Sự suy tàn của chế độ Aparthai tác động đến độc lập dân tộ cở Nam Ph

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 28 - 31)

màu phải đi làm thuê cho các ông chủ da trắng trong các đồn điền, trang trại, hay làm lao công tại các thành phố, với mức lương thấp, nhiều khi thấp hơn cả mức tối thiểu đã quy định theo chuẩn nghèo. Vì thế, những người làm cơng da đen, da màu dù có việc làm, nhưng nghèo vẫn hồn nghèo, cái nghèo truyền đời. Đây là vấn đề xã hội nặng nề ảnh hưởng dai dẳng đến sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn sau, ảnh hưởng tiêu cực đến độc lập dân tộc của Nam Phi mà chính phủ mới phải nỗ lực giải quyết.

Những vấn đề khủng hoảng kinh tế, xã hội nêu trên, trong điều kiện thực thi chế độ phân biệt chủng tộc, khơng những khơng có đường tháo gỡ, trái lại ngày càng trở nên trầm trọng hơn, mâu thuẫn xã hội, sắc tộc ngày càng sâu sắc. Tình hình đó đã đặt chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai đứng trước sự suy tàn và diệt vong, đồng thời thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào phản kháng của người da đen và da màu đứng lên chống chính quyền phân biệt chủng tộc Aparthai.

1.2.3. Sự suy tàn của chế độ Aparthai tác động đến độc lập dân tộc ởNam Phi Nam Phi

Thuật ngữ Aparthai (Apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị Aparthai thì phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994 ở Nam Phi. Xét về mặt chính trị, chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai ở Nam Phi được hình thành bắt đầu từ thời điểm diễn

ra cuộc bầu cử năm 1948. Trong cuộc chạy đua bầu cử này, Đảng Dân tộc (National Party - NP) đã mở chiến dịch vận động tranh cử dựa trên chính sách phân biệt chủng tộc, nhờ đó đã đánh bại Đảng Thống nhất (United Party - UP) của Smuts, lập ra chính phủ liên minh với Đảng Người Phi (Afrikaner Party - AP) do mục sư Cơ đốc giáo Daniel Francois Malan lãnh đạo. Ngay lập tức, các chính sách Aparthai đã được áp dụng thơng qua việc ban hành luật cấm các đám cưới lai giữa những người lai khác chủng tộc; các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội, đặc biệt nó đã trở thành tiêu chí để quản lý các trường hợp có nghi vấn về nguồn gốc chủng tộc. Chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai là một chế độ bao gồm hệ thống chứa đựng rất nhiều các loại luật lệ cho phép thiểu số người da trắng Nam Phi lãnh đạo, phân biệt, bóc lột và đàn áp đại đa số những người châu Phi da đen, cả những người châu Á và da màu.

Chế độ phân biệt chủng tộcAparthai là sản phẩm đặc trưng của chế độ do những người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và một phần là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ XIX, đã đặt ra hệ thống giấy thông hành ở vùng thuộc địa Cape và Natal nhằm kiểm soát sự di trú của những người da đen từ các xứ sở bộ lạc của họ đến các vùng do người da trắng và da màu chiếm giữ, đặt người da đen dưới quyền thống trị của Anh. Hệ thống giấy thơng hành khơng chỉ kiểm sốt người da đen đến các vùng do người da trắng và da màu chiếm giữ, mà cịn kiểm sốt cả sự di chuyển của họ từ khu vực này sang khu vực khác trong một vùng. Nhân quyền của người da đen, da màu bị vi phạm nghiêm trọng.

Quyền công dân của người da màu và da đen bị siết chặt, kể cả quyền bầu cử. Chính phủ da trắng phân biệt cả sự đại diện của các đại biểu cho các cử tri theo Luật dự thảo về Cử tri năm 1951. Tuy nhiên, hiệu lực của Luật này đã bị cản trở tại tồ án bởi nhóm 4 cử tri được Đảng Thống nhất ủng hộ. Toà

án Tối cao Cape ủng hộ dự thảo luật nói trên, song Tồ án Phúc thẩm lại ủng hộ sự chống án và cho rằng đạo luật này khơng có hiệu lực. Lý do là đa số áp đảo với 2/3 số ghế nghị sỹ liên kết với nhau trong cả hai Viện Quốc hội đủ để thay đổi các điều khoản đã được quy định trong hiến pháp. Để đối phó, chính phủ đã tổ chức phiên toà tối cao về Dự thảo Luật Quốc hội, theo đó Quốc hội được quyền bác bỏ các quyết định của tồ án. Điều này có nghĩa là tun bố của Tồ án Tối cao ở Cape và Tồ Phúc thẩm đều khơng có hiệu lực.

Theo các chính sách phân biệt chủng tộc, người da màu cũng bị cưỡng bức phải sống trong các thành phố riêng biệt, trong nhiều trường hợp họ phải rời bỏ các ngơi nhà mà gia đình họ đã sinh sống từ nhiều đời, phải chấp nhận điều kiện giáo dục thấp kém, mặc dù vẫn còn tốt hơn so với người da đen. Về quyền bầu cử, người da màu cũng bị cấm đoán như người da đen.

Thực chất chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai là chế độ thực hiện sự thống trị của người da trắng đối với người da đen và da màu, mang đầy dẫy bất cơng, bất bình đẳng xã hội; là chế độ phản nhân đạo và nhân quyền. Một chế độ phản nhân quyền như thế, tự bản thân nó đã chứa đựng những nhân tố, những mâu thuẫn dẫn nó đến suy tàn; khơng tránh khỏi sự phản kháng quyết liệt cả ở trong nước và trên thế giới.

Vì thế, từ những năm đầu thập kỷ 1980 đến đầu những năm 1990, tình hình an ninh, chính trị, xã hội của Nam Phi ngày càng rơi vào tình trạng bất ổn, bạo lực gia tăng, kéo theo khủng hoảng chính trị, buộc thế giới phải áp dụng lệnh cấm vận kinh tế đối với chế độ Aparthai, khiến cho nền kinh tế, xã hội Nam Phi trở nên vừa trì trệ vừa hỗn loạn, đặt chế độ này trước sự kết thúc. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của nhân dân các chủng tộc da đen và da màu ở trong nước, cùng với sự trừng phạt của cộng đồng quốc tế, đã đưa đến tình hình là nhân dân Nam Phi cần phải lựa chọn cho mình một thể chế chính trị mới, tiến bộ, đáp ứng được nguyện vọng chân chính của quảng đại người da màu và da đen, đồng thời cũng đặt cho chính quyền Aparthai phải tìm giải pháp để “thích nghi”.

Những phân tích về thể chế chính trị, kinh tế và xã hội nêu trên phản ánh sự tàn bạo, bất công và phi lý của chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai dẫn chế độ này tất yếu phải suy tàn và sụp đổ, đồng thời để lại nhiều hệ lụy nặng

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w