- Hoạt động GDPL của CHV, cán bộ thi hành án có thể thực hiện trực
2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Những tồn tại được đề cập đến ở phần trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó qua nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có những ngun nhân chủ quan và khách quan như sau:
Về khách quan:
Thứ nhất, người phải thi hành án khơng có tài sản, thu nhập hợp pháp
để thi hành án hoặc không xác định được nơi cư trú của đương sự; đặc biệt đối với trường hợp người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, khơng có tài sản (theo số liệu của Tổng cục THADS thì năm 2011 trong tổng số việc phải thi hành là 631.659 việc, trong đó có: 431.110 việc có điều kiện thi hành(chiếm 68,2%), 200.549 việc chưa có điều kiện thi hành (chiếm 32,8%). Đối với các loại vụ việc này, theo chúng tơi dù cơ quan THADS có cố gắng đến mấy cũng khơng thể thi hành được. Bên cạnh đó, một số vụ việc có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong vì một số lý do như: nhiều vụ việc phải thi hành theo định kỳ hàng tháng, quý kéo dài trong nhiều năm (án cấp dưỡng, án thi hành đều); khơng ít vụ việc khơng thể thi hành nhanh do nhiều
lý do như phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, trong khi đó PL quy định việc bán đấu giá tài sản đã kê biên phải thông báo nhiều lần (bất động sản phải thơng báo ít nhất 2 lần) trên phương tiện thông tin đại chúng; tài sản chưa xử lý được do có nhiều vướng mắc về giấy tờ sở hữu, mốc giới đất đai; tài sản đã kê biên, tổ chức bán đấu giá nhiều lần nhưng khơng có người mua, nhất là nhà đất ở vùng nông thôn, miền núi và người được thi hành án cũng khơng nhận tài sản đó để thi hành án hoặc người phải thi hành án chỉ có 01 tài sản duy nhất có giá trị quá lớn so với khoản tiền phải thi hành; một số trường hợp án tuyên một bên nhận tài sản, một bên nhận trị giá bằng tiền nhưng do tình hình trượt giá nên đương sự khơng chịu nhận tiền để thi hành án. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thi hành án dân sự thì: i) Các vụ việc khơng thể thi hành dứt điểm ngay được là bởi các lý do: phải thi hành theo định kỳ hằng tháng, quý kéo dài trong nhiều năm; phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án; tài sản đã kê biên, tổ chức bán đấu giá nhiều lần, nhưng khơng có người mua; cơ chế quản lý tài sản, thu nhập của tổ chức, cá nhân chưa chặt chẽ, gây khó khăn cho việc thi hành án; vụ việc thi hành án phức tạp, cần có thời gian và sự chỉ đạo, phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành...; ii) Tính đến ngày 30/9/2011, tổng số việc do án tun khơng rõ, khó thi hành là 1.978 vụ việc, trong đó, số việc do án tun khơng rõ, có sai sót là 911 việc; số việc do bản án, quyết định có căn cứ kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 276 việc; số việc do án tuyên khó thi hành là 791 việc.
Thứ hai, chất lượng bản án, quyết định của Tòa án vẫn còn hạn chế, gây
khó khăn cho việc GDPL đối với người có nghĩa vụ thi hành án. Tìm hiểu hai vụ việc thi hành án dân sự mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên cho thấy: Các bản án, quyết định nêu trên của Tịa án đều đã có hiệu lực pháp luật; đến nay, đều đã hết thời hiệu để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm; trong quá trình thi hành án người có thẩm quyền khơng có văn bản yêu cầu hỗn hoặc tạm đình chỉ thi hành án; việc người phải thi hành án khiếu nại đối với bản án,
quyết định đều đã được các cơ quan có thẩm quyền trả lời khẳng định khơng có cơ sở để chấp nhận. Tuy nhiên, cả hai đương sự vẫn không chấp nhận phán quyết của Tòa án và trả lời của các cơ quan có thẩm quyền. Đến giai đoạn thi hành án và nhất là khi bị cưỡng chế thi hành án thì các đương sự nêu trên đã thể hiện sự phản đối một cách tiêu cực dẫn đến thiệt hại về người và tài sản. Phản ứng tiêu cực này của các đương sự gây ảnh hưởng không tốt trong dư luận xã hội nói chung và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội ở địa phương nói riêng. Vì thế, Bộ Tư pháp cho rằng cần phải kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại việc xét xử và việc trả lời khiếu nại một cách khách quan, thận trọng, thuyết phục đối với các bản án, quyết định của Tòa án khi các đương sự và cơ quan hữu quan khơng đồng tình với việc xét xử [4].
