Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Ths luat học nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật đối với người có nghĩa vụ thi hành án dân sự trong hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chấp hành viên (Trang 55 - 64)

- Hoạt động GDPL của CHV, cán bộ thi hành án có thể thực hiện trực

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả GDPL trong hoạt động nghiệp vụ của CHV, cán bộ thi hành án đối với người có nghĩa vụ thi hành án như đã nêu trên thì cơng tác này vẫn cịn có những hạn chế, thể hiện:

Thứ nhất, kết quả thi hành án dân sự chưa đạt được như mong muốn:

Một là, số vụ việc tồn đọng năm trước chuyển sang năm sau còn lớn:

Qua nghiên cứu cho thấy, số vụ việc tồn đọng năm trước chuyển sang năm sau cịn lớn, có xu hướng tăng về giá trị, cụ thể là: năm 2009 chuyển sang năm 2010 là 285.489 việc với giá trị là 17.403.123 triệu đồng; năm 2010 chuyển sang năm 2011 là 264.469 việc với giá trị là 19.912.270 triệu đồng, tăng 2.509.147 triệu đồng (tăng 14,4%) so với năm 2009; năm 2011 chuyển sang năm 2012 là 234.600 việc với giá trị là 21.453.619 triệu đồng, tăng 4.050.496 triệu đồng (tăng 23,27%) so với năm 2009 và 1.541.349 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 7,74%). Đáng lưu ý là trong số vụ việc tồn đọng, có số lượng lớn vụ việc được xác định có điều kiện nhưng chưa được thi hành: năm 2010 là 55.523 việc với số tiền 2.066.681 triệu đồng; năm 2011 là 51.989 việc (đang thi hành dở dang là 38.111 việc, chưa thi hành là 13.878 việc) với số tiền là 3.198.578 triệu đồng (tăng 1,55 lần so với năm 2010).

Kết quả nêu trên cho thấy, hiệu quả cơng tác thi hành án dân sự nói chung và công tác GDPL trong hoạt động nghiệp vụ của CHV, cán bộ thi hành án đối với người có nghĩa vụ thi hành án dân sự chưa cao.

Hai là, hồ sơ chưa có điều kiện thi hành cịn chiếm tỷ lệ cao: Qua

nghiên cứu các báo cáo thống kê của ngành thi hành án dân sự cho thấy:

Hồ sơ chưa có điều kiện thi hành năm 2010 là 207.617 việc (chiếm tỷ lệ 33,88% số việc phải thi hành) với giá trị là 20.330.098 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 66,22% số tiền phải thi hành); năm 2011 là 200.566 việc (chiếm 31,71% số việc phải thi hành) với giá trị là 22.050.051 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 62,26% số tiền phải thi hành).

Thứ hai, việc cưỡng chế thi hành án:

Kết quả thống kê của ngành Thi hành án dân sự cho thấy năm 2010, các cơ quan THADS đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 9.952 trường hợp, chiếm 17,92% việc được xác định có điều kiện nhưng chưa được thi hành; năm 2011, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 10.226 trường hợp, chiếm 19,67% việc được xác định có điều kiện nhưng chưa được thi hành đã chứng tỏ công tác GDPL của CHV, cán bộ thi hành án dân sự đối với người có nghĩa vụ thi hành án dân sự vẫn cịn thiếu thuyết phục.

Có thể xin nêu một số vụ việc điển hình sau đây về việc thực hiện chưa có hiệu quả cơng tác GDPL trong hoạt động nghiệp vụ của CHV, cán bộ thi hành án dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như sau:

Vụ việc thứ nhất, việc tổ chức thi hành án đối với ông Nguyễn Khắc Đương: Vụ kiện tranh chấp 03 gian nhà thờ chi họ Nguyễn Khắc cùng các đồ

thờ cúng trên thửa đất số 516 có diện tích 583, 44m2 gắn liền với thửa số 515 ao có diện tích 155, 44m2 tại xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Khắc Sinh (đại diện cho chi họ Nguyễn Khắc) và bị đơn là ông Nguyễn Khắc Đương đã được Bản án số 25/DSPT ngày 24/7/2001 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên tuyên xử: "Xác nhận ngơi nhà xây lợp ngói 3 gian, sân gạch, bể nước và các đồ thờ cúng trong nhà gồm 01 bức đại tự, 01 bức nghi mơn, 05 câu đối gỗ, 06 lọ lục bình sứ (4 nhỡ, 2 lớn), 03 lọ cắm hương bằng gỗ, 02 chiếc ngai gỗ trạm rồng, 04 bát hương

