- Hoạt động GDPL của CHV, cán bộ thi hành án có thể thực hiện trực
2.2.1.2. Các nội dung, hình thức giáo dục pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ của chấp hành viên, cán bộ th
trong hoạt động nghiệp vụ của chấp hành viên, cán bộ thi hành án dân sự đối với người có nghĩa vụ thi hành án dân sự thể hiện ngày càng phong phú, đa dạng, hiệu quả
Qua tìm hiểu cho thấy, trong những năm gần đây kỹ năng cơ bản về thi hành án dân sự được Chấp hành viên sử dụng thành thạo. Nhiều người đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo giữa giáo dục thuyết phục với cưỡng chế thi hành án. Xin nêu ra một số điển hình thành cơng của Chấp hành viên từ những vụ việc cụ thể như sau:
Bài học từ Chấp hành viên Trần Hoàng Kiếm – An Giang kể lại: “Có lần khi tơi vừa tiến hành kê biên tài sản là một chiếc tàu thuỷ rất to và giá trị thì có rất nhiều cuộc điện thoại gọi đến, đương sự mang theo những lời nhắn gửi của nhiều vị "Chức sắc" đương sự giọng lúc cao lúc thấp đe doạ nếu cứ cương quyết kê biên chiếc tàu trên tơi sẽ phải tự mình đem chiếc tàu đến tận nhà để trả và xin lỗi. Khi vị cao nhất điện thoại trực tiếp tôi và thủ trưởng bị áp lực nặng nề, một mặt tơi từ tốn giải thích nhưng vẫn kiên quyết không thả, mặt khác tôi lo củng cố hồ sơ chặt chẽ và dùng chiến thuật "LẤY ĐỘC TRỊ ĐỘC". Vị chức sắc không chỉ đạo cho tôi thả tàu nữa mà chỉ đường cho đương sự đi nộp tiền. Thế là thắng ! Việc này thực sự tôi khơng dám chi tiết nhưng có thể đó cũng là một kinh nghiệm hay trong cơng tác thi hành án. Sau đó, hầu như khơng cịn việc "Can thiệp" như vậy nữa”.
Theo Chấp hành viên Kiếm thì: “Mình có học luật nhưng chưa hiểu hết nói gì đến người dân, nhất là người dân ở vùng Tây Nam Bộ việc hiểu biết
pháp luật cịn rất hạn chế và khơng đồng đều. Vì vậy, phải đề cao việc giải thích, thuyết phục động viên. Tuy nhiên cũng phải tuỳ đối tượng mà có cách giải thích, tuỳ vụ việc mà có cách động viên cho phù hợp. Giải thích phải cụ thể, dễ hiểu và có nghệ thuật. Khi tiếp xúc với đương sự tạo được niềm tin đối với họ thì họ tiếp thu ý kiến giải thích rất nhanh. Đừng để cho đương sự nghĩ rằng mình nghiêng về phía nào khác, mà mình phải là người cơng tâm có như vậy mới tạo được lịng tin cho họ, nếu họ khơng tin mình thì thường sẽ tìm cách đối phó kể cả chống đối. Cá nhân tơi khi làm việc thường: Chịu khó lắng nghe và ghi đầy đủ lời trình bày của đương sự (tuy nhiên cũng cần khéo léo hướng đương sự trình bày vào trọng tâm của vấn đề) rồi từ những nội dung ấy đấu tranh, giải thích thuyết phục để họ tự nguyện thi hành; Khi giải thích cho đương sự khơng quá quan tâm đến giá trị vật chất của việc thi hành án mà hãy đề cao danh dự của họ là nghĩa vụ phải chấp hành pháp luật; Ln tìm cách chấn chỉnh những sai sót của bên được thi hành án, không gây thêm mâu thuẫn giữa người được thi hành án và người phải thi hành án; Để cho đương sự thấy việc làm của thi hành án là trách nhiệm chứ không phải là quyền. Chẳng hạn trách nhiệm cưỡng chế chứ không phải quyền cưỡng chế. “Đối với những trường hợp có