Củng cố độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 49 - 56)

Củng cố độc lập lĩnh vực chính trị là nội dung cơ bản trọng yếu của công cuộc củng cố độc lập dân tộc ở Cộng hòa Nam Phi trong giai đoạn 1993 đến 2010. Độc lập về chính trị có được củng cố vững chắc thì mới tạo cơ sở cho việc xóa bỏ những tàn tích của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Aparthai, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố độc lập dân tộc trên các lĩnh vực khác. Khơng có độc lập về chính trị thì khơng thể nói đến độc lập dân tộc theo nghĩa đầy đủ. Để củng cố độc lập về chính trị với một thể chế vừa mới ra đời, nhân dân Nam Phi và các thủ lĩnh, tổng thống của mình phải thực hiện rất nhiều vấn đề cơ bản và bức thiết đang đặt ra, như vấn đề xây dựng Hiến pháp và hệ thống pháp luật mới, thực hiện bình đẳng về chính trị, xây dựng nhà nước mới… Việc giải

quyết những vấn đề cơ bản và bức thiết đó là một q trình và đó cũng chính là kết quả của Cộng hịa Nam Phi trong cơng cuộc củng cố độc lập về chính trị.

- Xây dựng Hiến pháp và hệ thống luật pháp mới.

Vấn đề quan trọng đầu tiên trong cải cách thể chế chính trị là vấn đề Hiến pháp, là vấn đề xây dựng, cải cách và hoàn thiện Hiến pháp. Muốn thực hiện chế độ dân chủ thì phải có Hiến pháp làm nền tảng pháp lý cho chế độ dân chủ đó. Xây dựng Hiến pháp và hệ thống luật pháp mới là nội dung cơ bản đầu tiên trong củng cố độc lập trên lĩnh vực chính trị ở Cộng hịa Nam Phi, mà Tổng thống mới Nelson Manđela đã sớm nhận thức ra và thực hiện kiên quyết.

Vì thế, sau một thời gian thực thi bản Hiến pháp lâm thời được ban hành từ năm 1993, ngày 04 tháng 12 năm 1996, Tịa án Hiến pháp Nam Phi (CC) đã chính thức thơng qua bản Hiến pháp Nam Phi mới. Đó là bản Hiến pháp chính thức đầu tiên của nhà nước Cộng hịa Nam Phi mới, có hiệu lực từ ngày 04 tháng 02 năm 1997. Hiến pháp mới của nước Cộng hòa Nam Phi là kết quả của những cuộc đàm phán cực kỳ chi tiết và tổng thể, đề cập đến những vấn đề rất khó khăn, nhưng mang tính chất rất quyết định đến sự công bằng, dân chủ của một đất nước chưa bao giờ có nền dân chủ trong quá khứ dưới thời kỳ dưới chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai. Giống như ở các quốc gia khác trên thế giới, đối với Nam Phi, Hiến pháp là đạo luật tối cao, cơ bản, làm cơ sở cho việc xây dựng thể chế chính trị, thực hiện các quyền cơ bản của công dân, ban hành các đạo luật trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội đất nước. Hiến pháp - đạo luật cơ bản này đã phản ánh bước tiến bộ lớn nhất trong lịch sử mà nhân dân Nam Phi đã đạt được trên con đường phấn đấu cho nền tự do và dân chủ.

Các mục tiêu quan trọng mà Hiến pháp mới đề ra là:

- Khắc phục sự phân biệt chủng tộc trong quá khứ, xây dựng một xã hội dựa trên những giá trị dân chủ, công bằng xã hội và các quyền cơ bản của con người, không phân biệt chủng tộc, sắc tộc.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi công dân và khơi dậy tự do tiềm năng của mỗi cá nhân.

- Xây dựng nền tảng cho một xã hội mở và dân chủ, trong đó chính phủ hoạt động dựa trên ý chí của nhân dân, mọi cơng dân đều được bình đẳng trước pháp luật.

- Xây dựng một nước Nam Phi dân chủ và thống nhất có khả năng đạt được một vị thế hoàn toàn hợp pháp với tư cách là một quốc gia có chủ quyền trong một gia đình của các dân tộc trên thế giới [18, tr.5].

