- Hoạt động GDPL của CHV, cán bộ thi hành án có thể thực hiện trực
1.2.2.3. Giáo dục pháp luật thông qua tìm hiểu về điều kiện kinh tế và khả năng thực hiện nghĩa vụ của đương sự
và khả năng thực hiện nghĩa vụ của đương sự
Thực tiễn cho thấy, nói đến THADS là nói đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó hầu hết các trường hợp đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng và điều kiện kinh tế của bên có nghĩa vụ. Bởi vì, dù bản án, quyết định của Toà án nhân danh Nhà nước tuyên có hay và có đúng đến mấy đi chăng nữa, cộng thêm sự cố gắng và nỗ lực tuyệt với của các cơ quan THADS nhưng người phải THADS không điều kiện kinh tế để thực hiện nghĩa vụ thì bản án, quyết định đó mãi mãi vẫn chỉ là con số khơng. Vì vậy, trong nội dung này có hai vấn đề lớn đặt ra đó là: (i) Xác định chính xác khả năng kinh tế (nói đúng hơn là khả năng thanh tốn) thực sự của người phải THADS; (ii) Cần có một cơ chế hợp lý để xác định và triển khai thực hiện có hiệu quả khi người phải THADS có khả năng thi hành nhưng khả
năng đó đang do một đối tượng thứ ba nắm giữ (đối tượng thứ ba ở đây có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức...). Cơ chế thể hiện trong yếu tố thứ hai phải bắt đầu từ việc tạo điều kiện để quản lý được khả năng kinh tế của cá nhân nói chung và người phải THADS nói riêng, đến việc bảo đảm sự vận hành có hiệu quả giữa cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ THADS với cá nhân và cơ quan, tổ chức đang nắm giữ tiền, tài sản của người phải THADS. Khi nắm vững được các vấn đề trên CHV, cán bộ thi hành án có biện pháp tác động của mình. Tránh tình trạng trước mắt đương sự chưa có tiền để nộp nhưng Chấp hành viên cứ cứng nhắc nói rằng họ phải thực hiện ngay và tồn bộ sẽ dẫn đến đương sự có tâm lý không tốt đối với Chấp hành viên và khi họ có tiền để nộp thì do khơng có "thiện cảm" mà họ để mặc nghĩa vụ của mình, đến khi đó Chấp hành viên coi như là chưa đạt được mục đích của mình.