điều kiện nhưng lại cố tình chây ỳ khơng chịu thi hành thì cần cương quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Theo tôi nghĩ làm tốt công tác cưỡng chế cũng là một biện pháp giáo dục. Ngoài cái tâm trong nghề là phải áp dụng đúng pháp luật để thi hành còn cần phải có nghệ thuật thi hành thì hiệu quả cơng việc mới cao. Nghệ thuật ở đây được kết hợp nhiều yếu tố như giải thích tận tình chu đáo, làm người dân xung quanh ủng hộ mình, kiên quyết xử lý đối với những người chống đối... Phải xem cưỡng chế như là một cuộc chiến đấu mà trong đó bản thân mình phải bảo vệ tất cả bởi vì người dân chỉ sai với pháp luật chứ không phải sai với Chấp hành viên. Do vậy, phải chuẩn bị chu đáo (như nắm rõ hồ sơ, thái độ, hoàn cảnh, mối quan hệ...của người bị cưỡng chế, am hiểu địa bàn, thái độ của người dân
xung quanh, việc phối hợp với chính quyền địa phương và các ban ngành hữu quan...)”. Ví như trên địa bàn xã Phú Hữu, huyện An Phú có một người phụ nữ cán bộ lão thành chuyên đi xúi giục, lôi kéo và tham gia chống đối việc thi hành án dù bản thân mình khơng phải là người phải thi hành án. Các cuộc cưỡng chế ở địa bàn khu vực đó hầu hết đều bị chống đối quyết liệt nên không thành cơng, án phải chuyển lên Phịng thi hành án tỉnh thi hành. Biết rằng đối tượng này khơng thể giải thích thuyết phục được nhưng tơi nghĩ phải gây được lòng tin với những người dân xung quanh cho nên tơi vẫn bình tĩnh vừa giải thích vừa thuyết phục hơn một giờ, khi thấy người dân xung quanh hiểu và biết đúng sai sự việc, họ tán thành và ủng hộ, tôi mới tiến hành cưỡng chế và cưỡng chế thành công, đối tượng chống đối bị bắt. Sau đó những vụ việc ở địa bàn này hầu như không phải cưỡng chế nữa mà họ đều tự nguyện thi hành. Gần 10 năm nay trên địa bàn đó đã khơng cịn phải cưỡng chế một vụ việc nào.
Hoặc bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn của Chấp hành viên Trần Hoài Phú, tỉnh Cà Mau. Theo Chấp hành viên Phú thì: Trong thực tế, để tổ chức thi hành một bản án Chấp hành viên không chỉ áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, mà trong nhiều trường hợp Chấp hành viên phải vận dụng tồn bộ tri thức của mình về: pháp luật, tâm lý, phong tục - tập quán của các đương sự và nhân dân địa phương nơi người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong việc thi hành án sinh sống. Thực tiễn cho thấy, trong quá trình tổ chức thi hành các loại án như buộc tháo dỡ nhà, di dời toàn bộ người và tài sản để giao đất cho người được thi hành án; án giao nhà; án giao con là những việc phức tạp, khó thi hành nhất, thì ngồi việc áp dụng đúng các qui định pháp luật, Chấp hành viên cịn phải làm tốt cơng tác vận động, thuyết phục đương sự, thể hiện:
Vụ việc thứ nhất: Phần quyết định Bản án số 129/ PTDS ngày
