Ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tốc độc tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 64 - 66)

Ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tốc độc tăng trưởng kinh tế là vấn đề quan trọng trong chính sách kinh tế của nhà nước Cộng hòa Nam Phi nhằm cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư, tăng cường khả năng củng cố nền độc lập dân tộc. Sau khi loại bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, Nam Phi bắt tay ngay vào việc thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời sớm phát triển nền kinh tế thị trường, trong đó nhà nước tạo mơi trường thuận lợi hỗ trợ và khuyến khích đầu tư tư nhân phát triển, nhà nước cùng các doanh nghiệp thực hiện chiến lược hướng vào tăng trưởng kinh tế cao và hiệu quả. Nền kinh tế của Nam Phi lấy thị trường bên ngoài làm động lực cho tăng trưởng kinh tế bên trong, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tiến hành đồng bộ các biện pháp tự do hố thương mại đi đơi với việc thực hiện các chiến lược phát triển cơng nghiệp hiệu quả, bình thường hố các quan hệ tài chính quốc tế, xố bỏ sự kiểm soát đối với các giao dịch ngoại hối.

Trước đó, hầu hết các nước châu Phi đều đi theo mơ hình phát triển kinh tế lấy nhà nước đóng vai trị chủ đạo trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ chốt. Các nước này đã thực hiện chính sách hạn chế thương mại, duy trì tỷ giá hối đối cao. Vào những năm 1990, châu Phi bắt đầu và ngày

càng đẩy nhanh việc chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường mở. Thực hiện phát triển kinh tế thị trường, các nước châu Phi chú trọng vào những vấn đề chính là, thứ nhất, ổn định kinh tế vĩ mô (vấn đề nợ, lạm phát, thâm hụt ngân sách…); thứ hai, phát triển các lực lượng thị trường, hợp lý hóa thuế quan, xúc tiến và đẩy mạnh thương mại, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại;

thứ ba, phát triển khu vực tư nhân, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế,

kỹ thuật. Nhờ thực hiện các cải cách kinh tế, phát triển kinh tế thị trường mà các nước châu Phi trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP đã được nâng cao đáng kể. Theo đánh giá của ECA, tăng trưởng GDP của châu Phi năm 2001 là 4,3%, năm 2002 là 3,2%, năm 2003 là 3,8%, năm 2004 là 4,4%. Sự phân bố tăng trưởng GDP cho thấy có nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, như: Ghinê Xích đạo, Mơdămbích, Ănggola, Êtioopia, Bênanh, Cộng hịa Nam Phi… Trong số 21 quốc gia ở châu Phi được đánh giá là đã tiến hành những chương trình cải cách và điều chỉnh kinh tế, có 7 nước được đánh giá là đã thành cơng, đó là Buôckina Phaxô, Côt Divoa, Ghinê, Mali, Xênêgan, Môrixơ, Uganđa, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 4,7% trong giai đoạn 1996 - 2000 [13, tr.200].

Nam Phi là một quốc gia đóng vai trị “đầu tàu” trong phát triển châu Phi, từ năm 1999 đã có chính sách phát triển kinh tế mới, nhằm đưa Nam Phi phát triển và càng đóng vai trị quan trọng của châu lục và thế giới. Cơ cấu kinh tế của nước này được phát triển theo hướng lấy công nghiệp và dịch vụ làm chủ đạo; thương mại và đầu tư được chú trọng phát triển nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế to lớn của Nam Phi về tài nguyên khoáng sản, về cơ sở hạ tầng hiện đại, về vị trí địa chiến lược. Các chương trình và kế hoạch được thực hiện trong thời kỳ cải cách đã thay thể chế kinh tế trước đó, chuyển dần sang kinh tế thị trường, đưa nền kinh tế đất nước tăng trưởng và có sự phát triển mới, tốc độ tăng trưởng khá cao. Nam Phi cũng đã tính đến tầm nhìn đến năm 2025 trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, trên cơ sở thực hiện

các chương trình, kế hoạch cải cách kinh tế, chiến lược phát triển trong các giai đoạn 2001 - 2005, và 2005 - 2010.

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước được chính quyền mới chú trọng nhằm tạo cho nền kinh tế có bước phát triển mới. Nam Phi đã tập trung thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng vào năm mục tiêu chính là:

- Nam Phi duy trì và mở rộng năng lực cạnh tranh quốc tế trên cơ sở phát triển các ngành cơng nghiệp chế tạo dựa trên tài ngun khống sản giàu có, coi đó là hạt nhân của sự phát triển kinh tế.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ, những ngành không dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tạo động lực phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ và bền vững.

- Thực hiện các biện pháp hướng tới liên kết các ngành công nghiệp chủ chốt dựa vào tài nguyên với các ngành công nghiệp chế tạo khác bằng cách khuyến khích sự liên kết lợi ích.

- Khuyến khích các ngành cơng nghiệp chế biến nơng sản phát triển, coi đó là mục tiêu để phát triển việc làm trong bộ phận dân cư có điều kiện sống bất lợi nhất; chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Tất cả các ngành kinh tế đều hướng vào mục tiêu cơng nghiệp hóa đất nước nhằm nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và tính độc lập của nền kinh tế Nam Phi.

Những chính sách kinh tế đó là nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế mới, thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nam Phi, một nền kinh tế sau thời gian dài ở trong tình trạng kém phát triển dưới thời chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai.

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w