Thực hiện công bằng xã hội, thay đổi chế độ phân phối thu nhập, thực hiện chính sách giảm nghèo

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 69 - 72)

nhập, thực hiện chính sách giảm nghèo

Sự thay đổi lớn nhất về mặt chính trị và xã hội ở Nam Phi kể từ khi Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) lên nắm quyền từ năm 1994 là việc xóa bỏ sự phân biệt giai cấp và sắc tộc giữa người da trắng và người da đen, đánh dấu một mốc son phát triển mới, lần đầu tiên sau hơn 300 năm người da đen, được quyền bỏ phiếu bầu cử, được quyền phát biểu và hội họp tự do, thực hiện các quyền cơng dân chân chính của mình. Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Nelson Manđela đã phải tiếp nhận một nền kinh tế và một hệ thống xã hội yếu kém, lạc hậu, cùng hàng loạt vấn đề nan giải liên quan đến xung đột lợi ích giai cấp, sắc tộc, chính trị, bệnh tật, nghèo đói, đặc biệt là tình trạng bất bình đẳng xã hội sâu sắc mà chế độ phân biệt chủng tộc để lại. Trong bối cảnh đó, các vấn đề cơng bằng xã hội, thay đổi chế độ phân phối thu nhập, giảm nghèo nếu khơng thực hiện tốt thì sẽ có nguy cơ dẫn đến bùng phát xã hội gây hậu quả khó lường, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và nền độc lập dân tộc của nước Nam Phi mới.

Vì thế, chính phủ của Tổng thống Nelson Manđela và các tổng thống Nam Phi sau đó đã kiên trì thực hiện các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề về công bằng xã hội, thay đổi chế độ phân phối thu nhập, giảm nghèo của đất nước và đạt được những kết quả, tiến bộ đáng khích lệ. Với phương châm “vì cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người”, Đảng ANC và chính quyền Nam Phi mới đã thực hiện hàng loạt các chương trình, kế hoạch hành động được tiến hành ngay sau khi lên cầm quyền. Điển hình là Chương trình Tái thiết và Phát triển (RDP) được khởi xướng từ năm 1994 nhằm ổn định tình hình xã

hội hậu phân biệt chủng tộc, tiến hành xây dựng đất nước, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người.

Một điểm chú ý là Nam Phi phân loại và thực hiện nền kinh tế theo kinh tế chính thức và phi chính thức. Việc xây dựng thành cơng một chế độ dân chủ, ổn định chính trị kể từ năm 1994 đã tạo cơ hội cho mọi người dân Nam Phi được hưởng lợi ích từ sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Tổng thống Nelson Manđela và Thabo M.Beki đã tiến hành chính sách “hai nền kinh tế trong một quốc gia”, còn được gọi là “nền kinh tế nhị nguyên” (dual economy). Điều đó một mặt nhằm hình thành một nền kinh tế tiên tiến, dựa trên lao động kỹ năng cao, đủ sức cạnh tranh trên toàn cầu; mặt khác xây dựng một nền kinh tế phi chính thức, dựa trên lao động kỹ năng thấp để hạn chế tình trạng thất nghiệp do nền kinh tế chính thức tạo ra.

Về mặt xã hội, nền kinh tế nhị nguyên được xây dựng dựa trên 3 trụ cột chính là: một là, khuyến khích tăng trưởng và phát triển trong nền kinh tế chính thức; hai là, tạo việc làm trong nền kinh tế phi chính thức; ba là, thực hiện an sinh xã hội để xóa bỏ đói nghèo. Ba trụ cột chính này của nền kinh tế nhị nguyên Nam Phi thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa phát triển và tăng trưởng kinh tế - xã hội với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đưa nền kinh tế Nam Phi phát triển theo hướng bền vững.

Trong nền kinh tế chính thức, việc tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đã khiến thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên. Cịn cơng bằng xã hội chủ yếu được thực hiện thơng qua nền kinh tế phi chính thức và phân phối phúc lợi xã hội. Trong nền kinh tế phi chính thức, các lĩnh vực ưu tiên cho người da đen và da màu được mở rộng, từ bán hàng hóa trên đường phố đến các ngành chế tạo quy mô nhỏ, hầu hết tập trung vào các ngành bán lẻ và dịch vụ, chỉ có một số ít là trong ngành chế tạo. Trong số 12 triệu người làm việc trong ngành kinh tế phi chính thức năm 1998, có tới 86% là người da đen, 7,6% là người da màu. Việc thực

hiện hai nền kinh tế đã cho thấy, Cộng hòa Nam Phi vừa quan tâm đến tăng trưởng kinh tế nhằm đưa nền kinh tế ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, vừa quan tâm đến việc làm và đời sống của người lao động, nhất là đối với người da màu và da đen.

Sau sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai, chính phủ Nam Phi đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để người da đen và da màu có việc làm và nâng cao thu nhập cho họ, với mục đích giảm mạnh tỷ lệ hộ đói nghèo. Đây là cố gắng rất lớn của chính phủ trong việc bảo đảm đời sống cho người lao động, đặc biệt là người nghèo, thực hiện bình đẳng xã hội và các mục tiêu xóa nghèo. Luật về Quyền lợi Kinh tế của người da đen (BEE) được Nam Phi ban hành là nhằm mục đích mở rộng sự tham gia của người da đen trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và bảo vệ quyền lợi đó. Luật này được đánh giá là một chiến lược nhằm “bình thường hóa” xã hội vốn bị phân biệt, kỳ thị trong chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai. Luật về Quyền lợi Kinh tế của Người da đen là một chiến lược nhằm khắc phục và chống lại những rủi ro chính trị, kinh tế, xã hội cho người da đen.

Luật về Quyền lợi Kinh tế của người da đen đã nhanh chóng đi vào thực tiễn xã hội. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, sở hữu cổ phần của người da đen có chiều hướng gia tăng, người da đen tham gia và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các ngành kinh tế của Nam Phi. Người da đen Nam Phi được sở hữu 10% tiền đầu tư trong ngân hàng Absa, một trong 4 ngân hàng lớn nhất của Cộng hòa Nam Phi. Năm 2003, khả năng huy động vốn của các công ty do người da đen quản lý trên thị trường chứng khoán Johannesburg (JSE) là 6,7 tỷ USD, nâng quyền kiểm soát của người da đen trong tổng vốn huy động của JSE lên 3%. Đó là những ví dụ sinh động về vai trị của người da đen trong sự phát triển của kinh tế Nam Phi, thể hiện rõ ràng hiệu quả thực tế của việc thực thi chiến lược công bằng xã hội, thay đổi chế độ phân phối thu nhập, giảm nghèo ở Nam Phi.

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w