địa chỉ số 90A Rạch Rập - K2P8 - TP Cà Mau, phải giao trả cho bà Nguyễn Thị Tho, địa chỉ số 54 ấp Công Điền - xã Phong Lạc - huyện Trần Văn Thời - tỉnh Cà Mau - quyền sở hữu 1/3 phần kiến trúc căn nhà số 90A Rạch Rập - K2P8 - TP Cà Mau”. Trong q trình thi hành án, ơng Trước kiên quyết không tự nguyện giao 1/3 căn nhà cho bà Tho mà đề nghị được gặp bà Tho để thoả thuận. Bà Tho yêu cầu ông Trước giao nhà cho bà, nhưng không đồng ý gặp ông Trước để thoả thuận theo yêu cầu của ông Trước. Qua thơng tin của chính quyền địa phương và nhân dân biết được, bà Tho bị một số con của bà xúi giục bà tranh chấp nhà với ông Trước là con trai lớn của bà Tho để chia tài sản, cho nên không cho bà Tho tiếp xúc với ông Trước để thoả thuận thi hành án. Nắm được thông tin trên, tôi đã kết hợp với chính quyền địa phương giải thích, động viên ơng Trước tự nguyện giao nhà cho bà Tho, đồng thời thực hiện các thủ tục cưỡng chế thi hành án cho ông Trước và tổ chức lực lượng phối hợp cưỡng chế. Trước ngày cưỡng chế, tơi kết hợp cùng chính quyền địa phương, tiếp tục động viên thuyết phục ơng Trước và thông báo cho ông Trước biết, trước khi cưỡng chế một giờ sẽ tạo điều kiện cho ông Trước và bà Tho gặp nhau để thoả thuận. Về phía bà Tho, tơi thơng báo cho bà Tho phải có mặt tại nơi nhận nhà trước giờ cưỡng chế một tiếng. Khi lực lượng cưỡng chế tập trung tại UBND phường, tôi cùng cán bộ Tư pháp đến nhà ông Trước, mời bà Tho (không cho những người con bà Tho đi theo) và ông Trước gặp nhau để thoả thuận. Trên cơ sở cuộc gặp giữa ông Trước và bà Tho, chúng tôi tiếp tục giải thích, động viên và thơng báo cho ơng Trước biết nếu ông không tự nguyện giao nhà cho bà Tho thì lực lượng cưỡng chế sẽ tiến hành cưỡng chế và khi đó hậu quả khơng chỉ có việc vẫn phải thi hành án mà ơng cịn phải gánh chịu thêm những chế tài pháp lý khác. Kết quả là, trước giờ cưỡng chế 15 phút, ông Trước đã tự nguyện giao nhà cho bà Tho để thi hành án. Như vậy, bằng cách vừa kiên trì thuyết phục, vừa gây áp lực về tâm lý và mở cho
người thi hành án một lối thốt đúng lúc, thì đương sự sẽ chuyển biến từ tâm lý đối đầu sang hợp tác và tự nguyện thi hành án.
Vụ việc thứ hai: Tại phần quyết định của bản án số: 31/PTHN ngày
11/8/2003 của TAND tỉnh Cà Mau tuyên xử: buộc Lê Văn l trú tại ấp Xóm Chùa, xã Hồ Tân, thành phố Cà Mau, phải giao cháu Lê Chí Nguyện sinh ngày 15/4/2000 cho chị Huỳnh Thị Mai trực tiếp ni. Trong q trình thi hành án, ơng Lê Văn Uôl không chấp hành giao con cho chị Mai nuôi dưỡng. Biết rõ đây là loại án đặc biệt khó khăn vì liên quan đến việc chia cắt tình cảm ruột thịt nên nếu dùng sức mạnh cưỡng chế, áp đặt thì khó có thể thành cơng nên một mặt, tơi kiên trì động viên thuyết phục ơng l, mặt khác, tìm hiểu về gia đình của l, kết hợp cùng với chính quyền địa phương tiếp cận cha mẹ của l để thuyết phục nhưng khơng được. Tơi tiếp tục tìm hiểu trong thân tộc của l người nào có uy tín để tiếp cận thuyết phục họ ủng hộ và đề nghị giúp đỡ bằng cách mời họp thân tộc có sự tham gia của chính quyền địa phương, các tổ chức đồn thể và cơ quan thi hành án. Được sự ủng hộ giúp đỡ của nhiều người thuộc nhiều thành phần có uy tín trong thân tộc và ở địa phương. Kết hợp sự kiên trì giải thích, thuyết phục và nắm bắt tâm lý đối tượng, nên Lê Văn l đã tự nguyện giao cháu Lê Chí Nguyện cho chị Mai ni dưỡng.
