Triển vọng của Nam Phi trong thời kỳ mớ

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 88 - 92)

Phân tích triển vọng của Nam Phi trong thời gian tới không đơn thuần là xem xét triển vọng về kinh tế - xã hội, dù đó là vấn đề quan trọng. Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu là vấn đề củng cố độc lập dân tộc, thì dĩ nhiên việc phân tích triển vọng phải là phân tích triển vọng về củng cố củng cố độc lập dân tộc ở quốc gia này trong thời gian tới. Tuy nhiên, triển vọng củng cố độc lập dân tộc ở Nam Phi cũng được xuất phát và dựa trên sự phát triển của kinh tế - xã hội, do đó phân tích kinh tế - xã hội cũng là yêu cầu và lầ nội dung cốt yếu để làm sáng tỏ triển vọng củng cố củng cố độc lập dân tộc ở Nam Phi trong tương lai.

Trên cơ sở cách tiếp cận và những phân tích ở các chương trên, có thể khẳng định: trong thời gian tới, đất nước Nam Phi tuy cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng triển vọng chung, xu hướng chủ đạo là: tiếp tục phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; vị thế đất nước được nâng cao; độc lập dân tộc được bảo vệ, được giữ vững và củng cố vững chắc.

Kinh tế- xã hội tiếp tục phát triển.

Từ năm 1994, với sự ra đời của chính quyền mới và việc thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội mới, tăng cường phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nam Phi đã đạt được những thành tựu to lớn. Nam Phi là một trong số ít nước châu Phi được gia nhập nhóm các nước có thu nhập trên mức trung bình của thế giới. Nam Phi chiếm

hơn 30% GDP của toàn khu vực châu Phi, đứng đầu châu lục về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (năm 2006 đạt 6,4 tỷ USD), có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm năng kinh tế dồi dào và nền khoa học cơng nghệ khá tiên tiến, đóng vai trị đầu tầu thúc đẩy sự phát triển của 14 quốc gia trong Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi.

Theo đánh giá của IMF, cứ mỗi 1% tăng trưởng kinh tế của Nam Phi sẽ có liên quan tới 50% - 80% tăng trưởng của các nước châu Phi còn lại. Nổi tiếng về công nghiệp khai khốn, Nam Phi sản xuất 4 triệu tấn crơm mỗi năm (60% lượng crôm giao dịch trên thế giới) và là nước khai thức và xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới. Các sản phẩm rượu vang ở vùng đất cực nam của châu Phi có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và đứng thứ tư trên thế giới về sản lượng. Nam Phi còn nổi danh trên thế giới về ngành “cơng nghiệp khơng khói” năng động, thu hút 7,3 triệu lượt khách du lịch năm 2006, đang phấn đầu đạt 10 triệu lượt khách vào năm 2010. Nam Phi có ngành cơng nghiệp năng lượng rất phát triển, thị trường chứng khoán xếp hạng nằm trong tốp 20 của thế giới và có một cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ phân phối hàng hóa hiệu quả.

Những thành tựu và năng lực trên đây là những cơ sở vững chắc để trong tương lai Nam Phi tiếp tục phát triển lên một bước cao hơn, đạt được những thành tựu lớn hơn về phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục dân chủ hóa và trở thành một nước lớn ở châu Phi. Những thành quả và những kinh nghiệm có được trong cơng cuộc cải cách giai đoạn I, cùng những nỗ lực và sáng tạo trong những năm gần đây, là những yếu tốt cơ bản cho phép dự báo trước một tương lai tốt đẹp của Nam Phi, có nhiều khả năng Nam Phi sẽ thực hiện thành công các mục tiêu đã được đặt ra trong Chiến lược cải cách giai đoạn II, trong đó mục tiêu hàng đầu là đạt mức tăng trưởng kinh tế trung bình mỗi năm 4,5% trong thời gian tới, và đạt đỉnh cao 6% vào năm 2010. Mục tiêu của chính phủ Nam Phi là đến năm 2014 sẽ tạo ra 3 triệu việc làm, hạ thấp tỷ lệ nghèo khổ xuống 30% so với 40% hiện nay.

Để đạt được mục tiêu này, chính phủ Nam Phi dự định sẽ thực hiện nhiều biện pháp kết hợp với nhau, không chỉ phấn đấu để đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân trên 4%/năm trong 10 năm tới, mà cịn thực hiện các ngun tắc kỷ luật tài chính nghiêm ngặt, ổn định tiền tệ, tăng nhanh năng suất lao động, xóa bỏ những rào cản đầu tư, giảm các chi phí giao dịch và nhiều biện pháp hữu hiệu khác.

Trong số những chính sách, biện pháp về mặt xã hội, đáng chú ý là việc ban hành Hiến chương về lợi ích của người da đen tháng 10/2004. Hiến chương này quy định cụ thể các lĩnh vực ưu tiên cho người da đen tham gia hoạt động là khai mở, nơng nghiệp, dầu khí, du lịch, cơng nghệ, thơng tin, dịch vụ tài chính, vận tải, xây dựng, sản xuất rượu bia, và nhiều lĩnh vực khác. Dự kiến sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của người da đen trong các lĩnh vực này lên 25% - 30% trong 10 năm kể từ cuối năm 2004. Đi đôi với việc tăng tỷ lệ sở hữu là những biện pháp nhằm tăng cường đào tạo kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc và hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho người da đen. Chính phủ hy vọng với việc cơ cấu lại sở hữu và hỗ trợ kỹ năng trong các ngành kinh tế, quyền lợi và năng lực của người da đen sẽ được nâng lên, giúp họ thốt khỏi đói nghèo và bất bình đẳng.