bằng sứ to (cũ), 04 cây nến bằng gỗ (cũ), 02 bục xây gạch trên thửa đất 516 tại thôn 2, xã Đại Hưng thuộc sở hữu của chi họ Nguyễn Khắc (con cháu cụ Nguyễn Khắc Diễn) để làm nơi thờ cúng chung. Tách một phần diện tích đất thổ cư thửa 516 (tài liệu 299 năm 1980-1984) mang tên ông Đương tại thôn 2 gắn liền với ngôi nhà và sân, lối đi phía tây có diện tích 235,62m2 và 55,44m2 ao để làm lối đi (có sơ đồ kèm theo). Phần đất cịn lại gắn với nhà ngang và cơng trình phụ phía đơng do ơng Đương xây dựng có diện tích 347,48m2 và 100m2 ao giao cho ông Đương quản lý, sử dụng.Cây cối bên nào bên đó sở hữu. Giao cho ơng Đương được quản lý toàn bộ nhà thờ, các tài sản của nhà thờ, cây cối và đất của nhà thờ để sử dụng vào việc thờ cúng chung của chi họ, ông Đương không được tự ý định đoạt khối tài sản trên".

Bản án dân sự phúc thẩm số 25/DSPT nêu trên có hiệu lực pháp luật, Thi hành án dân sự huyện Khoái Châu đã thụ lý kể từ ngày 15/8/2001 và tiến hành các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Do ông Đương không tự nguyện thi hành, ngày 8/7/2004, Thi hành án dân sự huyện Khối Châu tổ chức cưỡng chế đối với ơng Đương, nhưng do ơng Đương và gia đình chống đối quyết liệt nên việc cưỡng chế phải tạm dừng. Trong thời gian tạm dừng cưỡng chế, Thi hành án dân sự huyện Khoái Châu và các cơ quan chức năng thường xuyên vận động, thuyết phục ông Đương tự nguyện thi hành án, song ông Đương cương quyết không thi hành với lý do tài sản trên là của gia đình ơng, khơng phải là tài sản của chi họ Nguyễn Khắc và liên tục có đơn khiếu nại bản án. Khiếu nại của ông Đương đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cụ thể: ngày 31/10/2003, Tịa án nhân dân tối cao có Cơng văn số 200/TĐ-DS trả lời ơng Đương có nội dung: "Bản án phúc thẩm đã đảm bảo quyền lợi cho ơng Đương"; ngày 31/3/2004, Tịa án nhân dân tối cao tiếp tục có Cơng văn số 1309-CV/DS trả lời khiếu nại của ông Đương nêu rõ: "Các khiếu nại của ơng Đương khơng có cơ sở để chấp nhận". Tiếp đó, ngày 6/4/2004, Tịa án nhân dân tối cao có Cơng văn số 140-CV/TANDTC gửi Ủy

ban pháp luật của Quốc hội thông báo về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Đương như tại Công văn số 1309. Do UBND xã Đại Hưng và Trung tâm trợ giúp pháp lý-Sở Tư pháp tỉnh Hưng n có Báo cáo khơng đồng tình với bản án nên ngày 6/4/2004, Tòa án nhân dân tối cao có Cơng văn số 141/CV/TANDTC thông báo cho UBND và Ban chỉ đạo thi hành án dân sự huyện Khoái Châu kết quả giải quyết đơn khiếu nại của ông Đương nội dung như tại Công văn số 1309. Bên cạnh đó, về phía người được thi hành án là dịng họ Nguyễn Khắc, đại diện là ông Nguyễn Khắc Sinh cũng liên tục có đơn khiếu nại về việc chậm thi hành án gửi nhiều cơ quan từ Trung ương đến địa phương đề nghị thi hành dứt điểm bản án.

