Thực hiện chính sách an sinh và phúc lợi xã hộ

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 72 - 74)

Thực hiện chính sách an sinh và phúc lợi xã hội là một biểu hiện quan trọng về tiến bộ xã hội mà chính phủ Nam Phi mới quan tâm. Từ năm 1994, chính quyền Nam Phi mới đã chú trọng thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, trong đó dành một tỷ lệ lớn đầu tư để mở rộng các dịch vụ cơ sở hạ tầng như vận tải, đường xá, nhà ở, phương tiện thông tin liên lạc, giáo dục, y tế…Trước năm 1994, hàng triệu người dân Nam Phi không được nhận phúc lợi và an sinh xã hội dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng dưới chế độ mới, vấn đề này đã được Hiến pháp quy định và thể hiện cụ thể trong cuộc sống. Hiến pháp mới năm 1996 quy định tất cả mọi người dân đều được hưởng an sinh xã hội.

Trên cơ sở của Hiến pháp mới, chính phủ Nam Phi đã thiết lập hệ thống phúc lợi xã hội mở rộng, quan tâm đến mọi tầng lớp dân cư, nhằm xây dựng một xã hội đồn kết thơng qua chương trình trợ cấp đầy đủ và hiệu quả. Nam Phi phát triển hệ thống an ninh xã hội ngày càng mở rộng và hiệu quả; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh tật; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động, không phân biệt chủng tộc, sắc tộc, nam nữ, đều được tham gia các loại hình bảo hiểm; mở rộng các loại hình trợ giúp và cứu trợ xã hội; thực hiện chính sách giảm khoảng cách giàu nghèo, khắc phục sự chênh lệch về mức sống và thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, các sắc tộc. Trong những năm đầu dưới chính quyền mới, chính sách an sinh và phúc lợi xã hội của Nam Phi đã được thực hiện, nhưng thơng qua nhiều hình thức và biện pháp mang tính phân tán, chưa có sự thống nhất, nên hiệu quả chưa cao. Để có sự quản lý tập trung và thống nhất, ngày 01 tháng 4 năm 2006 chính phủ Nam Phi đã thành lập Cơ quan An sinh xã hội Nam Phi (SASSA), hoạt động ngày càng hiệu quả

Sau khi kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai, nhân dân Nam Phi bắt tay xây dựng đất nước theo quan điểm thực hiện chính sách hịa giải dân tộc và cải cách kinh tế - xã hội, xóa bỏ sự bất bình đẳng về kinh tế, xã hội. Đó là quan điểm cơ bản, nhất quán của Tổng thống Nelson Manđela và những người kế nhiệm sau ông. Quan điểm của Nelson Manđela đã tạo tiền đề rất cơ bản cho những người kế tục ông thực hiện thúc đẩy công cuộc phát triển đất nước và củng cố nền độc lập dân tộc ở Nam Phi trong những giai đoạn sau. Tổng thống Thabo Mbeki là người tiếp tục thực hiện và phát triển quan điểm của Nelson Manđela, thực hiện dân chủ hóa chính trị, xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, đồng thời đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế - xã hội đất nước phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Giữa Tổng thống Nelson Manđela và Tổng thống Thabo Mbeki, cũng như người kế nhiệm sau đó đều có những mặt cơ bản là thống nhất với nhau về quan điểm, cùng quyết tâm xây dựng một đất nước Nam Phi mới tự do, bình đẳng, tiến bộ và thịnh vượng. Nhưng giữa các ơng cũng có một số khác biệt nhất định, đó là sự khác biệt về nội dung, biện pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước và củng cố độc lập dân tộc trước những địi hỏi của tình hình, khơng phải là khác biệt về bản chất.

Hòa giải dân tộc và cải cách kinh tế - xã hội theo hướng xóa bỏ bất bình đẳng về kinh tế, thực hiện dân chủ là điều căn bản, cốt lõi và nhất quán nhất trong quan điểm và chính sách của các tổng thống Nam Phi mới từ năm 1994 đến năm 2010. Quan điểm cốt lõi và nhất quán này đối lập về nguyên tắc với quan điểm của một thiểu số người muốn tiếp tục duy trì chế độ cũ phân biệt chủng tộc và bất công, những tư tưởng muốn phục hồi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trên đất nước Nam Phi.

Chương 3

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w