Thứ ba, PL thi hành án dân sự vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập, gây khó
khăn cho việc GDPL về thi hành án dân sự, thể hiên:
+ Tiến độ xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự cịn chậm so với u cầu, có một số văn bản triển khai xây dựng từ năm 2009, nhưng đến nay vẫn chưa được ban hành, như: Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Cơng an hướng dẫn trại giam, trại tạm giam thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thi hành án; Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Bộ Công an hướng dẫn bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
+ Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này bộc lộ nhiều khiếm khuyết do chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, thiếu thống nhất với pháp luật có liên quan, cần sửa đổi hoặc hướng dẫn cụ thể như sau:
- Hạn chế lớn nhất của Luật Thi hành án dân sự hiện hành là lấy Chấp hành viên thi hành án dân sự làm trung tâm của hoạt động thi hành án: Theo quy định của Luật Thi hành hành án dân sự, Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định và được xác định là trung tâm của hoạt động thi hành án dân sự thì chưa phù hợp trong trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu. Trong trường hợp này, bản chất của vấn đề thể
hiện ở chỗ hoạt động thi hành án dân sự phải là trách nhiệm của bên được thi hành án và bên phải thi hành án, Chấp hành viên chỉ là người giữ vai trò trung gian “trọng tài” để các bên thực hiện nghĩa vụ.
- Quy định đơn u cầu thi hành án phải có thơng tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án: Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, đơn yêu cầu thi hành án phải có "Thơng tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án". Do vậy, trường hợp đơn u cầu thi hành án khơng có đầy đủ các nội dung quy định và người được thi hành án không yêu cầu xác minh thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ “thơng báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu thi hành án trước khi ra quyết định thi hành án”.
Tuy nhiên, quy định này chưa cụ thể về biện pháp xử lý trong trường hợp đã hướng dẫn nhưng người được thi hành án vẫn không cung cấp thông tin hoặc không yêu cầu Chấp hành viên xác minh tài sản, như: Trường hợp người được thi hành án cung cấp thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án hoặc có yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành xác minh theo thơng báo của cơ quan thi hành án thì cơ quan thi hành án có được tiến hành việc nhận đơn yêu cầu thi hành án, vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án, ra quyết định và thụ lý thi hành án không? Thủ trưởng cơ quan thi hành án chưa ra quyết định thi hành án nhưng có cần thơng báo cho đương sự biết khơng ? Vì vậy, cần được quy định cụ thể hơn đối với vấn đề này.
- Về xác minh điều kiện thi hành án: Điều 44 Luật Thi hành án dân sự quy định, việc xác minh điều kiện thi hành án phải lập thành biên bản, có xác nhận của Tổ trưởng tổ dân phố, UBND cấp xã, Công an xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Do đó, dẫn đến cách hiểu là nếu thiếu một trong ba chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm nêu trên thì biên bản xác minh điều kiện thi hành án khơng có giá trị pháp lý. Tuy nhiên trên thực tế, Tổ
trưởng Tổ dân phố tuy nắm rõ điều kiện của người phải thi hành án, nhưng thường đi làm vắng, khơng thường xun ở nhà nên khó liên hệ, mặt khác họ sợ trách nhiệm và ngại va chạm. Trong khi đó, Nhà nước cũng khơng có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và khơng có cơ chế quy trách nhiệm đối với họ, nên họ thường không nhiệt tình hợp tác. Điều này khiến cơ quan thi hành án gặp khơng ít khó khăn khi xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án...