Đây thực sự là một hiến pháp dân chủ và tiến bộ, phản ánh kết quả đấu tranh và ý nguyện của nhân dân Nam Phi. Hiến pháp mới của Nam Phi đã được dư luận quốc tế đánh giá rất cao, là một Hiến pháp dân chủ, tiến bộ. Những tiến bộ về chính trị của bản Hiến pháp mới được thể hiện thông qua các mặt và nội dung cơ bản sau đây:

Về tự do và quyền con người, đây là vấn đề cơ bản mà Hiện pháp mới đã quy định rất rõ ràng. Hiến pháp mới quy định Nam Phi sẽ xây dựng “một xã hội dựa trên những giá trị dân chủ, công bằng xã hội và tôn trọng những quyền cơ bản của con người” [63]. Quyền con người được pháp luật thừa nhận và được bảo đảm bằng pháp luật, "mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật". Quyền cơ bản của con người gắn bó chặt chẽ và được xây dựng và bảo đảm trên nền tảng những giá trị dân chủ và công bằng xã hội. Đây thực sự là một bước tiến bộ quan trọng của bản Hiến pháp mới. Trong chương II của Hiến pháp, quyền con người được xác định là một trong những quyền cơ bản của người dân nước Cộng hịa Nam Phi, những quyền đó là “giá trị con người, sự bình đẳng và những tiến bộ về quyền con người và tự do” [63].

Trong số những quyền đó, có quyền bình đẳng và quyền tự do giao tiếp, biểu lộ cảm xúc, quyền chính trị và tài sản, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tiếp cận thơng tin. Tất cả những quyền lợi đó đều cực kỳ quan trọng đối với mọi người dân Nam Phi khi đất nước vừa thoát khỏi chế độ phân biệt

chủng tộc Aparthai. Hiến pháp đã khẳng định, mọi người dân Nam Phi đều nhận thức được những nỗi đau trong quá khứ khi họ khơng có những quyền tối thiểu về cơng bằng, tự do trên mảnh đất của chính họ, vì vậy những quyền lợi cơ bản trên là một sự tiến bộ, khẳng định sự thống nhất quốc gia dân tộc trong đa dạng ở Nam Phi kể từ năm 1994.

Hiến pháp mới của Cộng hòa Nam Phi đã quy định những vấn đề cơ bản về tự do, dân chủ, bình đẳng như:

- Không phân biệt giai cấp, không phân biệt đối xử nam nữ. - Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật.

- Đề cao quyền hạn tối cao của Hiến pháp và các luật lệ.

- Đề ra những triết lý dân chủ của đất nước như quyền phổ thông đầu phiếu, quyền bầu cử theo đúng nguyên tắc chung của quốc gia, hệ thống đa đảng trong chính quyền dân chủ, đảm bảo tính trách nhiệm và cởi mở trong hệ thống chính quyền…

Hiến pháp quy định rõ thể chế chính trị, thực hiện chính quyền dân chủ ở Nam Phi. Chương 3 của Hiến pháp đã quy định cụ thể và chi tiết hệ thống chính quyền ở Nam Phi mà một trong những đặc trưng được nhấn mạnh là phân cấp giữa trung ương, tỉnh và địa phương trong bộ máy chính quyền; sự cần thiết của nền dân chủ trong bộ máy chính quyền thơng qua bầu cử trong nghị viện.

Những quy định về dân chủ trong bản Hiến pháp mới cho thấy, Nam Phi đã đẩy lùi một bước quan trọng chế độ phân biệt và chuyên chế thời kỳ Apacthai, chuyển sang chế độ dân chủ chưa từng có trong lịch sử đất nước này. Hiến pháp mới còn quy định việc xây dựng các thể chế nhà nước để nhằm hỗ trợ và phát triển nền dân chủ. Trong các thể chế đó, có các cơ quan bảo vệ công cộng, Ủy ban quyền con người; Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền văn hóa, tơn giáo và các cộng đồng ngơn ngữ, Ủy ban về bình đẳng giới, Ủy ban bầu cử…Điều này đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý cơ bản cho nhân dân

Nam Phi xây dựng và tổ chức một nhà nước mới của mình, để củng cố độc lập về chính trị.

