Việc củng cố độc lập trên lĩnh vực chính trị, xây dựng Hiến pháp và hệ thống pháp luật, bầu cử dân chủ, tổ chức nhà nước dân chủ đã tạo nền tảng chính trị - pháp lý bên trong cho cơng cuộc củng cố độc lập dân tộc ở Nam
Phi và còn tạo điều kiện cho việc củng cố độc lập dân tộc trên lĩnh vực ngoại giao, an ninh; đồng thời, củng cố độc lập dân tộc trên lĩnh vực ngoại giao, an ninh lại tạo điều kiện thực hiện tốt việc củng cố độc lập trên lĩnh vực chính trị. Q trình củng cố độc lập dân tộc trên lĩnh vực ngoại giao, an ninh ở Nam Phi giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2010 được thực hiện trên những vấn đề cơ bản sau:
- Bình thường hóa các quan hệ quốc tế, tái hội nhập với thế giới.
Đây là vấn đề cơ bản mà vị tổng tổng của Nam Phi mới quan tâm đầu tiên trong công cuộc củng cố độc lập dân tộc trên lĩnh vực ngoại giao, an ninh của mình. Sau sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai, việc bình thường hóa các quan hệ quốc tế được chính phủ Nam Phi mới đặt lên thành nhiệm vụ hàng đầu, thực hiện bình thường hóa các quan hệ quốc tế, tái hội nhập với thế giới. Đáng chú ý là bốn nguyên tắc cơ bản được Đảng ANC đưa ra trong quan hệ quốc tế của Nam Phi mới, gốm: thứ nhất, Liên hợp quốc, Phong trào không liên kết, Khối Thị trường chung và những tổ chức giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nhân quyền, hịa bình và bình đẳng; thứ
hai, để đạt được bình đẳng về kinh tế, chính phủ Nam Phi phải gắn bó chặt
chẽ với “Thế giới thứ ba”, nhấn mạnh tình trạng bất bình đẳng kinh tế và hệ thống thương mại tồn cầu bất cơng; thứ ba, lực lượng quân sự Nam Phi trong tương lai chỉ sử dụng để tự vệ và gìn giữ hịa bình, tiết kiệm để dùng cho phát triển; thứ tư, vận mệnh Nam Phi nằm ở châu Phi, ở đó Nam Phi có trách nhiệm ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc; Nam Phi khơng thể phồn thịnh giữa các nước nghèo khổ, nên khơng thể theo đuổi lợi ích riêng làm thiệt hại cho các nước khác ở miền Nam châu Phi.
Tiến trình bình thường hóa các quan hệ quốc tế, tái hội nhập khu vực và thế giới của Nam Phi được thực hiện thông qua những động thái chính sau:
Kể từ năm 1994, chính quyền Nam Phi mới đã tiến hành mạnh mẽ các hoạt động liên kết khu vực và hội nhập quốc tế. Nam Phi gia nhập và đóng vai trị
quan trọng trong Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC), gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đàm phán ký kết Hiệp định Hợp tác thương mại với EU. Nhờ chính sách đối ngoại mới tích cực và rộng mở, Nam Phi ngày càng đóng vai trị quan trọng trong Liên minh châu Phi (AU) và trong việc thực hiện Chương trình Đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi (NEPAD) của Liên minh này, cũng như trong các hoạt động liên kết khu vực khác.
Chính phủ Cộng hịa Nam Phi đã nỗ lực tái gia nhập các tổ chức khu vực và các thể chế đa phương. Trong hơn một thập kỷ qua, Cộng hòa Nam Phi đã trở thành một thành viên quan trọng trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế, bao gồm việc tái gia nhập Diễn đàn Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) vào năm 1996; Phong trào không liên kết (NAM) vào năm 1998; Khối Thịnh vượng chung năm 1999, Diễn đàn thế giới chống phân biệt sắc tộc năm 2001, Liên minh châu Phi (AU) năm 2002; Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững năm 2002; tham gia Nghị viện toàn Phi năm 2002. Trong tất cả các diễn đàn đó, Cộng hịa Nam Phi đã tích cực thúc đẩy các chương trình liên quan đến các vấn đề đói nghèo, bệnh tật và kém phát triển của các nước phương Nam. Đồng thời, các diễn đàn quốc tế trên đã tăng cường các lợi ích quốc tế của Nam Phi, có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của Nam Phi trên thế giới.
Cộng hòa Nam Phi thực hiện bình thường hóa, mở rộng và tăng cường các quan hệ ngoại giao với cộng động quốc tế theo phương hướng thực hiện chính sách khơng phân biệt, khơng trừng phạt và thân phương Tây, nhằm mục đích tăng cường hợp tác với các nước không thuộc khối cộng sản chủ nghĩa và các tổ chức quốc tế, tránh sự cô lập, tăng cường vị thế của Nam Phi trên thế giới, duy trì chủ quyền bằng cách kiềm chế sự can thiệp vào các mối quan hệ nội bộ của các quốc gia khác. Đây là một chủ trương đối ngoại phù hợp với tình hình, tạo uy tín và vị thế cho Nam Phi trên trường quốc tế, góp phần gia tăng sức mạnh củng cố độc lập dân tộc.
Cần thấy rằng, trong tiến trình tái hội nhập với khu vực và toàn cầu, Nam Phi gặp phải nhiều khó khăn và thách thức lớn, địi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua. Đó là thách thức từ cục diện chính trị nhất siêu, đa cường trên thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh, có nguy cơ ngăn chặn hoặc phủ nhận chiến lược tái hội nhập của Nam Phi sau thời kỳ chế độ phân biệt chủng tộc. Đó là thách thức bởi sự cạnh tranh gay gắt trong thương mại tồn cầu trong điều kiện tồn cầu hóa, gây trở ngại khơng nhỏ cho Nam Phi trong việc thực hiện chiến lược kinh tế - thương mại hướng về xuất khẩu. Đó cịn là những thách thức xuất phát từ những rủi ro về bệnh tật, thiên tai tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia của Nam Phi. Những thách thức đó đối với Nam Phi khơng chỉ biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế, mà còn thể hiện rất sâu sắc trên các vấn đề về an ninh quốc gia, các vấn đề của công cuộc bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc.
Tuy nhiên, Nam Phi đã vượt qua những thác thức, thực hiện phương hướng đối ngoại đúng đắn. Có thể khái quát những phương hướng đối ngoại chính của Cộng hịa Nam Phi, nhằm củng cố độc lập dân tộc trên các lĩnh vực ngoại giao và an ninh là:
- Bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia cùng các giá trị của đất nước trong các quan hệ song phương và đa phương.
- Thúc đẩy các quan hệ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau và tồn cầu hóa thơng qua đa dạng hóa và tăng cường các quan hệ thương mại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng liên kết khu vực.
- Thúc đẩy và mở rộng mối quan hệ quốc tế về vấn đề quyền con người và dân chủ.
- Đóng góp và ủng hộ các sáng kiến vì hịa bình, an ninh và ổn định thế giới, cũng như các sáng kiến tái thiết hậu xung đột.
- Ưu tiên các lợi ích và sự phát triển của châu Phi trong quan hệ quốc tế, chung sống hịa bình, hợp tác khu vực theo thực thể địa lý, tăng cường quan
hệ với các nước láng giềng, khẳng định Nam Phi là một bộ phận của lục địa châu Phi trong mối quan hệ bền vững, thân thiện với người da trắng.
- Thúc đẩy các chương trình hợp tác Nam - Nam và Bắc - Nam.
- Ủng hộ một trật tự thế giới ổn định, hiệu quả, dựa trên nguyên tắc đa phương để thúc đẩy và bảo vệ lợi ích các nước đang phát triển.
Những phương hướng nêu trên đã chi phối chính sách đối ngoại của Nam Phi trong suốt thời gian qua.