Do việc thi hành án có tính chất phức tạp, theo đề nghị của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự và Thi hành án dân sự huyện Khoái Châu, ngày 29/5/2009, Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên đã căn cứ Điều 21, Điều 23 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 có Quyết định số 01/QĐ-THA rút hồ sơ thi hành án và ra Quyết định thi hành án số 90/QĐ-THA cho thi hành khoản: Tách một phần diện tích đất thửa 516 (tài liệu 299 năm 1980-1984) mang tên ông Đương tại thôn 2 gắn liền với ngơi nhà và sân, lối đi phía tây có diện tích 235,62m2 và 55,44m2 ao để làm lối đi (có sơ đồ kèm theo) và giao cho Chấp hành viên tổ chức thi hành. Chấp hành viên đã tiến hành tống đạt các quyết định, thông báo về thi hành án cho các bên, báo gọi ông Đương đến cơ quan thi hành án cũng như trực tiếp về địa phương làm việc để động viên, giáo dục, thuyết phục ông Đương tự nguyện thi hành, nhưng ông Đương tìm mọi cách trốn tránh khơng nhận giấy tờ liên quan đến việc thi hành án và không làm việc với cơ quan thi hành án, tỏ thái độ chống đối kiên quyết chống đối việc thi hành án. Ngày 30/6/2009, Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên đã có Báo cáo số 463/BC-THA báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Trưởng Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh đề nghị chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với cơ quan thi hành án để tổ chức thi hành dứt điểm bản án. Do ơng Đương có điều

kiện để thi hành án nhưng khơng chấp hành và được sự đồng tình của các cơ quan chức năng, ngày 13/7/2009, Chấp hành viên Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định cưỡng chế số 05/QĐ-THA và tiến hành các thủ tục thơng báo theo quy định. Tuy nhiên, ơng Đương trình bày, ơng là Nguyễn Văn Đương, khơng phải là Nguyễn Khắc Đương nên khơng có nghĩa vụ thi hành án; về người đại diện cho chi họ Nguyễn Khắc, thực chất khơng có ai là Nguyễn Khắc Sinh, mà chỉ có ơng Nguyễn Tiến Sinh; về thửa đất phải thi hành án mang tên ông là thửa 506, không phải là thửa 516 như Tịa án đã tun. Do đó, bên cạnh việc giải thích và động viên ơng Đương tự nguyện thi hành, Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên đã làm việc với đại diện Đảng ủy, Ủy ban và thôn 2 nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án và đã được khẳng định: bản đồ 299 hiện nay khơng cịn, theo sổ mục kê 299 thì khơng có thửa số 506, chỉ có thửa 516 nhưng thực tế, về hình thể khổ đất, tứ cạnh và các hộ giáp ranh là phù hợp với sơ đồ do Tòa án lập kèm theo Bản án, thửa đất đang tranh chấp là đúng như án tuyên không phải là thửa đất nào khác; Nguyễn Khắc Đương hay Nguyễn Văn Đương đều là một người; Nguyễn Tiến Sinh hay Nguyễn Khắc Sinh chỉ là một.

Ngày 16/7/2009, Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên nhận được các Công văn số 1628, số 1629 và số 1630/TTCP-VP của Thanh tra Chính phủ thơng báo tình hình khiếu kiện phức tạp của ơng Đương, nhưng do các văn bản này khơng phải là căn cứ hỗn thi hành án nên Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên xác định vẫn phải tổ chức cưỡng chế thi hành án đối với ông Đương theo quy định của pháp luật.

Sáng ngày 21/7/2009, Hội đồng cưỡng chế đến gia đình ơng Đương để tổ chức cưỡng chế nhưng cổng bị khóa. Do đó, Chấp hành viên đã 3 lần đọc Quyết định cưỡng chế và yêu cầu ông Đương mở cổng nhưng ông Đương không ra mở cổng buộc lực lượng hỗ trợ thi hành án phải cắt khóa cổng để vào sân nhà ơng Đương. Trong khi Đồn cưỡng chế xác định mốc giới đất thì

phía bên trong nhà ơng Đương có người ném lựu đạn vào Đồn cưỡng chế nhưng lựu đạn khơng nổ, tiếp đó lại ném một bình ga mini có bọc giẻ tẩm xăng phát cháy; đồng thời phía bên trong nhà ơng Đương cũng có nhiều tiếng nổ và bốc cháy. Lực lượng chuyên môn đã dùng biện pháp nghiệp vụ tiếp cận phá khóa cửa nhưng có người bên trong dùng dao đâm một đồng chí Cảnh sát bị thương, cùng lúc đó bên trong có nhiều tiếng nổ và đám cháy bốc cao, tại cửa gian nhà thờ lửa bình ga phụt cháy dữ dội lực lượng chuyên môn không tiếp cận được. Hết tiếng nổ lực lượng chun mơn đã tích cực dập tắt lửa, khi lửa được dập tắt đã tích cực thực hiện các biện pháp nghiệp vụ xác định hiện trường cháy. Đến 10 giờ cùng ngày thì việc thi hành án kết thúc và đến 13 giờ thì lực lượng cưỡng chế rút khỏi hiện trường, công việc tiếp theo do lực lượng Công an xử lý.