Để tạo cơ sở pháp lý trực tiếp củng cố nền độc lập, Hiến pháp cũng quy định những vấn đề cơ bản về luật pháp quốc gia, an ninh, luật pháp quốc tế; quy định chi tiết trách nhiệm của tòa án và các cơ quan hành pháp đất nước, các thể chế nhà nước hỗ trợ cho nền dân chủ, các cơ quan hành chính, các cơ quan an ninh. Hiến pháp khẳng định rõ tư cách Nam Phi là "quốc gia có chủ quyền". Hiến pháp cũng đề cập đến các điều khoản chung, bao gồm cả các hiệp ước quốc tế và luật pháp quốc tế, khẳng định cam kết thực hiện đúng các nguyên tắc và luật pháp quốc tế, nhằm hạn chế phân biệt đối xử của cộng đồng quốc tế trong quá khứ và xây dựng một nước Nam Phi mới dân chủ, hịa bình, thân thiện và hội nhập quốc tế. Điều đó đã khách quan tạo cơ sở chính trị - pháp lý cho Nam Phi củng cố nền độc lập dân tộc của mình trên lĩnh vực chính trị và trên các lĩnh vực khác của đất nước.

Những vấn đề về ngơn ngữ, văn hóa cũng được Hiến pháp mới của Cộng hòa Nam Phi đề cập cụ thể và khẳng định rõ ràng. Hiến pháp quy định rõ mọi người dân đều có quyền sử dụng ngơn ngữ và tham gia vào đời sống văn hóa của đất nước theo ý nguyện của chính họ, khơng có sự cấm đốn nào. Theo Hiến pháp, ở Nam phi có 11 ngơn ngữ chính thức và những ngơn ngữ khác đều có thể được sử dụng trên tồn quốc; khẳng định ngơn ngữ của đất nước Nam Phi mới khơng có sự phân biệt về giai cấp, sắc tộc giữa người da trắng, da đen và da màu. Như vậy, quyền bình đẳng của cơng dân về ngơn ngữ và văn hóa ở Nam Phi đã được Hiến pháp mới của Cộng hịa Nam Phi chính thức ghi nhận và được bảo đảm bằng luật pháp.

Thực hiện bầu cử dân chủ là một nội dung quan trọng của bản Hiến pháp mới. Hiến pháp mới của Nam Phi quy định tất cả các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý ở Nam Phi trên cả 3 cấp (quốc gia, tỉnh và cơ sở) đều chịu sự kiểm soát của Ủy ban Bầu cử Độc lập (IEC) và theo các nguyên tắc của Luật về

IEC. Mọi công dân Nam Phi, không phân biệt chủng tộc, tơn giáo, giới tính, địa vị xã hội, số lượng tài sản… đều có quyền bầu cử. Thực hiện những quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, từ năm 1994 khi Đảng ANC lên cầm quyền, ở Nam Phi đã có rất nhiều cuộc bầu cử được tiến hành, tất cả đều diễn ra trong khơng khí hịa bình, với mức độ tham gia cao nhất của cử tri và các đảng phái.

Các cuộc bầu cử được tiến hành trên tất cả các cấp, từ trung ương đến địa phương kể từ khi chế độ mới lên cầm quyền năm 1994 đã đưa Nam Phi trở thành đất nước đầu tiên ở châu Phi có chế độ bầu cử dân chủ mà không phân biệt đẳng cấp, giai cấp, chủng tộc. Ở cấp cơ sở cũng đều được tiến hành bầu cử để bầu ra chính quyền cấp địa phương của Nam Phi. Năm 2000, tại các cuộc bầu cử cấp cơ sở trên tồn quốc đã có 18,5 triệu cử tri đăng ký đi bầu cử, đạt 48,08% dân số; có 79 đảng chính trị giới thiệu 30.477 ứng cử viên. Điều đó đã khẳng định mạnh mẽ rằng, một chế độ mới thật sự tự do, dân chủ và công bằng, tiến bộ xã hội đã được thiết lập trên thực tế ở Nam Phi; độc lập trên lĩnh vực chính trị của Nam Phi đã được củng cố một bước vững chắc, đây thực sự là một bước tiến ngoạn mục trên con đường dân chủ hóa của Cộng hịa Nam Phi.

Từ khi Hiến pháp mới được ban hành và đưa vào thực thi trong cuộc sống, trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003, Nam Phi đã ban hành khoảng 90 đạo luật mới mỗi năm [63]. Nếu tính trong tồn bộ thời kỳ mười năm từ năm 1994 đến 2004 là thời kỳ chính quyền mới do Đảng ANC lãnh đạo, thì ở Nam Phi đã có tới trên 789 luật lệ hoặc các đạo luật sửa đổi được thực hiện. Điều đó chứng tỏ bước tiến lớn lao của Nam Phi trên con đường dân chủ, tiến bộ; thể hiện rõ sức mạnh của hệ thống pháp luật mới ở Nam Phi đã được khẳng định và được đưa vào cuộc sống; phản ánh những tiến bộ chính trị của luật pháp đã được chính quyền mới áp dụng để điều tiết các hoạt động của đất nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước

Nam Phi; đưa công cuộc củng cố độc lập dân tộc của Nam Phi vào giai đoạn mới trên nền tảng pháp lý vững chắc.

- Tổ chức bộ máy nhà nước mới.

Xây dựng nhà nước vững mạnh là sự thể hiện rõ ràng sự độc lập trên lĩnh vực chính trị, đồng thời tạo cơ sở chính trị thiết yếu cho việc củng cố nền độc lập dân tộc trên các lĩnh vực khác. Trên cơ sở Hiến pháp mới đã ban hành, nhân dân Nam Phi tiến hành xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước mới theo hướng dân chủ, tiến bộ. Ngay từ năm 1994, sau khi giành thắng lợi quyết định trong cuộc bầu cử ở Nam Phi, Tổng thống Nelson Mandela và Đảng ANC của ông đã đứng ra thành lập Chính phủ Thống nhất Dân tộc, trong đó khơng chỉ có các bộ trưởng thuộc Đảng ANC, mà cịn có cả các đại diện của các đảng phái khác.

Để hiểu rõ hệ thống nhà nước này trước hết cần xem xét nội dung bản Hiến pháp mới cùng những văn bản pháp luật được ban hành, xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp mới. Trên cơ sở Hiến pháp dân chủ, việc xây dựng một nhà nước dân chủ phải làm cho nhà nước đó thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người dân, đặc biệt là người nghèo, phải khắc phục tình trạng bất bình đẳng và phân biệt đối xử; tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho sự phát triển đất nước và củng cố nền độc lập dân tộc. Đó là địi hỏi tất yếu đối với việc xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước mới của Nam Phi, cũng như các hoạt động điều hành và quản lý đất nước của nhà nước này trong thực tiễn.

Căn cứ vào Hiến pháp, hệ thống chính quyền dân chủ của Nam Phi được xây dựng dựa trên nền tảng pháp lý được quy định trong Hiến pháp mới. Hệ thống chính quyền được thể chế hóa và phân ra làm ba cấp: trung ương, cấp tỉnh và cấp địa phương hay cơ sở. Ở trung ương có các bộ và cơ quan cấp trung ương. Cấp tỉnh có 9 đơn vị, cịn lại là các cấp cơ sở. Nam Phi có một hệ thống lưỡng viện gồm Hội đồng Quốc gia của các Tỉnh (Natilnal Council of

Provinces - tương đương với Thượng viện ở một số nước), và Quốc hội (tương đương như Hạ viện). Hệ thống lưỡng viện này hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm. Tuy mỗi cấp chính quyền trên đây có quyền hạn và trách nhiệm riêng, song các cấp đó khơng tách biệt nhau, mà phụ thuộc và gắn bó chặt chẽ với nhau. Ba nhánh quyền lực chính ở Nam Phi là: lập pháp, hành pháp và tư pháp hoàn toàn độc lập với nhau.

Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất, được bầu cử dân chủ, với sự tham gia của nhiều đảng phải chính trị khác nhau. Ví dụ: trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1999, Đảng Đại hội Dân tộc Phi giành được 266 ghế; Đảng Dân chủ 38 ghế; Đảng Tự do Inkatha 34 ghế; Đảng Quốc gia mới 28 ghế; Đảng Mặt trận Dân chủ Thống nhất 14 ghế; Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo 3 ghế; Liên minh tự do 2 ghế…Sự phong phú, đa dạng của các đảng phái chính trị trong việc tham gia ứng cử và giữ ghế trong Quốc hội đã cho thấy rõ tính chất dân chủ của tổ chức nhà nước mới ở Nam Phi.

Hệ thống tổ chức nhà nước của Cộng hòa Nam Phi là một hệ thống tổ chức nhà nước dân chủ chưa từng có trong lịch sử đất nước này, người dân Nam Phi, nhất là cộng đồng người da đen, da màu, chưa bao giờ được biết đến, đã từng

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w