Thứ tư, tình trạng khép kín "phép vua thua lệ làng" (PL bị đẩy xuống
hàng thứ yếu, các vấn đề vi phạm PL có thể sẽ chỉ được xem xét trong nội bộ làng xã) đã trở thành tiềm thức ăn sâu, bám rễ vào trong mỗi con người (nhất là những vùng miền núi, đồng bào dân tộc) sẽ là một trong những rào cản rất lớn làm ảnh hưởng đến việc thực thi PL THADS. Chính vì vậy, những vi phạm PL nếu khơng nhận được sự đồng tình nhất trí của những người đứng đầu như Già làng, Trưởng bản… thì sẽ rất khó cho việc triển khai thực hiện. Qua nghiên cứu cho thấy, có trường hợp, tài sản của người phải thi hành án tuy đã được kê biên nhưng không bán được chỉ vì khơng nhận được sự đồng tình của gia đình họ tộc, đặc biệt là Già làng, Trưởng bản (nhất là bán tài sản, nhà đất ở khu vực nông thôn, miền núi). Bên cạnh đó, tác phong tùy tiện, kỷ luật khơng chặt chẽ; tâm lý bình quân chủ nghĩa; tâm lý sống lâu lên lão làng, đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm… là những rào cản lớn trong việc tổ chức thực hiện PL nói chung và PL về THADS nói riêng. Ngồi ra, tư tưởng của chủ nghĩa thân tộc (một người làm quan cả họ được nhờ) cũng là một trong những yếu tố đặc biệt khó khăn khi hầu hết việc thực hiện PL về THADS đều phải thông qua làng xã, trong khi đó cán bộ làng xã, thậm chí cả cán bộ cấp huyện phần lớn lại có quan hệ thân thích ở địa phương, xuất thân từ chính các địa phương đó nên tạo ra một thói quen cục bộ địa phương, nhờ vả, tiêu cực dẫn đến xuê xoa [49].
Thứ năm, chưa có cơ chế hợp lý để tạo điều kiện cho cơ quan THADS phối hợp với Tòa án trong việc động viên những người phạm tội và thân nhân của họ thực hiện nghĩa vụ về dân sự (với tư cách tạm ứng) trước khi phiên tòa xét xử để nhận được sự khoan hồng của Nhà nước. Thực tiễn cho thấy, tâm lý của người phạm tội và thân nhân của họ trước phiên tịa xét xử sẽ cố gắng tìm mọi cách (thậm chí làm mọi cách) để mong nhận được sự cảm thông khoan hồng của Nhà nước (nhất là đối với Hội đồng xét xử). Nắm rõ tâm lý đó, một số địa phương cơ quan THADS đã phối hợp chặt chẽ với Tịa án nhân dân để có thơng tin chính xác về những phiên tịa hình sự sẽ có liên quan đến việc người phạm tội sau này phải thực hiện nghĩa vụ dân sự, qua đó cùng với Thẩm phán giáo dục, thuyết phục tự nguyện "tạm ứng" thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nhờ đó đã giải quyết được dứt điểm rất nhiều vụ việc ngay từ khi án có hiệu lực PL (qua khảo sát ở một số nơi đã thực hiện cho thấy: Ví dụ từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 5 năm 2007, THADS thành phố Hải Phòng đã phối hợp với Tòa án nhân dân để thu trước và trong khi Tòa án xử là 737 vụ với tổng số tiền 3.587.130.663 đồng và 4.800USD, chưa kể các khoản thu đã được chuyển khoản…). Tuy nhiên, xét về cơ sở pháp lý thì hiện nay PL về thi hành án cũng như PL tố tụng chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Vì vậy, tuy việc giáo dục thuyết phục người phạm tội thực hiện nghĩa vụ dân sự trước phiên tòa xét xử là một phương pháp tốt nhưng vẫn khơng thể nhân rộng vì chưa có cơ sở pháp lý [49].
