Nhóm giải pháp bảo đảm về hình thức

Một phần của tài liệu Ths luat học nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật đối với người có nghĩa vụ thi hành án dân sự trong hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chấp hành viên (Trang 82 - 86)

- Hoạt động GDPL của CHV, cán bộ thi hành án có thể thực hiện trực

3.2.2.2. Nhóm giải pháp bảo đảm về hình thức

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, GDPL và huy động nhân dân, các cộng đồng dân cư hưởng ứng, tự giác thực hiện các quy định PL nói chung và PL về THADS nói riêng. Tăng cường vai trị của các hình thức dân cư mang tính tự quản trong việc quản lý, kiểm tra và động viên nhau thực hiện tốt các quy định của PL về THADS. Nhân rộng những kinh nghiệm về giáo dục PL của những điển hình tiên tiến đã và đang phát huy hiệu quả trong công tác THADS hiện nay. Bởi vì, đây là một lĩnh vực có nhiều nét đặc thù riêng. Theo ơng Trần Hồng Kiếm, ngun CHV - Phó Cục trưởng Cục THADS tỉnh An Giang thì:

Mình có học luật nhưng chưa hiểu hết nói gì đến người dân, nhất là người dân ở vùng Tây Nam bộ việc hiểu biết PL còn rất hạn chế và khơng đồng đều. Vì vậy, phải đề cao việc giải thích, thuyết phục động viên. Tuy nhiên, cũng phải tuỳ đối tượng mà có cách giải thích, tuỳ vụ việc mà có cách động viên cho phù hợp. Giải thích phải cụ thể, dễ hiểu và có nghệ thuật. Khi tiếp xúc với đương sự tạo được niềm tin đối với họ thì họ tiếp thu ý kiến giải thích rất nhanh. Đừng để cho đương sự nghĩ rằng mình nghiêng về phía nào khác,

mà mình phải là người cơng tâm có như vậy mới tạo được lịng tin cho họ, nếu họ khơng tin mình thì thường sẽ tìm cách đối phó kể cả chống đối [36].

Từ đó, ơng Kiếm đã rút ra một số kinh nghiệm đó là: (i) Chịu khó lắng nghe và ghi đầy đủ lời trình bày của đương sự (tuy nhiên cũng cần khéo léo hướng đương sự trình bày vào trọng tâm của vấn đề) rồi từ những nội dung ấy đấu tranh, giải thích thuyết phục để họ tự nguyện thi hành; (ii) Khi giải thích cho đương sự khơng q quan tâm đến giá trị vật chất của việc thi hành án mà hãy đề cao danh dự của họ là nghĩa vụ phải chấp hành PL; (iii) Ln tìm cách chấn chỉnh những sai sót của bên được thi hành án, khơng gây thêm mâu thuẫn giữa người được thi hành án và người phải thi hành án; (iv) Để cho

đương sự thấy việc làm của thi hành án là trách nhiệm chứ không phải là quyền. Chẳng hạn trách nhiệm cưỡng chế chứ không phải quyền cưỡng chế.

Qua nghiên cứu, ngoài các giải pháp nêu trên, theo chúng tơi để thực hiện có hiệu quả GDPL trong hoạt động nghiệp vụ của CHV, cán bộ thi hành án đối với người có nghĩa vụ thi hành án dân sự cần tập trung thực hiện một số nội dung như sau:

Một là, thực hiện việc phổ biến, giáo dục PL về THADS một cách

thường xun có trọng tâm, trọng điểm, bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành PL của cán bộ, nhân dân.

Coi trọng việc biểu dương các nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến trong thi hành và chấp hành PL về THADS, đồng thời phê phán thái độ chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ hoặc gây rối trật tự, cản trở công tác thi hành án của cá nhân, tổ chức. Đây được xem là giải pháp cực kỳ có hiệu quả nhằm tác động đến những yếu tố văn hóa truyền thống và tính cách của con người Việt Nam (nhất là ở nông thôn Việt Nam) đã được đề cập tại Chương 1 của Luận văn.

cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự của CHV, cán bộ thi hành án. Xem đây là nhiệm vụ chính trị, bắt buộc khơng thể bỏ qua trong q trình thi hành án. CHV phải kiên trì giải thích, kết hợp cùng chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và khi cần thiết có cả những người có uy tín trong thân tộc của người phải thi hành án.

Ba là, thông qua công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, xem xét những

kiến nghị của cơng dân trong q trình THADS. Có thể nói rằng, thơng qua các quyết định giải quyết khiếu nại đúng đắn đối với những tình huống, vụ việc cụ thể của cơ quan có thẩm quyền sẽ có tác dụng lớn trong việc giáo dục PL đối với quần chúng nhân dân. Trong những trường hợp công dân vi phạm PL về THADS thì CHV và các cơ quan chức năng cần phải giải thích để người vi phạm hiểu rõ sai phạm của họ, chỉ ra những tác hại của việc vi phạm, nhấn mạnh đến ý nghĩa nhân đạo của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sẽ có tác dụng lớn trong việc giáo dục ý thức PL cho công dân.

