- Hoạt động GDPL của CHV, cán bộ thi hành án có thể thực hiện trực
2.1. VÀI NÉT VỀ ĐỘI NGŨ CHV, CÁN BỘ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Tại thời điểm bàn giao công tác thi hành án từ Tồ án sang cho các cơ quan thuộc Chính phủ quản lý, cả nước có 53 phịng Thi hành án dân sự cấp tỉnh, 547 Đội thi hành án cấp huyện với biên chế 1.126 người, trong đó có 700 Chấp hành viên cấp tỉnh, cấp huyện và 426 cán bộ.
Đến năm 2004, năm triển khai thực hiện những quy định mới của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và thực hiện việc bổ nhiệm Chấp hành viên theo nhiệm kỳ, cả nước có 2.105 Chấp hành viên, trong đó Chấp hành viên cấp tỉnh là 324, cấp huyện là 1781. Từ năm 2005, sau khi các văn bản về tổ chức cán bộ và hướng dẫn việc bổ nhiệm Chấp hành viên được ban hành như: Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ quy định về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự; Thông tư số 06/2005/TT-BTP ngày 24/6/2005 của Bộ Tư pháp hướng dẫn tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên; …thì việc bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới Chấp hành viên theo nhiệm kỳ đã bắt đầu được triển khai thực hiện. Đây là đợt tổng rà soát lớn đối với tất cả các Chấp hành viên.
Đến ngày 30 tháng 9 năm 2010 (01 năm sau khi triển khai thực hiện Luật Thi hành án dân sự), cả nước có 3.135 Chấp hành viên (khơng kể Chấp hành viên trong quân đội), trong đó Chấp hành viên cấp tỉnh có 438 người, Chấp hành viên cấp huyện có 2.696 người. Hiện nay, trên cơ sở mã số ngạch Châp hành viên viên do Bộ Nội vụ ban hành, Bộ Tư pháp đang phối hợp cùng với Bộ Nội vụ để tiến hành các thủ tục để chuyển đổi sang ngạch Chấp hành viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp theo quy định.
Cùng với việc tăng cường số lượng CHV, qua tìm hiểu cho thấy Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương cũng rất quan tâm tới chất lượng của đội ngũ Chấp hành viên. Hiện tại có 98% số Chấp hành viên đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về chuyên mơn nghiệp vụ (có trình độ cử nhân luật). Nhiều người đã trưởng thành qua trải nghiệm thực tiễn của công tác thi hành án. Các kỹ năng cơ bản về thi hành án dân sự được Chấp hành viên sử dụng thành thạo. Nhiều người đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo giữa giáo dục, thuyết phục với cưỡng chế thi hành án. Nhờ đó kết quả và chất lượng hoạt động thi hành án dân sự ngày càng được nâng lên.
Theo số liệu của Tổng cục Thi hành án dân sự thì trong những năm qua công tác tổ chức, cán bộ tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành Thi hành án dân sự. Bộ máy tổ chức nhân sự, cán bộ lãnh đạo, quản lý tiếp tục được củng cố, kiện toàn từ Tổng cục đến các Cục và Chi cục. Trong năm năm 2011, đã thành lập thêm Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), nâng tổng số đơn vị thi hành án cấp huyện lên 695 đơn vị. Cả nước hiện có 3.022 Chấp hành viên, trong đó, có 26 Chấp hành viên thuộc diện miễn thi tuyển, mới được bổ nhiệm cho các cơ quan thi hành án dân sự ở miền núi. Thực hiện Luật thi hành án dân sự, đã chuyển xếp, bổ nhiệm 1.948 trường hợp vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp, 402 trường hợp vào ngạch Chấp hành viên trung cấp, số còn lại đang tiếp tục rà sốt hoặc lấy ý kiến cơ quan có thẩm quyền để chuyển xếp, bổ nhiệm vào ngạch theo quy định. Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã chủ động hoàn thiện hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm vào ngạch Thư ký thi hành án đối với 1.761 trường hợp đủ điều kiện. Đã bổ nhiệm thêm 111 Thẩm tra viên và Thẩm tra viên chính, nâng tổng số Thẩm tra viên và Thẩm tra viên chính của tồn Ngành lên 476 người.
Nhìn chung đội ngũ CHV, cán bộ thi hành án dân sự ngày càng tăng cường cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn của công tác thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay.