Nền kinh tế Nam Phi chưa thực sự phát triển bền vững

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 81 - 85)

Giai đoạn 1994 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nam Phi không đều, một số năm chỉ đạt mức thấp. Trong bốn thập kỷ dưới chế độ Aparthai, tăng trưởng kinh tế của Nam Phi có xu hướng giảm dần, từ 6%/năm thập kỷ 1960 xuống 3%/năm thập kỷ 1970, rồi 2% năm trong thập kỷ 1980 và 1,3% năm trong thập kỷ 1990, ngang bằng với tỷ lệ tăng dân số. Nền kinh tế Nam Phi bắt đầu có xu hướng phục hồi từ khi chính phủ mới lên cầm quyền năm 1994, nhưng mức tăng trưởng không cao và khơng đều, có năm đạt 4,2% (1996, có năm chỉ đạt 0,75% (1998), nhưng tính chung cịn thấp xa so với mục tiêu tăng trưởng 6%/năm đề ra trong GEAR. Thêm vào đó, tỷ lệ tiết kiệm của Nam Phi giảm mạnh từ 22% GDP thập kỷ 1980 xuống 14% hiện nay. Tỷ trọng của FDI trong GDP giảm từ 1% GDP giai đoạn 1994 - 1999 xuống 0,5% GDP năm 2000. Thị phần xuất và nhập khẩu của Nam Phi giảm từ 1,85% và 1,44% thị phần xuất và nhập khẩu của thế giới năm 1960 xuống 0,49% và 0,53% năm 2003 và trong những năm tiếp theo.

Các chỉ số nêu trên chứng tỏ Nam Phi tuy đã đạt được những kết quả về tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mơ, đẩy mạnh tư nhân hóa, cải thiện mơi trường đầu tư và mở rộng xuất nhập khẩu, nâng cao đời sống dân cư, nhưng chưa đủ để đảm bảo một sự phát triển bền vững. Điều đó địi hỏi phải có một chương trình cải cách cơ cấu tồn diện hơn, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình tư nhân hóa và tự do hóa thương mại, nâng cao mức tiết kiệm, đào tạo kỹ năng và tạo nên tính linh hoạt cho thị trường lao động, nhằm tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn.

Sự tăng trưởng kinh tế chậm và khơng đều có những ngun nhân cụ thể. Đó là các nguyên nhân: thứ nhất, sau thời kỳ Aparthai, chính phủ Nam Phi đã phải tập trung nhiều nỗ lực để kiềm chế thâm hụt ngân sách và tăng chi tiêu cho các chương trình xã hội nhằm khắc phục tình trạng bất bình đẳng sắc tộc, điều cần thiết phải làm; thứ hai, do phải tăng chi tiêu cho các chương trình xã hội, nên tổng mức đầu tư kinh tế giảm, tăng trưởng kinh tế nhanh ở Nam Phi đòi hỏi mức đầu tư khá cao, để đạt tốc độ tăng trưởng 6%/năm, tỷ lệ đầu tư trong GDP phải đạt trên 25%, trong khi đó tổng mức đầu tư thực tế trong GDP của Nam Phi đã giảm từ 16,9% năm 1996 xuống 14,89% năm 2004, không đủ đáp ứng những nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao; thứ ba, trong khi tổng mức đầu tư giảm, thì hiệu quả đầu tư lại thấp, do chú trọng nhiều đến các ngành kinh tế phi chính thức, đầu tư chủ yếu tập trung ở những ngành cần nhiều lao động và nhiều vốn, trong khi công nghệ sản xuất ở những ngành này khơng cao; cịn trong những ngành kinh tế chính thức, đầu tư chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao, nhưng đây lại là những ngành cần nhiều vốn, nhiều cơng nghệ và ít lao động, do vậy khơng đáp ứng được nhu cầu tạo việc làm cho phần đông dân số đang thất nghiệp, mặt khác lại phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn trầm trọng.

Xuất nhập khẩu của Nam Phi chưa khôi phục được thị phần cao trước đây, hội nhập khu vực và quốc tế còn nhiều hạn chế. Bên cạnh những tiến bộ, các quan hệ kinh tế đối ngoại của Nam Phi hiện đang phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức lớn. Trước hết là tình trạng giảm sút thị phần của Nam Phi trong ngoại thương thế giới. Năm 1948 (năm Nam Phi dành được độc lập), thị phần xuất khẩu của Nam Phi trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới là 2%, nhập khẩu là 2,49%, đến năm 1995 (một năm sau khi xóa bỏ chế độ Aparthai), thị phần xuất khẩu của Nam Phi giảm xuống còn 0,54%, nhập khẩu 0,58%, năm 2000 tiếp tục giảm xuống các mức tương ứng là 0,47% và 0,44%. Các năm 2003 - 2004, thị phần xuất nhập của Nam Phi có xu hướng tăng trở

lại, đạt mức tương ứng là 0,5% và 0,58%, nhưng vẫn là những tỷ lệ rất thấp so với mức 2% và 2,49% trước kia. Không những thế, xu hướng tăng này chưa đảm bảo được tính bền vững của kinh tế ngoại thương Nam Phi.

Nam Phi đã gia nhập WTO, nhưng việc thực hiện các cam kết của Nam Phi với WTO còn tiến hành chậm, kém hiệu quả và đạt mức tương đối thấp. Chính phủ Nam Phi chưa thực hiện nguyên tắc cải thiện tính minh bạch trong thu mua chính phủ mặc dù Đạo luật Chống tham nhũng đã được đề ra từ năm 2004. Theo đánh giá của WB, tốc độ tự do hóa thương mại của Nam Phi không nhanh hơn so với các nước có thu nhập trung bình thấp khác trên thế giới; dệt may, sản phẩm ô tô chưa được thực hiện theo đúng lịch trình.

Chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Nam Phi có thúc đẩy, nhưng chưa mạnh mẽ và có phần thiên lệch. Mặc dù cơ cấu kinh tế của Nam Phi đã có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, tự do hóa, nhưng sự chuyển dịch đó chưa mang lại hiệu quả cao, vì mức tăng năng suất lao động còn thấp, đầu tư yếu, chưa hấp thụ được lực lượng lao động dư thừa và chưa theo kịp trào lưu phát triển của nền kinh tế tri thức đang phát triển nhanh và lan rộng trên khắp thế giới.

Trong những năm thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, hoạt động của các ngành cơng nghiệp chế tạo Nam Phi có chiều hướng suy giảm. Sản lượng của ngành chế tạo chỉ tăng 2% năm 2004 so với 4% năm 2003 (The DTI Annual Report 2004 - 2005). Giá trị gia tăng thực tế của ngành chế tạo tăng 2,6% năm 2004 so với 6,5% năm 2003, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước. Đối với một nước đang tiến hành cải cách kinh tế và xây dựng các cơ sở công nghiệp hiện đại, xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo cho thấy nền kinh tế Nam Phi đang gặp nhiều vấn đề nan giải khó giải quyết.

Lực lượng lao động Nam Phi kém kỹ năng còn chiếm tỷ lệ rất cao, khả năng tạo việc làm giảm. Đây là một nghịch lý, là một thách thức lớn đối với

nền kinh tế, cũng như đối với hầu hết các ngành kinh tế của Nam Phi. Trong khi đất nước rất cần tạo nhiều việc làm để thu hút lực lượng lao động kém kỹ năng chiếm tỷ lệ rất cao, thì ngược lại khả năng tạo việc làm lại giảm trong khi lực lượng lao động kém kỹ năng lại ngày càng tăng lên. Đến năm 2001, có tới 87,7% lực lượng lao động của Nam Phi (27,1 triệu người) không được đào tạo đúng chuyên môn, ngành nghề. Theo Báo cáo đánh giá 10 năm phát triển công nghiệp của Nam Phi (1994 - 2004), có tới 59% lực lượng lao động trong ngành chế tạo của Nam Phi là lao động không kỹ năng và bán kỹ năng. Trong một số ngành kinh tế điển hình, lao động khơng kỹ năng và bán kỹ năng chiếm tỷ lệ rất cao, như: dệt là 79%, may là 83%, giầy da và sản phẩm gỗ là 91%, kính và sản xuất khống sản khơng chứa sắt là 73%, trang thiết bị nội thất là 70%, cao su và chất dẻo là 68%, giấy và sản phẩm giấy là 59%, máy móc điện tử là 59%, thiết bị viễn thơng, thơng tin là 59%, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô là 50%...

Những con số thực tế nêu trên cho thấy mức độ khó khăn cao mà các ngành kinh tế của Nam Phi gặp phải khi chuyển đổi cơ cấu theo hướng hiện đại hóa như mục tiêu đã đề ra. Lao động thiếu kỹ năng cùng tốc độ tăng trưởng chậm của nhiều ngành công nghiệp đang là áp lực rất lớn đối với nhu cầu tạo nhiều việc làm trong nền kinh tế Nam Phi. Trong giai đoạn 1994 - 2004, ngành chế tạo chỉ đạt mức tăng trưởng nhẹ về tổng giá trị gia tăng, khoảng 2,5%/năm, trong đó có những ngành đạt tốc độ tăng trưởng âm là sản xuất thuốc lá, giày da, in ấn, sản xuất kim loại không chứa sắt, thiết bị văn phịng…Từ năm 2005 đến 2009, tình hình lao động thiếu kỹ năng vẫn chưa được cải thiện nhiều. Kể từ đầu thập kỷ 1994 đến nay, tăng tính cạnh tranh quốc tế đã khiến lao động khơng có kỹ năng hoặc kỹ năng thấp khơng có cơ hội tìm việc làm. Trong giai đoạn 1990 - 1999, việc làm trong nền kinh tế giảm 0,4%/năm, riêng khu vực khai khoáng giảm 5,6%/năm, chế tạo giảm 1,8%/năm, xây dựng giảm 4,8%/năm, chỉ có các ngành như thương mại tăng

0,4%/năm, tài chính tăng 1,8%/năm. Trong giai đoạn 2000 - 2001, việc làm trong nền kinh tế giảm mạnh hơn, -3,1%/năm, trong đó hầu hết các khu vực kinh tế đều giảm: khai khoáng giảm 2,9%/năm, chế tạo giảm 2,1%/năm, xây dựng giảm 3,2%/năm, tài chính giảm 2,6%/năm…

Đầu tư là vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế, nhưng tỷ lệ đầu tư của Nam Phi khơng cao và có xu hướng giảm. Đây là nguyên nhân chủ yếu giải thích lý do tăng trưởng thấp trong nhiều ngành kinh tế của Nam Phi. Tính bình qn, tỷ lệ hình thành vốn cố định của một nước thường chiếm từ 25% GDP trở lên. Đối với Nam Phi tỷ lệ này ổn định, có năm tăng khá, nhưng xu hướng chung là giảm. Việc hình thành vốn cố định vừa thấp vừa bấp bênh, Nam Phi khơng có cơ hội để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Một phần của tài liệu quá trình củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa nam phi (1993 2010) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w