Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện tăng

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 98 - 102)

dân tộc, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa

Bài học từ Nam Phi cả thành công và không thành công trong thực hiện cải cách kinh tế - xã hội và củng cố độc lập dân tộc gần hai thập kỷ qua cũng là một dữ liệu quan trọng, đáng để chúng ta xem xét và học tập trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của Việt Nam đòi hỏi rất cao sự nỗ lực của cả dân tộc, phát huy mọi nguồn lực trong nước cho sự phát triển; đồng thời yêu cầu rất lớn phải tranh thủ và khai thác mọi nguồn lực từ bên ngoài, mở rộng hợp tác quốc tế. Yêu cầu phát triển kinh tế phải luôn gắn với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đó khơng chỉ là mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển bền vững mà còn là sự thể hiện sâu sắc bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh quan điểm: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hịa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vê và cải thiện môi trường” [12, tr.98-99].

Để phát triển đất nước, trong xu thế hội nhập hiện nay, nước ta nhất thiết phải tăng cường và mở rộng các mối quan hệ quốc tế, gia tăng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, khai thác tốt nhất những nguồn lực cho sự phát triển và môi trường, điều kiện cho công cuộc bảo vệ đất nước. Những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, khoảng sản, những kết quả tích cực của cơng

cuộc cải cách của Cộng hịa Nam Phi đã đặt ra cho Việt Nam cần phải gia tăng hợp tác và có thể khai thác các nguồn lực từ Nam Phi nói riêng và châu Phi nói chung cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam cần tận dụng và khai thác tốt hơn để phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong thời gian tới.

Đảng ta xác định: “Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững” [12, tr.99]. Cần khẳng định, sức mạnh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc trong tình hình mới là sức mạnh tổng hợp của khối đại đồn kết tồn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phịng tồn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân, trong đó, “Sức mạnh bên trong của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sự trong sạch đội ngũ cán bộ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định” [9, tr.46].

Trong tình hình mới, chúng ta cần phải nhận thức đúng và giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ, để không những đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội mà còn tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, củng cố độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, quan hệ biện chứng và thống nhất với nhau, không thể tách rời của cách mạng nước ta trong tình hình mới, cần phải được kết hợp chặt chẽ.

Xây dựng và bảo vệ, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phịng - an ninh ln gắn bó chặt chẽ với nhau trong cùng mục tiêu thống nhất: vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

đất nước, vừa giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong mối quan hệ ấy, xây dựng là cơ sở của bảo vệ, trong xây dựng có bảo vệ, xây dựng là “phương thức hữu hiệu nhất” để bảo vệ; theo đó, xây dựng đất nước mạnh lên, khắc phục những yếu kém, suy thoái, chệch hướng, tụt hậu, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm an sinh xã hội là tạo điều kiện vững chắc cho bảo vệ, đó cũng là bảo vệ. Bảo vệ là tạo điều kiện cho xây dựng, trong bảo vệ có xây dựng, bảo vệ trong q trình xây dựng; lực lượng bảo vệ cũng là lực lượng tham gia xây dựng.

Giải quyết mối quan hệ này đòi hỏi, phát triển kinh tế - xã hội không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội, dân sự, dân sinh; mà còn phải nhằm đáp ứng nhu cầu quân sự, quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, củng cố độc lập dân tộc. Củng cố, xây dựng quốc phịng, an ninh và độc lập xân tộc khơng chỉ phục vụ cho bảo vệ Tổ quốc; mà còn phải phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, theo yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ phải thể hiện trong tất cả các cấp, các ngành kinh tế, xã hội, trên quy mơ tồn quốc, cũng như từng địa phương cơ sở, từng đơn vị, doanh nghiệp, trong nhận thức cũng như trong tổ chức hoạt động thực tiễn. Nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất giải quyết mối quan hệ này trong thực tiễn, thực hiện chính sách, biện pháp đúng đắn kết hợp giữa xây dựng và bảo vệ, giữa kinh tế và quốc phòng, an ninh; giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội; giữa phát triển đất nước và củng cố độc lập dân tộc trong tình hình mới.

Tiểu kết chương 3

Trong gần hai mươi năm dưới chính quyền mới, Nam Phi đã giải quyết khá thành công trên nhiều vấn đề, đặc biệt giữa tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống dân cư với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa bỏ căn bản chế đọ phân

biệt chủng tộc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa phát triển kinh tế và mở rộng hợp tác, hội nhập với khu vực và thế giới trong điều kiện tồn cầu hóa với việc giữ vững an ninh quốc gia và bảo đảm, củng cố độc lập dân tộc. Nền kinh tế Nam Phi ngày càng phát triển và trở thành nền kinh tế lớn "đầu tàu" của khu vực; gia tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế đất nước.

Trong thời gian tới, tuy đất nước Nam Phi cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng triển vọng chung và xu hướng chủ đạo là vẫn tiếp tục phát triển trên tất cả các lĩnh vực; vị thế đất nước được nâng cao; độc lập dân tộc được giữ vững và củng cố vững chắc. Thực hiện tốt việc hịa hợp và đồn kết dân tộc tạo sức mạnh và động lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước và gia tăng sức mạnh củng cố độc lập dân tộc là bài học kinh nghiệm quan trọng được rút ra từ thực tiễn Nam Phi, các nước đang phát triển cần nghiên cứu, học tập và vận dụng cho phù hợp.

Phân tích, làm rõ q trình củng cố độc lập dân tộc ở Nam Phi trong giai đoạn 1993 - 2010, có thể liên hệ và rút ra một số vấn đề bổ ích đối với Việt Nam hiên nay trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc. Những vấn đề giữa tăng trưởng và bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội; giữa xây dựng và bảo vệ; giữa phát triển, hội nhập và củng cố độc lập dân tộc cần phải được nhận thức đúng và giải quyết tốt trong thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như Đại hội XI của Đảng đã xác định.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w