Thành công chủ yếu trong củng cố độc lập dân tộ cở Nam Phi.

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 74 - 79)

Qua những phân tích ở trên, có thể khái qt những thành cơng chủ yếu của Cộng hòa Nam Phi trong công cuộc củng cố độc lập dân tộc từ năm 1993 đến năm 2010 là:

Nam Phi đã giải quyết khá thành công giữa tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống dân cư với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa phát triển kinh tế và mở rộng hợp tác, hội nhập với khu vực và thế giới trong điều kiện tồn cầu hóa với việc giữ vững an ninh quốc gia và bảo đảm, củng cố độc lập dân tộc.

Thành công bao trùm trên biểu hiện trên những vấn đề chính sau:

3.1.1.1. Kinh tế Nam Phi ngày càng phát triển và trở thành nền kinh tếlớn "đầu tàu" của khu vực; gia tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế lớn "đầu tàu" của khu vực; gia tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế

Nam Phi đã xây dựng được một xã hội ổn định, có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đi đôi với dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội, trong đó giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội được chăm lo đầy đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội. Những chính sách cải cách kinh tế - xã hội, củng cố độc lập dân tộc trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế đã làm cho nền kinh tế Nam Phi bước đầu có sự khởi sắc, gia tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nam Phi đã được nâng từ mức 1,2% năm 1993 lên 3,1% năm 1994, đạt bình quân 3% năm trong giai đoạn 1995 - 2000 và 4%/năm giai đoạn 2001 - 2005, riêng năm 2006 GDP tăng trưởng 5,5%. Tỷ lệ lạm phát giảm từ mức 2 chữ số trong giai đoạn 1991 - 1993

xuống 1 chữ số kể từ năm 1994, cụ thể từ 17,4% năm 1991 xuống bình quân 8%/năm giai đoạn 1995 - 2000 và 7%/năm giai đoạn 2000 - 2005 [14, tr.182]. Theo đánh giá của IMF, những năm 2007 đến 2009, Nam Phi ở giai đoạn tốt của phát triển bền vững, với mức lạm phát năm 2007 thấp: 6,3%, năm 2009 là 6,0% [47, tr.3]. Với một tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đều, trong khi tỷ lệ lạm phát lại giảm dần đã chứng tỏ rõ ràng nền kinh tế Nam Phi phát triển tốt theo hướng bền vững. Có đặt trong bối cảnh nền kinh tế Nam Phi trong nhiều thập kỷ ở trong tình trạng lạc hậu, kém phát triển dưới thời Apacthai, mới thấy được ý nghĩa to lớn và giá trị của sự tăng trưởng và phát triển này.

Trên cơ sở GDP tăng trưởng nhanh, nên thu nhập bình quân đầu người của Nam Phi cũng đã được nâng lên. Từ năm 1994 đến năm 2005, thu nhập bình quân đầu người đã nâng lên đáng kể. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), đến năm 2003 GDP thu nhập bình quân đầu người của Nam Phi là 2.780 USD/năm, tính theo phương pháp Atlas của WB thì năm 2005 là 4.960 USD/năm, tính theo phương pháp đồng giá sức mua (PPP) thì là 12.120 USD/người/năm, cao hơn rất nhiều so với thời kỳ Aparthai, và thuộc diện cao trong nhóm các nước đang phát triển trên thế giới. Trong số 10 nền kinh tế lớn nhất châu Phi năm 2003, Cộng hòa Nam Phi là nước đứng đầu với tổng số GDP chiếm 24,9% GDP của khu vực châu Phi, đạt 160,8 tỷ USD, gấp đôi so với nước đứng thứ hai là Ai Cập với tổng GDP đạt 78,7 tỷ USD, chiếm 12,2%, rồi Angiêria 10,2%, Nigiêria 7,4% và Marốc 6,9%.