Về chủ quan:
Thứ nhất, ý thức PL của người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan (trong đó bao gồm cả người đứng đầu cơ quan nhà nước có nghĩa vụ thi hành án) trong thi hành án cịn rất kém. Điều này có thể được khẳng định rất rõ ở con số thống kê về số lượng các vụ việc mà cơ quan THADS phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án và số lượng các trường hợp chống đối người thi hành công vụ trong hoạt động thi hành án.
Những động thái chống đối chấp hành viên, cán bộ thi hành án thông thường là lăng mạ, sỉ nhục, vu khống, kích động, tun truyền gia đình, họ hàng cản trở thi hành án, bao vây người thi hành công vụ để tạo áp lực. Nặng hơn là dùng gậy gộc, gạch đá đe dọa, hành hung... Ngồi ra, đương sự cịn nằm ăn vạ, giả vờ ốm phải đi cấp cứu hoặc dùng thư từ nặc danh, gọi điện thoại giấu số uy hiếp người thân trong gia đình chấp hành viên… Tháng 5-2009, đồn cưỡng chế thi hành án huyện Đức Huệ (Long An) đang tiến hành đo đạc diện tích đất để cưỡng chế thi hành án thì một số cán bộ bị đương sự vác dao rượt chém trọng thương. Sau đó, các thủ phạm đã bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ.
Ở một trường hợp cụ thể khác, theo ơng Lê Hữu Hịa - Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận 10 (nay là Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Quân 5 TP.HCM) kể lại thì ở quận này từng xảy ra một vụ tổ chức cưỡng chế thi hành án thì bị đương sự tạt acid khiến chấp hành viên bị bỏng. Rút kinh nghiệm từ vụ việc trên, mỗi lần ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án đều lên phương án chặt chẽ để đối phó với mọi tình huống.
Hay ở tại Đồng Nai, cơ quan Thi hành án tỉnh Đồng Nai thi hành bản án của TAND tỉnh, buộc bà C. phải bít hai cửa sổ, dỡ bỏ phần mái tôn, máng xối lấn chiếm khơng gian nhà hàng xóm. Khi đồn chuẩn bị cưỡng chế đã bị phía gia đình bà này dùng mắm tơm tấn cơng. Tương tự, tháng 10-2009, đồn cưỡng chế thi hành án huyện Đông Anh (Hà Nội) đang thực hiện cưỡng chế nhà thì bị phía người phải thi hành án dùng phân súc vật hắt vào người. Bên cạnh những trường hợp trên, có những trưởng hợp khác lại “Tử thủ” bằng xăng. Tháng 4-2010, Chi cục Thi hành án dân sự TP Vũng Tàu tổ chức cưỡng chế thi hành án đối với căn nhà số 41 Trần Phú (phường 5) thì chủ nhà dùng xăng tưới trong nhà đốt. May mắn là đoàn cưỡng chế đã kịp thời khống chế đám cháy nên không xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Những vụ dùng xăng “tử thủ” xảy ra không hiếm. Năm 2007, TAND quận 5 xử một vụ tranh chấp hợp đồng mua bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, tuyên hợp đồng mua bán vô hiệu, buộc bên bán trả tiền, bên mua trả nhà. Dù bên bán đã trả tiền nhưng bên mua không chịu trả nhà. Nhiều lần thuyết phục khơng có kết quả, thi hành án quận đã ra quyết định cưỡng chế.
Khi đoàn cưỡng chế đến, đương sự đã thách thức nếu cưỡng chế thì sẽ châm lửa đốt nhà. Trong nhà đã chất rất nhiều can xăng và có mẹ già, con nhỏ. Dù đã lên phương án đối phó nhưng thấy sự việc có dấu hiệu căng thẳng, không khéo xử lý sẽ xảy ra sự việc đáng tiếc, đồng thời cân nhắc tình hình là