d) Cho vay theo loại hình doanh nghiệp
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
* Một là: Hoàn thiện văn bản pháp quy
Văn bản pháp quy tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của NHTM. Tuy nhiên một thực tếđang tồn tại nhiều bất cập trong quá trình áp dụng và thực thi. Để khắc phục tình trạng này, NHNN cần được bổ sung và sửa đổi theo nội dung như đổi mới nội dung và phương pháp thanh tra của thanh tra NHNN theo hướng đưa quyền đánh giá kiểm soát hoạt động cho vay của NHTM thành nội dung quan trọng trong công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng.
Nghiên cứu ban hành quy chế mẫu, điều lệ mẫu về tổ chức, hoạt động kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính thống nhất khi thực hiện.
Hoàn thiện hai luật, Luật NHNN, Luật các TCTD nhằm khắc phục tình trạng mâu thuẫn khi đưa vào áp dụng như hiện nay.
Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các NHTM trong nước và nước ngoài để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam.
109
* Hai là: Hoàn thiện cơ chế giám sát
- Xây dựng hệ thống thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động ngân hàng. Hệ thống thông tin trong ngân hàng hiện nay chưa đầy đủ, thiếu chính xác và không mang tính thời sự. Đa phần các thông tin được báo cáo bằng biểu mẫu rất khó sử dụng khi phân tích, tổng hợp. Hiện nay, Trung tâm thông tin CIC chịu trách nhiệm cung cấp thông tin tín dụng cho các TCTD tuy nhiên vẫn còn tồn tại mốt số bất cập. Yêu cầu đặt ra phải nâng cao chất lượng thông tin của Trung tâm thông tin CIC nhằm hoạt động có hiệu quả hơn, trợ giúp đắc lực cho các NHTM trong việc thu thập thông tin, đưa ra quyết định tín dụng chính xác hơn, tránh tình trạng nhiều ngân hàng cùng cho một dự án vay, hoặc cho vay để khách hàng trả nợ ngân hàng khác. Một trong những giải pháp là NHNN nên đưa yếu tố công nghệ vào việc cung cấp thông tin, điều này sẽ giúp cho TCTD dễ dàng hơn trong việc khai thác, sử dụng. Đồng thời tăng cường sự điều phối và tổ chức cung cấp thông tin quốc tế và các đầu mối thông tin trong các nước như: Tổng cục thống kê, các Bộ, ngành liên quan,..
- Hoàn thiện cơ chế hoạt động và nâng cao vai trò thanh tra ngân hàng Trong thời gian qua, NHNN đã ban hành các quy định về vốn an toàn RRTD thông qua bốn tỷ lệ: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ an toàn về thanh khoản, tỷ lệ an toàn về sử dụng nguồn vốn ngắn hạn và tỷ lệ an toàn về dư nợ. Tuy nhiên, cơ chế giám sát để đảm bảo cho các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định này chưa được chú ý. Yêu cầu đặt ra phải nâng cao hơn nữa vai trò giám sát của thanh tra.
Công tác thanh tra phải chặt chẽ và khoa học hơn, tránh triển khai chồng chéo, gây khó khăn cho các NHTM trong hoạt động. Điều này tất yếu phải có Luật thanh tra ra đời, đặc biệt trong quá trình hội nhập, công tác kiểm tra giám sát là yêu cầu đối với tất cả các chủ thể trong nền kinh tế.
110
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề hội nhập là tất yếu. Trong điều kiện đó thì NHTM không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vươn rộng ra khu vực và thế giới. Đó cũng đòi hỏi mỗi NHTM phải nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, công tác quản lý và quản trị ngân hàng theo các quy chuẩn quốc tế, đặc biệt trong công tác quản lý RRTD phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, tăng cường về chất lượng cũng như hiệu quả, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra đặt ra đối với mỗi một tổ chức tài chính trung gian.
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu với căn cứ lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Hệ thống hoá và làm rõ những lý luận về tín dụng, RRTD, quản lý RRTD và nghiên cứu những kinh nghiệm quản lý rủi ro ở một số ngân hàng trong và ngoài nước.
Thứ hai: Phân tích đánh giá một cách sâu sắc, chính xác công tác quản lý RRTD ở NHTM cổ phần Dầu khí Toàn cầu, chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý RRTD của GP.Bank.
Thứ ba: Luận văn đã đưa ra các giải pháp quản lý RRTD tại GP.Bank và một số kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ ngành liên quan ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế được RRTD, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hoạt động.
Tác giả luận văn mong muốn những giải pháp của mình đưa ra sớm được triển khai và áp dụng không chỉ ở GP.Bank mà còn được áp dụng ở các NHTM khác.
Quản lý RRTD là một vấn đề phức tạp, trong thời gian nghiên cứu hạn hẹp, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của những ai quan tâm đến vấn đề này để hoàn thiện công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, bổ sung nhận thức về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý RRTD của NHTM hiện nay./.
a
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, trang web wikipedia.com, cập nhật ngày 21 tháng 9 năm 2012.
2. Đại học Thương mại, Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003. 3. Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.
4. Đại học Thương mại, Lý thuyết tài chính – tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003.
5. Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002.
6. Học viện Tài chính, Giáo trình Lý thuyết tiền tệ, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2005.
7. Học viện Tài chính, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2005.
8. Lê Văn Tề, Quản trị NHTM, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh, 2003
9. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh, 2004.
10.Nguyễn Thị Mai Chi, Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý RRTD tại BIDV, (Luận văn Thạc sỹ kinh tế), Học viện Tài chính, Hà Nội, 2005.
11.Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005.
12.Nguyễn Thị Thu Thuỷ, “Rủi ro và những biện pháp hạn chế rủi ro đối với các NHTM ở nước ta hiện nay”, Tạp chí ngân hàng, số 15 T8/2006.
13.Peter S. Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại (Bản dịch), Nxb Tài chính, Hà Nội, 2004.
b
14.Phan Đức Quang, “Kiểm soát các rủi ro của hoạt động cho vay đối với các NHTM trong quá trình hội nhập kinh tế”, Tạp chí ngân hàng, số 11 T6/2006.
15.Phạm Quang Trung, “Kiểm soát nợ khó đòi nhìn từ góc độ ngân hàng”, Tạp chí ngân hàng, số 4 T4/2006.
16.Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng,; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, hiện hành
17.Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD (ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam). 18.Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, 1997; Luật sửa đổi bổ sung, 2003,2005
19.Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD (ban hành kèm theo Quyết định số 457/2003/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
20.GP.Bank, , Tài liệu quản lý tín dụng, Bộ máy xử lý rủi ro, Quy định xử lý nợ, Chính sách tín dụng, Quy định về xếp hạng tín dụng, Quy chế xử lý rủi ro, Phân loại TSBD,
21.GP.Bank, Báo cáo tài chính, Báo cáo tín dụng, Báo cáo Tổng giám đốc,
năm 2009,2010,2011.
22.GP.Bank, Tài liệu quản lý tín dụng, Bộ máy xử lý rủi ro, Quy định xử lý nợ, Chính sách tín dụng, Quy định về xếp hạng tín nhiệm, Quy chế xử lý rủi ro,