Trong các phương hướng đó, những hướng ưu tiên chủ yếu của Nam Phi cụ thể là: thứ nhất, chung sống hịa bình và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở miền Nam châu Phi; thứ hai, tăng cường quan hệ với các nước châu Phi khác trên nguyên tắc có đi có lại, cùng chung sức vượt qua những thách thức và tìm kiếm giải pháp để giải quyết các cuộc xung đột; thứ ba, thúc đẩy quan hệ hợp tác với các tổ chức đa phương; thứ tư, cải thiện mối quan hệ với các nước phát triển G7 và các đối tác thương mại chủ yếu của Nam Phi; thứ năm, tiếp tục phát triển các mối quan hệ truyền thống và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác mới của Nam Phi.
Năm hướng ưu tiên chính này đã thể hiện rõ Cộng hịa Nam Phi thực hiện quan hệ đối ngoại tồn diện, đa dạng và đa phương hóa trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại và an ninh, phù hợp với tình hình và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đó là hướng ưu tiên đối ngoại của Nam Phi không chỉ nhằm khẳng định sự tham gia và tiếng nói của quốc gia này trước cộng đồng thế giới, góp phần xây dựng nền hịa bình và ổn định trên thế giới, mà quan trọng còn là nhằm bảo đảm quyền lợi của đất nước, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho Nam Phi bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc cịn non trẻ của mình trước những biến động sâu sắc và những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và khu vực.
Tăng cường quốc phòng, an ninh là một nhiệm vụ thường xuyên và trọng yếu của Nam Phi trong việc củng cố độc lập dân tộc trên lĩnh vực an ninh. Theo hướng này, Cộng hòa Nam Phi đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh đất nước, như xây dựng và củng cố các lực lượng vũ trang; tham gia hoạt động một số tổ chức an ninh khu vực và thế giới. Theo đó, các lực lượng vũ trang Nam Phi, được gọi là Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Nam Phi (SANDF), được thành lập năm 1994. Trước năm 1994 các lực lượng này chỉ được gọi đơn giản là Lực lượng Quốc phòng Nam Phi (SADF). SANDF được chia thành bốn nhánh, Quân đội Nam Phi, Không quân Nam Phi, Hải quân Nam Phi, và Quân Y Nam Phi. Lực lượng vũ trang mới gồm Lực lượng Quốc phòng Nam Phi cũ - SANDF, cũng như các lực lượng của các nhóm quốc gia châu Phi, là Umkhonto we Sizwe (MK), Quân đội Giải phóng Nhân dân Azanian (APLA), và các lực lượng phòng vệ tổ quốc cũ. Những năm gần đây, SANDF đã trở thành lực lượng gìn giữ hịa bình chính tại châu Phi và đã tham gia vào các chiến dịch tại Lesotho, Cộng hịa Dân chủ Cơng gô, và Burundi, cùng nhiều nơi khác của lục địa châu Phi. Lực lượng này cũng tham gia như một phần của các lực lượng gìn giữ hịa bình đa quốc gia của Liên hiệp quốc.
Điều cần chú ý là, lực lượng quân sự Nam Phi chỉ sử dụng để tự vệ và gìn giữ hịa bình, bảo vệ độc lập dân tộc và an ninh quốc gia. Đây là một nguyên tắc cơ bản chỉ đạo trong xây dựng và tổ chức các lực lượng vũ trang của Cộng hòa Nam Phi.
Nam Phi đã tiến hành một chương trình vũ khí hạt nhân trong thập niên 1970 và có thể đã tiến hành một vụ thử hạt nhân trên Đại Tây Dương năm 1979. Từ đó, nước này đã từ bỏ chương trình hạt nhân của mình và phá hủy kho vũ khí hạt nhân nhỏ sở hữu, ký kết Hiệp ước Không Phổ biến vũ khí Hạt nhân năm 1991. Đây là nước châu Phi duy nhất đã phát triển thành cơng vũ khí hạt nhân. Nhưng Cộng hịa Nam Phi đã tuân theo Hiệp ước Không Phổ
biến vũ khí Hạt nhân, khơng coi vũ khí hạt nhân là cơng cụ để bảo vệ an ninh quốc gia và củng cố nền độc lập dân tộc của mình.
- Tăng cường hợp tác kinh tế - chính trị khu vực, tồn cầu.