Vụ việc thứ ba: Tại phần quyết định bản án số 294/PTDS ngày
16/12/2003 của Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau tuyên xử: buộc chị Mã Thị Hui và những người có tên trong hộ của chị Hui phải di dời căn nhà tại ấp 4, xã Tân Thành, TP Cà Mau, trả lại phần đất ngang 10 mét, dài 35 mét cho bà Đồn Thị Phương. Q trình thi hành án thể hiện bà Hui và các con của bà kiên quyết không chấp hành di dời nhà, trả đất để thi hành án, mặc dù Chấp hành viên đã nhiều lần thuyết phục, động viên. Do đó, tơi thơng qua chính quyền địa phương để biết hồn cảnh gia đình bà Hui có thực sự khó khăn về chỗ ở hay khơng. Qua tìm hiểu biết được cha mẹ chồng bà Hui ở cùng xã, có
đất (chồng bà Hui đã chết). Trước khi tổ chức cưỡng chế, tơi kết hợp cùng các tổ chức đồn thể và chính quyền địa phương, trực tiếp đến nhà bà Hui động viên thuyết phục bà Hui tự nguyện di dời nhà, giao trả đất cho bà Đương để thi hành án và nhận tiền hỗ trợ di dời của bà Đương, nhưng bà Hui vẫn kiên quyết không chấp hành, khi được tống đạt quyết định cưỡng chế thi hành án thì bà Hui khơng nhận. Trước tình thế đó, để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, một mặt tôi cho niêm yết quyết định cưỡng chế tại nhà bà Hui và ở chính quyền sở tại, mặt khác tơi tiếp tục cùng với các đồng chí chính quyền địa phương và các tổ chức đồn thể tìm hiểu ngun nhân tại sao bà Hui kiên quyết không chấp hành bản án và tìm biện pháp tháo gỡ, tránh việc cưỡng chế có thể xảy ra hậu quả xấu khơng lường trước được. Qua q trình nghiên cứu, tìm hiểu chúng tơi nhận thấy rằng biện pháp xác định là thơng qua người có uy tín nhất đối với bà và các con của bà Hui, phân cơng người có uy tín và khả năng thuyết phục, trực tiếp thuyết phục người này, để họ tác động bà Hui tự tháo dỡ nhà, di dời giao trả đất cho bà Đương, để thi hành án. Kết quả thật bất ngờ, sau khi có sự tác động, thuyết phục của người thân trong họ tộc, ngay ngày hơm sau, bà Hui có đơn xin tự nguyện dỡ nhà giao trả đất cho bà Đương và xin nhận tiền hỗ trợ di dời.
Qua những vụ việc cụ thể nêu trên cho thấy, trong việc tổ chức thi hành những vụ việc phức tạp và khó thi hành, nếu Chấp hành viên kiên trì giải thích, kết hợp cùng chính quyền địa phương, các tổ chức đồn thể cơ sở và khi cần thiết có cả những người có uy tín trong thân tộc của người phải thi hành án, thì thành cơng có thể đạt trên 90%. Giảm vụ việc phải cưỡng chế, được nhân dân đồng tình ủng hộ và dư luận hoan nghênh. Mặt khác, qua công tác vận động thuyết phục Chấp hành viên đã tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, có tác dụng giáo dục rất lớn đến mọi tầng lớp nhân dân. Nhờ đó mà kết quả và chất lượng hoạt động thi hành án dân sự ngày càng được nâng lên.
Nhờ thực hiện tốt công tác GDPL như đã nêu trên nên số lượng vụ việc phải cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vụ việc mà các cơ quan thi hành án dân sự phải thi hành. Theo số liệu của Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp thì tình hình, kết quả tổ chức cưỡng chế thi hành án thể hiện:
+ Năm 2010: Tổng cục Thi hành án dân sự đã chỉ đạo các cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện tốt công tác giáo dục thuyết phục, làm tốt công tác dân vận để hạn chế phải chế thi hành án. Việc cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ đặt ra trong trường hợp khơng cịn giải pháp nào khác. Đối với những trường hợp cần cưỡng chế thì phải chuẩn bị chu đáo các phương án, không để lặp lại trường hợp diễn ra tự thiêu ở Hưng Yên. Năm 2010, toàn ngành đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 9.952 trường hợp, trong đó có 5.583 cuộc cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng liên ngành. Hầu hết các vụ việc tổ chức cưỡng chế bảo đảm đúng trình tự, thủ tục và thành công. Tại nhiều địa phương, do công tác vận động, thuyết phục có hiệu quả nên số vụ việc phải tổ chức cưỡng chế rất ít; nhiều vụ việc sau khi cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định cưỡng chế thi hành án, đương sự đã tự nguyện thi hành, không phải tổ chức cưỡng chế. Những vụ việc tổ chức cưỡng chế lớn, phức tạp đều được các cơ quan Thi hành án dân sự xây dựng kế hoạch cụ thể và báo cáo xin ý kiến của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cùng cấp trước khi tổ chức cưỡng chế. Công tác chỉ đạo cưỡng chế thi hành án dân sự luôn được Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm, chỉ đạo, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Thi hành án dân sự với cơ quan Cơng an và các ban, ngành có liên quan.
+ 6 tháng đầu năm 2011: Các cơ quan Thi hành án dân sự đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 2.813 trường hợp,