Mặc dù đã gần hai mươi năm dưới chế độ mới, đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, nhưng Nam Phi vẫn còn nhiều vấn đề xã hội phức tạp chưa được giải quyết. Đó là các vấn đề thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng thu nhập, bệnh tật, phân hóa xã hội, sức khỏe, dân số, mơi trường, tham nhũng... cịn nặng nề và diễn biến phức tạp.
Trên nhiều phương diện, Nam Phi là một nước phát triển, tuy nhiên, sự phát triển của Nam Phi chủ yếu tập trung quanh bốn vùng trung tâm là Cape Town, Port Elizabeth, Durban, và Pretoria/Johannesburg. Ngồi bốn trung tâm kinh tế đó, sự phát triển rất ít thấy ở các địa phương khác và tình trạng nghèo khổ vẫn hiện diện dù đã có những nỗ lực của chính phủ. Tuy nhiên, các vùng đệm quan trọng những năm gần đây đã có những bước phát triển nhanh chóng. Như vùng Vịnh Mossel tới Vịnh Plettenberg; vùng Rustenburg; vùng Nelspruit; Bloemfontein; Bờ biển Cape West; KZN North Coast.
Nam Phi cũ là một trong những nước có tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới. Hơn một thập kỷ tăng trưởng kinh tế liên tục đã giúp giảm tình
trạng thất nghiệp, nhưng các vấn đề kinh tế, xã hội gay dắt vẫn cịn đó, các vấn đề tội phạm, tham nhũng và HIV/AIDS.. có nguy cơ phát triển trầm trọng. Dù có nhiều phát triển, nhưng Nam Phi vẫn bị xếp vào loại bất bình đẳng nhất thế giới; 20% người nghèo nhất của Nam Phi chỉ nhận được 3% thu nhập quốc dân, trong khi 20% người giàu nhất nhận được 42%. Sự tương phản càng rõ nét khi một bên với khoảng 30% dân số (5,4 triệu người) sống trong điều kiện giàu có thuộc diện “thế giới thứ nhất” ở Nam Phi, thì đối lập lại 53% dân số (khoảng 22 triệu người) ở phía bên kia sống trong điều kiện nghèo khổ thuộc “thế giới thứ ba”. Không những thế, trong số 22 triệu dân nghèo khổ này, chỉ có 1/4 được tiếp cận với nguồn nước sạch và điện sinh hoạt, một nửa trong số họ mới qua giáo dục bậc tiểu học, 1/3 số trẻ em đang phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng.
Chính phủ mới Nam Phi thời hậu Aparthai đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nan giải như: giảm nghèo, giảm mất cân bằng sắc tộc, hạn chế thất nghiệp, phòng trừ bệnh tật, đặc biệt là tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDs của Nam Phi vào loại cao nhất thế giới, cuối năm 2001, số người lớn bị nhiễm HIV lên tới 20,1% dân số cả nước và nhiều vấn đề xã hội khác.
Một tình hình khá nan giải của xã hội Nam Phi là tình trạng thất nghiệp gia tăng. Mặc dù chính phủ đã có nhiều nỗ lực, nhưng trong thập kỷ 1990, việc làm chính thức ở Nam Phi có chiều hướng giảm mạnh, thất nghiệp tăng cao. Trong cơ cấu lao động và thất nghiệp ở Nam Phi, thất nghiệp tập trung nhiều ở lực lượng lao động không có kỹ năng, bán kỹ năng và trong các ngành phi chính thức. Tỷ lệ thất nghiệp chung có xu hướng tăng lên, từ dưới 10% trong thập kỷ 1970 lên 50% năm 1995, sau đó giảm xuống nhưng vẫn ở mức 25,3% năm 2005. Riêng đối với người da đen, tỷ lệ thất nghiệp năm 2001 là 42,5%, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp của người da trắng năm 2001 chỉ là 4,6%. Báo cáo năm 2003 của chính phủ Nam Phi cho rằng, trong số 11 triệu người ở độ tuổi 16 - 30, có tới 52% bị thất nghiệp.
Chỉ số này trong những năm 2006 - 2009 cũng chưa được cải thiện đáng kể. Phần lớn những người thất nghiệp trong độ tuổi rất khó tìm kiếm việc làm trong những ngành kinh tế chính thức, bởi trình độ học vấn và kỹ năng lao động của họ không đáp ứng nhu cầu.
Tại Nam Phi, bất bình đẳng theo giai cấp chiếm khoảng 60% bất bình đẳng chung, cịn lại bất bình đẳng sắc tộc chiếm 40%, trong khi ở đất nước đa sắc tộc như Malaixia tỷ lệ này là 13%. Mặc dù tỷ lệ thu nhập của người da trắng đã giảm dần trong giai đoạn 1993 - 2010, nhưng số giảm này chủ yếu là do tăng trưởng dân số của nhóm người da trắng thấp hơn nhiều so với người da đen, bất bình đẳng thực tế vẫn cịn. Chỉ có 4% người da trắng thuộc diện nghèo, mà tỷ lệ nghèo khổ chung của toàn Nam Phi là 50%. Trong lực lượng lao động Nam Phi, có 40% người da đen bị thấp nghiệp, 84% số người da đen có việc làm chỉ được nhận mức lương thấp, thu nhập trung bình của họ bằng 1/7 người da trắng.
Người tị nạn từ các quốc gia nghèo láng giềng cộng với dòng người nhập cư từ Cộng hòa Dân chủ Cônggo, Mozambique, Zimbabwe, Malawi và nhiều nước khác đang là một vấn đề với Nam Phi. Với tỷ lệ thất nghiệp cao trong cộng đồng người nghèo Nam Phi, tình trạng bài ngoại là một mối lo ngại rất hiện thực và nhiều người sinh tại Nam Phi cảm thấy bực bội với những người nhập cư được coi là nguyên nhân khiến nhiều người Nam Phi bị mất việc vì người nhập cư nhận đồng lương thấp hơn công dân Nam Phi, đặc biệt trong ngành công nghiệp xây dựng, du lịch, nông nghiệp và dịch vụ trong nước. Những người nhập cư bất hợp pháp cũng tham gia tích cực vào thị trường chợ đen. Tuy nhiên, nhiều người nhập cư tới Nam Phi vẫn tiếp tục sống trong tình trạng nghèo khổ, và chính sách nhập cư của Nam Phi dần trở lên chặt chẽ từ năm 1994.
Những hạn chế được phân tích trên phản ánh trên lĩnh vực kinh tế và xã hội, nhưng cũng là những hạn chế chính trong cơng cuộc củng cố độc lập dân
tộc ở Nam Phi trong giai đoạn 1993 - 2010. Điều đó có nghĩa là, những khó khăn, hạn chế về kinh tế, những vấn nạn và bức xúc về xã hội đã khách quan làm suy giảm sức mạnh đất nước và khả năng bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc. Những hạn chế đó đã đặt cơng cuộc củng cố độc lập dân tộc ở Nam Phi trước những thách thức mới, cần phải tập trung nỗ lực vượt qua, giải quyết, để Nam Phi có thể giữ vững độc lập dân tộc của mình, tiếp tục đưa đất nước tiến lên trong khơng gian tồn cầu hóa.