Từ năm 1994, chính quyền Nam Phi mới đã ngày càng đa dạng hóa và mở rộng mạng lưới thương mại quốc gia, thị trường xuất khẩu và tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Cộng hịa Nam Phi trở thành nước dẫn đầu về xuất khẩu và thu hút FDI của châu Phi với các đối tác chủ yếu là Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Malaixia, Italia và Đức. Xuất phát từ các đối tác thương mại truyền thống đó, Nam Phi đã phát triển các mối quan hệ sâu rộng hơn với Bắc Mỹ, châu Á và châu Phi, góp phần tăng cường các quan hệ hợp tác Nam - Nam.
Nghiên cứu tiến trình thay đổi chính sách cũng như thực tế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Nam Phi từ năm 1994 đến nay, có thể nhận thấy một số đặc điểm đáng chú ý sau:
- Nam Phi thực hiện chiến lược, biện pháp hội nhập thơng thống và cởi mở hơn mà Nam Phi đã dần dần thoát khỏi sự biệt lập với thế giới bên ngoài như trong thời kỳ thống trị của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Aparthai. Nước Cộng hịa Nam Phi đã từng bước bình thường hóa quan hệ với các nước châu Phi, tái hội nhập khu vực châu Phi, nhất là khu vực miền Nam châu Phi. Những nấc thang trong quá trình hội nhập của Nam Phi cho thấy miền Nam châu Phi, cụ thể là SADC và SACU thực sự là hướng ưu tiên quan trọng hàng đầu của Nam Phi trong tiến trình hội nhập nhằm giành lại vị thế nước lớn trong khu vực Nam Phi nói riêng, tồn châu Phi nói chung, từ đó có tiếng nói quan trọng hơn trên các diễn đàn kinh tế và chính trị thế giới.
- Những ưu tiên hội nhập của Nam Phi được phản ánh rất rõ qua từng bước đi, bắt đầu từ hội nhập khu vực, tiến tới hội nhập đa tuyến thông qua các kênh song phương và đa phương. Nam Phi coi trọng các đối tác lớn, đồng thời cũng tìm sự hợp tác và hỗ trợ từ các nước vừa có số lượng đơng vừa có
nhiều nét tương đồng với Nam Phi như các nước phương Nam, phát triển các quan hệ quốc tế để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển ở trong nước.
- Cộng hòa Nam Phi gắn những nỗ lực cải cách ở trong nước với cải cách chính sách đối ngoại, ổn định và dân chủ hóa nền chính trị đi đơi với ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách hệ thống thương mại và đầu tư theo hướng tự do hóa, đa dạng hóa, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính, tạo mơi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hội nhập với khu vực và toàn cầu. Nam Phi coi hội nhập với khu vực và tồn cầu là một bộ phận gắn bó, một yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình cải cách ở trong nước.
Nhờ thực hiện hội nhập khu vực và thế giới, một số tập đoàn lớn của Nam Phi đã tham gia nhóm những người chơi chính trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu như Sab Miller, Sasol, Sappi…, thể hiện được khả năng và sức mạnh của mình. Trong các diễn đàn quốc tế đa phương như tổ chức WB, IMF, Liên hiệp quốc…, Nam Phi cùng một số nước lớn khác như Trung Quốc, Braxin, Nga, Ấn Độ, Mêhicơ đang có tiếng nói ngày càng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các nước nghèo, các nước đang phát triển, trong hợp tác kinh tế - thương mại Nam - Nam, Bắc - Nam.
Thành công của công cuộc cải cách kinh tế - xã hội và mở cửa của Cộng hòa Nam Phi không chỉ đưa đất nước Nam Phi trở thành nước đứng đầu châu Phi về phát triển, mà còn nâng cao vai trò và vị thế của Nam Phi trên trường quốc tế. Nam Phi cùng ba nước Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin đã trở thành những cực quan trọng của các nền kinh tế mới nổi. Nhiều dự báo cho rằng, trong giai đoạn đến năm 2030 bốn nền kinh tế này, trong đó có Nam Phi, sẽ trở thành một cực quan trọng trong cục diện thế giới đa cực; tạo điều kiện cho Cộng hòa Nam Phi gia tăng khả năng và sức mạnh để củng cố độc lập dân tộc của mình.