Bước vào những năm đầu thế kỷ XX, Nam Phi được đánh giá là nước có nền cơng nghiệp phát triển, có các tập đồn kinh doanh lớn nổi tiếng thế giới; nhiều ngành công nghiệp của Nam Phi được xếp vào loại có vị trí tốt nhất thế giới. Nhờ chính sách tự do hóa thương mại, đầu tư và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, Nam Phi ngày càng được thế giới biết đến như một đối tác thương mại nổi tiếng về các sản phẩm chế tạo và khai khống như ơ tơ, máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, chế tạo kim cương, các loại quặng quý hiếm. Nam Phi

đã chính thức gia nhập WTO, tham gia tích cực vào Diễn đàn Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) và các diễn đàn kinh tế thế giới khác. Tại châu Phi, Nam Phi là thành viên quan trọng của Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC), là nước đi đầu trong Chương trình Đối tác mới vì sự phát triển châu Phi (NEPAD), là trung tâm tài chính của lục địa châu Phi. Cơ sở hạ tầng, giao thông của Nam Phi ngày càng hiện đại, với trên 8.000 km đường cao tốc và 1.500 km đường vành đại hai chiều. Nam Phi cịn là trung tâm cơng nghệ viễn thông phát triển hiện đại nhất châu Phi.

Trong thập kỷ đầu của thế kỷ XX, do chú trọng đầu tư phát triển khoa học cơng nghệ và các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao, năng suất lao động trong phần lớn các ngành kinh tế của Nam Phi đều có xu hướng gia tăng. Tính chung cho các ngành, năm 2001 năng suất lao động trên đầu người ở Nam Phi là 49.195 USD (tính theo phương pháp đồng giá sức mua - PPP), thấp hơn các nước công nghiệp phát triển, nhưng cao hơn Hàn Quốc, Hungary, Séc, Chilê, Thái Lan, Philipin, Trung Quốc và Ấn Độ. Công nghiệp là khu vực đạt năng suất lao động cao nhất (64.566 USD/người), tiếp theo là khu vực dịch vụ (45.723 USD/người), thấp nhất là nông nghiệp (28.051 USD/người). So với các nước đang phát triển năng động ở châu Á, năng suất lao động đầu người tính theo ngành của Nam Phi cao hơn khoảng gấp 3 lần, đây là chỉ số đáng khâm phục.

Xuất nhập khẩu của Nam Phi tăng trưởng tương đối đều đặn qua các năm, kim ngạch xuất nhập khẩu của Nam Phi tăng liên tục, nhất là từ năm 1997 đến nay. Năm 1994 xuất khẩu của Nam Phi là 90,2 tỷ Rand, đến năm 2005 đạt 331,4 tỷ Rand. Trong giai đoạn 1995 - 2004, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Nam Phi trung bình đạt 6,6%/năm, nhập khẩu tăng 6,1%/năm. Điều đáng chú ý là cán cân ngoại thương của Nam Phi thường xuất siêu tương đối lớn, năm 1994 xuất siêu 13,4 tỷ Rand, đến năm 2003 tăng lên 16,7 tỷ Rand.

Cộng hòa Nam Phi được đánh giá là nước có nền ngoại thương phát triển nhất châu Phi với những đặc trưng chủ yếu sau: Hàng xuất nhập khẩu của Nam Phi chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số hàng hóa nhập khẩu của nhiều nước châu Phi, nhất là những nước như Môdămbich, Dawmbia, Malauy, Dimbabuê, Tandania, Cơnggơ, Cơmơ và Mơrixơ, Nam Phi là nước có nền kinh tế lớn nhất châu Phi. Xét trên cơ sở lợi thế so sánh, cơ cấu xuất khẩu của Nam Phi ngày càng chuyển dần theo hướng phát triển các loại hàng hóa có hàm lượng nhân lực và cơng nghệ cao, giảm dần các hàng hóa có hàm lượng tài nguyên cao, có những bước tiến quan trọng trong việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, còn về nhập khẩu ngày càng có nhiều các loại máy móc, thiết bị để phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Bước phát triển quan trọng của Nam Phi là kinh tế vĩ mơ được ổn định và cải thiện. Để khắc phục tình trạng bất ổn về kinh tế vĩ mô, di sản của chế độ Aparthai, một trong những công việc đầu tiên và quan trọng nhất mà chính phủ Nam Phi đã làm là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kìm chế lạm phát, nhờ đó trong giai đoạn 1996 - 2003, lạm phát ở Nam Phi được duy trì ở mức thấp 7,56% năm, từ năm 2005 đến 2009 lạm phát giảm dần. Việc làm quan trọng thứ hai của chính phủ Nam Phi là nỗ lực giảm nợ nước ngoài từ 48% GDP năm 1997 xuống còn 36,8% năm 2003. Thâm hụt ngân sách được khống chế ở mức 1,4% GDP năm 2002 và 2,4% năm 2003. Những chỉ số kinh tế vĩ mô lành mạnh trên đây đã góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế - xã hội của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Nam Phi.

