Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh và nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nam Ph

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 95 - 98)

tác giữa Việt Nam và Nam Phi

Đẩy mạnh và nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hịa Nam Phi vừa là địi hỏi từ lợi ích của hai nước, vừa phù hợp với xu thế hiện nay. Hiện nay. quan hệ hợp tác giữa hai nước đã tăng trưởng nhanh và mở rộng ra nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn cịn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu và chưa có tầm nhìn chiến lược. Cho đến nay, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Nam Phi đã được mở ra trên nhiều lĩnh vực. Về mặt chính trị và ngoại giao, hai nước đã có các quan hệ hợp tác trên cơ sở của các đảng chnsh trị và của nhà nước. Việt Nam có quan hệ từ lâu với Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và Đảng Cộng sản Nam Phi, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai, ủng hộ quá trình cải cách dân chủ.

Việt Nam và Nam Phi đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 22 tháng 12 năm 1993, sau đó Việt Nam mở đại sứ quán tại Nam Phi năm 2000, và Nam Phi mở đại sứ quán tại Việt Nam năm 2002. Hiện nay, Việt Nam có Đại sứ qn, Thương vụ, Qn vụ, Thơng tấn xã tại Pretoria và văn phịng đại diện của một số cơng ty như Vieranimex, Công ty cổ phẩn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, Công ty Thương mại tổng hợp Hà Nội đóng tại Nam Phi. Việt Nam và Nam Phi đã cử nhiều đoàn cấp cao, đoàn ngoại giao, doanh nghiệp, chuyên gia, thăm lẫn nhau và trao đổi quan hệ hợp tác song phương

trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là chuyến thăm Nam Phi của cựu Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 11 năm 2004, và chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Cộng hòa Nam Phi Thabo M.Bêki tháng 5 năm 2007, mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển các quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Hiện nay, Cộng hòa Nam Phi là đối tác quan trọng và lâu dài của Việt Nam ở châu Phi. Hai nước đã ký Hiệp định thương mại tháng 4 năm 2000; Hiệp định thành lập Diễn đàn Đối tác Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học - kỹ thuật; thành lập Ủy ban thương mại hỗn hợp, thỏa thuận hợp tác giữa hai Phịng Thương mại và Cơng nghiệp của hai nước, Tuyên bố chung về đối tác vì hợp tác và phát triển tháng 11 năm 2004; Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu Ngoại giao và hộ chiếu công vụ; Hiệp định hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nam Phi tháng 5 năm 2007.

Thực tế trên đây cho thấy quan hệ hợp tác Việt Nam - Nam Phi trong những năm đầu thế kỷ XXI đã và đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, nổi bật là các quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư. Nhưng khối lượng và giá trị nhìn chung cịn nhỏ, phụ thuộc nhiều vào các khâu trung gian, chưa đi vào chiều sâu và chưa có tầm nhìn chiến lược.

Trước nhu cầu phát triển của hai nước trong bối cảnh mới, để khắc phục những hạn chế và đưa quan hệ giữa hai nước lên những bước phát triển cao hơn, cả hai bên đều cần có những nỗ lực lớn hơn nhằm tăng cường các quan hệ trực tiếp, đi vào chiều sâu và nâng quan hệ lên một tầm cao mới - tầm đối tác chiến lược trong thời gian tới.

Quan hệ này không chỉ dừng ở quan hệ trực tiếp giữa Việt Nam với Nam Phi, mà hai nước cịn có thể sử dụng vị trí của nhau như là những "đầu cầu" quan trọng để mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt vào hai khu vực châu Phi

và Đơng Nam Á. Theo đó, Việt Nam có thể thơng qua Nam Phi để mở rộng quan hệ với các nước châu Phi khác, hay Nam Phi cũng có thể dùng Việt Nam như một cầu nối để mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Nam Phi với các nước Đơng Nam Á khác.

Để làm được việc đó, địi hỏi cần phải tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu về Nam Phi, chia sẻ kinh nghiệm cải cách, củng cố độc lập dân tộc với Nam Phi, tăng cường công tác thông tin về Nam Phi. Và không chỉ một bên, mà cả hai nước đều cần có những hiểu biết ngày càng đầy đủ về nhau, hỗ trợ và hợp tác với nhau trong các lĩnh vực mà bên này hay bên kia có thế mạnh, như sự phát triển của các lĩnh vực thương mại, đầu tư, các ngành khai thác, chế biến và chế tác khống sản, các ngành cơng nghệ cao, các ngành tạo nhiều việc làm, các ngành nông nghiệp, thủy sản, các chính sách an ninh xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế trang trại…, giữ gìn an ninh quốc gia, củng cố độc lập dân tộc. Trong quá trình hợp tác, hai bên cùng nhau tìm ra những hình thức và sáng kiến hợp tác thích hợp, đa dạng, thiết thực, hiệu quả, cùng có lợi, kể cả các hình thức hợp tác hai bên, ba bên và nhiều bên.

Một vấn đề quan trọng nữa là, trên các diễn đàn quốc tế, hai bên cần và có thể cùng nhau phối hợp để thúc đẩy các quan hệ hợp tác Nam - Nam, Bắc - Nam vì lợi ích của hai nước, của khu vực, của các nước đang phát triển và của cả thế giới. Bởi vì, trong khơng gian tồn cầu hóa, bất cứ những cải cách, thay đổi thể chế chính trị và kinh tế của khu vực nào đều có mối quan hệ và ảnh hưởng nhất định đến các nước và khu vực khác của thế giới.

Nhờ kết quả tích cực của việc thực hiện cải cách thể chế chính trị và kinh tế, Việt Nam có điều kiện để tận dụng những cơ hội, những nguồn lực từ các nước châu Phi và Nam Phi phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu; hợp tác phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp; trao đổi chuyên gia, lao động và phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy

hợp tác y tế; hợp tác, trao đổi kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội… là những vấn đề quan trọng trong hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Nam Phi đã và đang được thực hiện, mang lại kết quả khả quan.

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w