Vị thế đất nước không ngừng được nâng cao.

Với tư cách là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khóa 2007 - 2008, Nam Phi đã tích cực đóng góp cho hịa bình, an ninh thế giới thơng qua việc giải quyết các vấn đề nóng bỏng hiện nay ở châu Phi và Trung Đơng, thúc đẩy vịng Đàm phán Đơha, đấu tranh chống lại sự chèn ép kinh tế và hợp tác bất bình đẳng của các nước lớn, coi trọng hợp tác Nam - Nam, Phong trào không liên kết, các nước đang phát triển nói chung và các nước châu Á nói riêng trong khn khổ hợp tác Á - Phi. Từ một quốc gia bị cả thế giới tẩy chay năm 1994, ngày nay Nam Phi đã được cả thế giới tơn trọng và kính nể, thực sự trở thành một đầu tàu của kinh tế châu Phi, đồng thời là một đầu cầu lớn nối các nước châu Phi với thế giới bên ngoài.

Trong quan hệ quốc tế, triển vọng của Nam Phi là sẽ ngày càng mở rộng và nang cao hiệu quả. Nam Phi khơng những sẽ tiếp tục tăng cường q trình

hội nhập tồn cầu, tăng cường các chính sách, biện pháp tự do hóa thương mại để phát triển ngoại thương, tạo môi trường thuận lợi hơn cho thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và các quan hệ đối ngoại khác, mà còn đẩy mạnh các nỗ lực liên kết khu vực. Một trong những sáng kiến mới và cụ thể cho tương lai là tháng 3 năm 2004 Nam Phi đã cùng các nước thành viên khác của SADC đưa ra những kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy sự hợp tác khu vực ở mức độ sâu hơn, trong đó có việc chuẩn bị thành lập liên minh hải quan vào năm 2010, thị trường chung vào năm 2012, và tạo lập một đồng tiền chung của SADC vào năm 2016.

Nam Phi đã là nước đăng cai tổ chức và giành chiến thắng giải Cúp các Quốc gia Châu Phi 1996. Nam Phi cũng thường được gọi là "Quốc gia Cầu vồng", một thuật ngữ do Tổng giám mục Desmond Tutu đưa ra và đã được Tổng thống Nam Phi khi ấy là Nelson Mandela chấp nhận. Tổng thống Mandela đã sử dụng thuật ngữ "Quốc gia Cầu vồng" như một ẩn dụ để miêu tả sự đa dạng văn hoá mới phát triển sau khi tư tưởng phân biệt chủng tộc aparthied bị bãi bỏ. Các chính sách xã hội tiến bộ của nước này khá hiếm thấy tại Châu Phi. Tới năm 2007, nước này đã làm nên lịch sử khi trở thành nước thứ năm trên thế giới và đầu tiên tại châu Phi hợp pháp hóa hơn nhân đồng tính. Nam Phi đã gia nhập sau Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Canada và trước Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha và Iceland trở thành nhóm quốc gia cho phép hơn nhân đồng giới. Nam Phi là quốc gia tổ chức FIFA World Cup 2010. Đây là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức tại châu Phi. Nam Phi cũng là nước tổ chức Giải vô địch 20 Quốc gia Thế giới lần đầu tiên được tổ chức tháng 9 năm 2007.

Kết quả thực hiện các kế hoạch này đến đâu, còn phải chờ thực tế trả lời, nhưng những gì mà Nam Phi đã làm được trong gần hai thập kỷ cải cách với nhiều khó khăn, gian khổ lớn hơn bây giờ, cùng những bài học, kinh nghiệm và Nam Phi đã rút ra và thu lượm được, đủ để chứng minh rằng tương lai của Nam Phi sẽ tươi sáng hơn và những thành cơng mà Cộng hịa Nam Phi có thể đạt được trong Chiến lược cải cách giai đoạn II sẽ lớn hơn giai đoạn I.

Chính quyền Nam Phi tiếp tục thực hiện các chính sách dân chủ, cơng bằng, tiến bộ.

Cải cách thể chế chính trị tiếp tục được đẩy mạnh. Xu hướng cải cách thể chế chính trị ở Nam Phi đến năm 2020 cũng nằm trong xu hướng chung của quá trình dân chủ hóa đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Đối với Cộng hịa Nam Phi, xu hướng cải cách thể chế chính trị, tiếp tục phát triển những kết quả dân chủ trong thời gian qua, nhất là trong hai thập kỷ gần đây, đến năm 2020 Nam Phi vẫn tiếp tục thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, dân chủ hóa theo kiểu phương Tây. Đó vẫn là xu hướng chủ đạo. Trào lưu dân chủ hóa dâng cao ở các quốc gia châu Phi sau chiến tranh lạnh tuy còn nhiều hạn chế, khó khăn, nhưng đã tạo ra cho các nước ở châu lục này và Nam Phi đà tiếp tục để thực thi các cải cách dân chủ về chính trị và xã hội. Vì vậy, tiếp tục thực hiện những cải cách chính trị, thực hiện dân chủ hóa sẽ vẫn là xu hướng chủ đạo trong cải cách thể chế chính trị Nam Phi đến năm 2020.

Thời gian tới, Cộng hịa Nam Phi tiếp tục thực hiện chính sách hịa giải, hịa hợp dân tộc; kiên định chính sách độc lập, tự chủ, tránh bị lệ thuộc. Các chính sách xã hội theo hướng dân chủ, cơng bằng và tiến bộ tiếp tục được thực hiện, nhằm xóa bỏ hồn tồn tàn dự của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, xây dựng một nước Nam Phi phồn thịnh, tự do và phát triển, đồng thời củng cố vững chắc độc lập dân tộc.

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w