Bốn là, tổ chức phổ biến rộng rãi, kịp thời, công khai các văn bản quy

phạm PL về THADS mới ban hành. Những văn bản quy phạm PL về THADS phải được phổ biến rộng rãi, kịp thời trong nhân dân. Các cơ quan tuyên truyền, phổ biến PL cần phải biên tập nội dung những văn bản PL cần thiết để phổ biến sao cho có hiệu quả thiết thực.

Ngồi ra, để cơng tác phổ biến, giáo dục PL trong họat động THADS có hiệu quả cần thực hiện đầy đủ các giải pháp chủ yếu đã được đề ra để thực hiện Chương trình quốc gia phổ biến giáo dục PL.

Thứ hai, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội

trong việc giáo dục, động viên các thành viên của tổ chức mình nghiêm chỉnh chấp hành PL và phối hợp, hỗ trợ các cơ quan THADS trong việc THADS. Tạo dư luận xã hội lên án mạnh mẽ đối với các trường hợp cố tình chây ỳ việc thi hành án. Kịp thời động viên, nêu gương, khen thưởng xứng đáng đối với các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phối hợp cùng các lực lượng chuyên trách của

Nhà nước đấu tranh chống lại hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án hoặc chống lại người thi hành công vụ trong hoạt động thi hành án.

Một trong những kinh nghiệm đối với CHV, cán bộ thi hành án đó là xử lý khéo, công việc suôn sẻ. Vừa qua, Chi cục Thi hành án quận 1 (TP.HCM) thi hành bản án của TAND quận tuyên bà X. phải trả cho ông A. 15 tỉ đồng. Q trình thi hành án gặp khó khăn vì bà X. phản đối chấp hành viên. Sau khi chi cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe, kiên trì giải thích và vận động, bà X. đã chịu tự nguyện thi hành án.

Đầu năm 2009, ly hôn vợ, ông H. ngụ phường 12, quận 10 (TP.HCM) bị tòa tuyên phải dọn ra khỏi nhà và nhận một khoản tiền vì cơng lao đóng góp trong thời kỳ hơn nhân. Ơng H. khơng chịu thi hành án nên Thi hành án quận 10 đã ra quyết định cưỡng chế. Sau đó, chấp hành viên nhờ cán bộ phường thuyết phục. Hôm sau, ông H. đã chủ động đến cơ quan thi hành án xin được tự dọn đi để đỡ mất mặt với bà con chịm xóm.

Thứ ba, GDPL thơng qua khai thác tủ sách pháp luật Để khai thác tốt

nguồn sách pháp luật này thì thời gian tới cần:

- Tiếp tục bổ sung các đầu sách mới để ln ln có đủ sách pháp luật cùng với các loại tài liệu như cơng báo, tạp chí, bản tin ngắn,…

- Tích cực tuyên truyền cho nhân dân đến đọc sách, mượn sách để tìm hiểu, nâng cao hiểu biết pháp luật. Bố trí phịng đọc thơng thống, có tiện nghi bàn, ghế ngồi đọc, theo dõi ghi sổ việc mượn và trả sách, sáu tháng, một năm kiểm tra thống kế số đầu sách hiện có, báo cáo kết quả thơng qua tủ sách. - Tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý tủ sách pháp luật, để họ có được những kiến thức nhất định về pháp luật, có khả năng giải thích pháp luật tại chỗ cho nhân dân.

Thứ tư, phổ biến GDPL cho người có nghĩa vụ THADS thông qua công

dục, trừng trị người phạm tội (bị cáo) thì nó cịn mang ý nghĩa và răn đe người khác và đặc biệt là GDPL trong nhân dân. Muốn phát huy được vai trị của GDPL thơng qua các phiên tồ, hình sự, dân sự, hơn nhân gia đình cho người có nghĩa vụ THADS thì một mặt cần phải tăng cường chất lượng của công tác xét xử, đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên duy trì cơng tố phiên tồ thì mặt khác việc xét xử cơng khai của tồ án nhân dân nhất là các vụ án điểm xét xử lưu động phải được thông báo rộng rãi cho nhân dân đến tham dự chứng kiến việc xét xử của toà án, đặc biệt là các vụ án điểm, các vụ án có tính chất nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội (trừ những vụ xét xử kín theo quy định pháp luật).

Tóm lại, hình thức GDPL là một kênh thơng tin trong hệ thống các hình thức GDPL, tuy có những hạn chế nhất định nhưng có thể nói trên đây là hình thức GDPL rất có hiệu quả nhất đối với người có nghĩa vụ THADS.

Một phần của tài liệu Ths luat học nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật đối với người có nghĩa vụ thi hành án dân sự trong hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chấp hành viên (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w