Hậu quả của việc cháy, nổ nêu trên là ngôi nhà 05 gian (gồm 03 gian nhà thờ và 02 gian nhà do ơng Đương làm thêm) cháy sập hồn tồn và trong nhà có một xác chết. Sau khi sự việc xẩy ra Công an tỉnh Hưng Yên đã tổ chức khám nghiệm tử thi để làm rõ, xác chết được xác định là ông Nguyễn Khắc Đương và đã giao cho gia đình ơng Đương mai táng, đến 14 giờ chiều ngày 23/7/2009, gia đình ơng Đương đã chơn cất tử thi. Sau sự kiện này, gia đình ơng Đương đã có đơn tố cáo, một số báo điện tử đã đưa tin về việc lực lượng cưỡng chế đã bàng quan không cứu giúp và cản trở việc cứu giúp dẫn đến cái chết của ông Đương.

Vụ việc thứ hai, việc tổ chức thi hành án đối với ông Mai Viết Đa: Vụ

kiện yêu cầu chia di sản thừa kế giữa các nguyên đơn là các ơng, bà Mai Thị Hiệp, Mai Thị Hịa, Mai Đức Khanh, Mai Thành Thái và Phạm Thị An (cùng ủy quyền cho bà Hiệp), trú tại 78 Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu và bị đơn là ông Mai Viết Đa, trú tại 134 Lê Lợi, phường 4, thành phố Vũng Tàu (ông Đa được Luật sư Nguyễn Văn Tính bảo vệ quyền lợi). Tại phiên tịa các bên đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết

vụ án, do đó Tịa án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 03/QĐ-HGT ngày 09/3/2005 quyết định::….“ Ơng Mai Viết Đa và bà Tống Thị Bích được quyền sở hữu sử dụng nhà đất tại số 134 phố Lê Lợi, phường 4, thành phố Vũng Tàu theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở số 7201041212 ngày 05/3/2001 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và có trách nhiệm thanh tốn kỷ phần thừa kế nhà đất số 134 nói trên cho bà Mai Thị Yến Nữ là 500.000.000 đ (năm trăm triệu đồng), thanh tốn cho các ơng, bà Mai Thị Hiệp, Mai Thị Hòa, Phạm Thị An, Mai Thành Thái, Mai Đức Khanh (do bà Hiệp đại diện theo ủy quyền) số tiền là 600.000.000đ (sáu trăm triệu đồng) thời hạn thanh toán là 03 tháng kể từ ngày 9/03/2005 và lãi suất phát sinh do chậm thi hành án ”…

Quyết định nêu trên có hiệu lực pháp luật, Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã thụ lý từ ngày 14/6/2005 và tiến hành các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Quá trình tổ chức thi hành án, Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nhiều lần động viên, thuyết phục và tạo điều kiện về mặt thời gian để ông Đa, bà Bích tự nguyện thi hành án, nhưng ơng Đa, bà Bích vẫn cố tình khơng thực hiện và có đơn khiếu nại quyết định của Tòa án. Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ơng Đa, Tịa án nhân dân tối cao đã có Cơng văn số 1763 ngày 25/8/2005 và Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Cơng văn số 1370 ngày 01/11/2005 trả lời " khơng có cơ sở kháng nghị giám đốc thẩm". Về phía những người được thi hành án cũng bức xúc và có nhiều đơn khiếu nại Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu chậm tổ chức thi hành án. Xét thấy ơng Đa và bà Bích có điều kiện để thi hành án nhưng không chấp hành, ngày 24/02/2006, Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã phối hợp với các cơ quan chức năng kê biên một phần nhà, đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của ông Đa, bà Bích tại số 134 phố Lê Lợi, phường 4, thành phố Vũng Tàu và tiến hành các trình tự, thủ tục định giá, bán đấu giá tài

sản; bà Nguyễn Thị Huệ đã trúng đấu giá và đã nộp tiền đầy đủ. Tuy nhiên, việc giao tài sản cho người mua gặp rất nhiều khó khăn do sự chống đối của ơng Đa và gia đình. Do vụ việc có tính chất phức tạp, Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã có cơng văn số 487/THA ngày 19/7/2006 báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ban

Một phần của tài liệu Ths luat học nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật đối với người có nghĩa vụ thi hành án dân sự trong hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chấp hành viên (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w