Từ năm 1994 đến nay, cơ cấu kinh tế của Nam Phi theo hướng phát triển mạnh các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao, chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong ba khu vực kinh tế, khu vực thứ nhất (gồm nông nghiệp và khai khoáng) giảm dần tỷ trọng, từ 11,5% GDP trong giai đoạn 1990 - 1999 xuống 10,5% GDP giai đoạn 2000 - 2001; khu vực thứ hai (chế tạo, điện và xây dựng) cũng có xu hướng giảm từ 27,6% GDP xuống

24,2% GDP; trong khi khu vực thứ ba (các ngành dịch vụ) có xu hướng tăng nhanh, từ 60,9% GDP lên 65,3% GDP trong cùng các giai đoạn tương ứng. Ngành khai khoáng tuy giữ nguyên tỷ trọng trong hai giai đoạn trên (7,4%), nhưng so với những thập kỷ trước đó thì tỷ lệ đóng góp của ngành này trong GDP đã giảm đi rất nhiều. Ngành chế tạo cũng có tỷ lệ trong GDP giảm (từ 20,9% GDP xuống 18,5% GDP trong hai giai đoạn trên), nhưng là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm 2000 - 2001 (4% năm). Những ngành có tốc độ tăng trưởng giảm trong giai đoạn 1990 - 2001 là nơng nghiệp, khai khống, điện và dịch vụ của chính phủ. Xu hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP chủ yếu là do trong những năm gần đây Nam Phi đã chú trọng phát triển các dịch vụ vận tải, kho tàng, bến bãi và dịch vụ viễn thơng. Dịch vụ tài chính cũng là ngành được chính phủ Nam Phi chú trọng phát triển nhằm hiện đại hóa cơ cấu kinh tế.

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế Nam Phi được nâng cấp đáng kể. Chỗ dựa cơ bản và nền tảng của sự phát triển công nghiệp là cơ sở hạ tầng kinh tế. Phần lớn các cơ sở hạ tầng kinh tế của Nam Phi được xây dựng từ những thập niên 1960 và 1970; chỉ có một số cơng trình cơ sở hạ tầng được nâng cấp và xây dựng mới trong những thập niên 1980 và 1990 do yêu cầu phải tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế và cải thiện điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Trong các cơ sở hạ tầng kinh tế, điện có vị trí quan trọng hàng đầu. Nam Phi hiện có 13 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất khoảng 32.993 MW, chiếm 88,6% năng lực sản xuất điện, 1 nhà máy điện nguyên tử công suất diện tổng công suất 661 MW, 2 nhà máy phát điện bằng ga tổng công xuất 342 MW.

Về vận tải đường không, vận tải biển cũng phát triển mạnh mẽ. Nam Phi có 11 sân bay lớn, có 7 cầu cảng thương mại lớn với thiết bị hiện đại. Năm 2004, chính phủ Nam Phi đã quyết định chi đến 8,25 tỷ USD cho chương trình 10 năm

đầu tư nâng cấp hệ thống cơ cở hà tầng, như: cầu cảng, đường sắt, đường bộ nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w