của

đương sự, cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với phần thỏa thuận không yêu cầu thi hành theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 của Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án. Trường hợp thỏa thuận nêu trên được thực hiện sau khi tài sản đã được bán hoặc giao cho người khác nhận để thi hành án thì phải được sự đồng ý của người mua được tài sản hoặc người nhận tài sản để thi hành án.

Các quy định trên cần phải được hiểu như sau:

+ Đối với các thoả thuận trước khi có quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án. Trong trường hợp này, CHV chưa được phân công tổ chức thi hành vụ việc nên khơng có trách nhiệm và cũng không được phép chứng kiến các thoả thuận của đương sự, trừ trường hợp với tư cách cá nhân. Thoả thuận trong giai đoạn này dù có được lập thành văn bản có xác nhận của chính quyền địa phương thì cũng chỉ để cho các bên tự giác thực hiện với nhau, nếu sau khi đã tham gia vào quan hệ thi hành án dân sự, tức là sau khi có quyết định thi hành án mà 1 trong các bên có xuất trình văn bản thoả thuận nhưng bên kia khơng chấp nhận thì Chấp hành viên vẫn phải tổ chức thi hành theo đúng quyết định thi hành án được giao mà không được tổ chức thi hành theo thoả thuận đó. Vì bản chất của thoả thuận nằm ngay trong thuật ngữ của chính nó, " thoả thuận" là phải có ý kiến đồng nhất của tất cả các bên, trong quan hệ thi hành án dân sự thì phải là ý kiến của người phải thi hành án, người được thi hành án và người có quyền, nghĩa vụ liên quan (nếu có). Do vậy, khi tác nghiệp Chấp hành viên cần lưu ý có thể có những trường hợp Chấp hành viên biết được ý kiến của 1 bên nhưng trong hồ sơ thi hành án chỉ thể hiện ý kiến của phía bên kia mà đã tổ chức thi hành theo ý kiến đó thì sẽ

gặp phải vấn đề sau này họ khiếu nại Chấp hành viên tự ý tổ chức thi hành án khác với Bản án, quyết định của Toà án.

+ Đối với các thoả thuận sau khi có Quyết định thi hành án và Chấp hành viên đã được phân công tổ chức thi hành. Trong trường hợp này, khi đương sự có u cầu thì việc chứng kiến thoả thuận được xác định là trách nhiệm của Chấp hành viên đang tổ chức thi hành vụ việc đó. Tức là Chấp hành viên khơng được từ chối nếu không thuộc trường hợp thoả thuận vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Khi Chấp hành viên đã chứng kiến việc thoả thuận thi hành án và ký tên vào biên bản thoả thuận thì tuỳ vào nội dung thoả thuận mà có thể có các diễn biến tiếp theo:

+ Nội dung thoả thuận không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ theo bản án, quyết định. Tức là có thể đương sự chỉ thoả thuận về phương thức, thời gian, địa điểm... thực hiện nghĩa vụ mà không thoả thuận thay đổi nội dung của nghĩa vụ đó. Đối với trường hợp này, Chấp hành viên sẽ tổ chức thi hành theo đúng thoả thuận đó về phương thức, thời gian, địa điểm... Nếu đến thời gian, địa điểm đó mà đương sự khơng thực hiện đúng thoả thuận thì Chấp hành viên phải tổ chức thi hành vụ việc theo quy định chung của pháp luật mà không cần quan tâm đến nội dung đã thoả thuận. Thực chất, việc quy định như vậy là thể hiện việc Nhà nước luôn ghi nhận và tôn trọng ý kiến tự định đoạt của các bên ngay cả khi đã tham gia vào quan hệ thi hành án dân sự, Chấp hành viên lúc đó trở thành người đóng vai " trọng tài" để các bên tự giác thực hiện cam kết của.

+ Nội dung thoả thuận làm thay đổi quyền và nghĩa vụ theo bản án, quyết định. Đây là trường hợp đương sự thoả thuận với nhau về việc khơng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ đã được xác định trong Bản án. Chấp hành viên cần lưu ý để chứng kiến việc thoả thuận và ghi nhận một cách đầy đủ nhất. Nếu các đương sự đã thống nhất được với nhau về việc tự thực

hiện nghĩa vụ với nhau hoặc vì lý do nào khác mà người được thi hành án cùng với người phải thi hành án thoả thuận với nhau không cần cơ quan thi hành án phải thi hành nữa. Khi lập biên bản thoả thuận, Chấp hành viên cần ghi rõ ý kiến của người được thi hành án là không yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của người phải thi hành án nữa. Cũng cần lưu ý nếu thấy rằng việc thoả thuận trên có mục đích trốn tránh phí thi hành án hoặc làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người thứ ba thì Chấp hành viên cần giải thích rõ cho đương sự đồng thời từ chối không ký vào biên bản thoả thuận.

Nếu đã xác định việc thoả thuận không yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định là hoàn toàn tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội cũng như khơng thuộc trường hợp nhằm trốn tránh phí thi hành án hoặc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người thứ ba thì Chấp hành viên lập biên bản ghi rõ khoản thoả thuận là không yêu cầu tổ chức thi hành nữa, yêu cầu các đương sự ký tên vào biên bản. Đây chính là mấu chốt, là điểm quan trọng giúp giải quyết 1 phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án, cũng là căn cứ để chấm dứt một phần hoặc tồn bộ q trình tác nghiệp của Chấp hành viên. Sau khi đã ghi nhận được ý kiến thống nhất của các bên, Chấp hành viên có thể đề xuất Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với khoản không yêu cầu tổ chức thi hành nữa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Luật thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu Ths luat học nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật đối với người có nghĩa vụ thi hành án dân sự trong hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chấp hành viên (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w