Hội nhập kinh tế khu vực và tồn cầu, tự do hóa thương mại và đầu tư

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 66 - 69)

và đầu tư

Hội nhập kinh tế khu vực và tồn cầu, tự do hóa thương mại, đầu tư là chủ trương phát triển kinh tế đúng đắn và quan trọng của Nam Phi trong điều

kiện tồn cầu hóa kinh tế phát triển sâu rộng. Cùng với cải cách ở trong nước, từ khi lên cầm quyền vào năm 1994, chính quyền Nam Phi mới dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nelson Manđela đã bắt tay ngay vào việc khắc phục sự cơ lập với thế giới bên ngồi, đặc biệt là sự cấm vận của cộng đồng quốc tế đối với Nam Phi dưới chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại cả về chính trị và kinh tế, coi thị trường khu vực và quốc tế là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện chiến lược cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước. Chính sách đối ngoại, hội nhập kinh tế của Nam Phi thực sự là một chiến lược để tăng cường mối quan hệ Nam - Nam, cũng như dân chủ hóa các thể chế quốc tế vì tương lai tươi sáng hơn cho Nam Phi và các nước đang phát triển.

Hợp tác kinh tế với các nước láng giềng.

Hợp tác kinh tế với các nước láng giềng là một hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại, mở rộng quan hệ kinh tế của chính quyền Nam Phi từ năm 1993 đến nay. Chính sách kinh tế đối ngoại mới của Nam Phi đã tập trung hướng vào các quốc gia láng giềng và gắn bó với các nền kinh tế khu vực, tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với các nước trên thế giới, để cùng phát triển. Theo Sách trắng của Nam Phi năm 1994 [45, tr.10, 31-32] thì Nam Phi khơng thể xây dựng nền kinh tế mới trong sự cô lập với các nước láng giềng, khu vực. Vì điều đó là rất nguy hiểm đối với Nam Phi; và nếu nước này có ý định chi phối các nước láng giềng, hạn chế tốc độ tăng trưởng của họ, gây trở ngại đối với các nước láng giềng trong việc phát huy các tiềm năng thị trường thì càng trở nên nguy hiểm hơn. Điều quan trọng nhất là Nam Phi cần phải tham gia phát triển kinh tế khu vực thông qua các tổ chức và diễn đàn đa phương của châu lục, như Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC) và Liên minh Hải quan Nam Phi (SACU). Thực hiện theo phương hướng này, Cộng hòa Nam Phi đã thúc đẩy các quan hệ kinh tế song phương và đa phương với nhiều cấp độ với các nước láng giềng, khu vực và trên thế giới; thực hiện tự

do hóa thương mại và đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Nam Phi.

Việc Nam Phi đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả hợp tác kinh tế thương mại với các nước láng giềng và khu vực đã tạo điều kiện cho Nam Phi thực hiện các chiến lược tăng trưởng và phát triển có hiệu quả cho mình và cho cả khu vực Nam Phi. Điều đó cũng tránh được và hạn chế được những tác động tiêu cực nẩy sinh từ các chương trình của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF); tăng cường khả năng bảo vệ và củng cố độc lập về kinh tế, tránh cho nền kinh tế bị cô lập và phụ thuộc.

Nam Phi tham gia tích cực trong Ủy ban hợp tác khu vực châu Phi, được thành lập vào năm 2004, nhằm khơng những góp phần tăng cường liên kết khu vực, mà còn tạo nên sức mạnh cạnh tranh và bảo đảm sự độc lập, tự chủ về kinh tế của các quốc gia châu lục này đối với thế giới. Với mục tiêu nâng cao vai trị của mình trên thế giới, cuối năm 2004, Hội nghị cấp cao châu Phi gồm 40 nước họp ở Êtiôpia đã tập trung thảo luận các chủ đề an ninh khu vực, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. AU chính thức được thành lập năm 2002 với tham vọng đưa châu Phi thốt khỏi đói nghèo, xung đột, bệnh tật để ổn định và phát triển. Tại Hội nghị liên minh châu Phi (AU) hàng năm lần thứ 14 tổ chức tháng 6 năm 2004, các nhà lãnh đạo châu Phi đã tập trung thảo luận các vấn đề hợp tác châu Phi và thế giới, hợp tác Nam - Nam, hợp tác Bắc - Nam, thúc đẩy liên kết thông qua loại bỏ các hàng rào thương mại, ngăn ngừa dịch bệnh. Nhờ vậy, sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và các tổ chức kinh tế, tài chính thế giới như các cơ quan Liên hợp quốc, FAO, WB… ngày càng gia tăng và có hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế của châu Phi.

Như vậy, quan tâm đến tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế khơng chỉ được thực hiện bởi các chính sách đối nội, mà cịn được thực hiện bởi các hợp tác, liên kết khu vực và châu lục, được thực hiện bởi sự thống nhất tồn châu

lục. Điều đó đã tạo nên sức mạnh đáng kể đảm bảo cho sự độc lập, tự chủ về kinh tế và cả về chính trị của các quốc gia châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng trong bối cảnh mới.

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w