TỔ CHỨC BỘ MÁY GIÁM SÁT NỘI BỘ TẠI GPBANK

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP bank (Trang 97 - 107)

d) Cho vay theo loại hình doanh nghiệp

TỔ CHỨC BỘ MÁY GIÁM SÁT NỘI BỘ TẠI GPBANK

Sơđồ 3.1 T chc b máy giám sát ni b ti GP.Bank

... Quan hệ quản lý, điều hành, báo cáo trực tiếp. ... Quan hệ chỉđạo, báo cáo gián tiếp. ... Quan hệ giám sát, kiểm toán nội bộ.

Tóm lại, bộ phận giám soát nội bộ đóng vai trò rất lớn trong việc phát hiện RRTD cho ngân hàng, đóng vai trò là vệ sĩ bảo vệ ngân hàng, đảm bảo cho các quy trình, quy chế được áp dụng và hiệu quả. Đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

* Qun lý thông tin, phát trin hot động ca h thng thông tin tín dng

Thông tin đóng vai trò quyết định ở bất kỳ lĩnh vực nào. Trong công tác tín dụng không thể thiếu quá trình phân tích tín dụng, vì nó là khâu quan trọng trong quá trình xét duyệt tín dụng. Để phân tích tín dụng hiệu quả thì ngân hàng phải có hệ thống thông tin cần thiết về người vay tiền, thông tin đó đóng vai trò trong việc ra quyết định về món vay. Ngoài những thông tin từ bản thân khách

HĐQT Ban điu hành Ban kiểm soát Phòng kiểm tra nội bộ hồ sơ Phòng kiểm toán nội bộ hồ sơ Chi nhánh, PGD Tổ kiểm tra nội bộ chi nhánh, khu vực

97

hàng cung cấp thì có những thông tin được cung cấp từ các Bộ, ban ngành. Để có thể đối chiếu được các thông tin và thu thập thông tin thì Ngân hàng phải cập nhất và nâng cao khả năng phân tích thông tin từ các bộ ban ngành chức năng như: Bộ Tài chính, Tòa án kinh tế, Tổng cục thống kê, Kiểm toán,.. thậm chí cả những kênh thông tin từ các ngân hàng khác.

Ngoài ra, ngân hàng thiết lập những kênh thông tin từ địa phương, vùng cho vay để có thể thu thập thông tin chính xác nhất từ khách hàng sử dụng tín dụng của ngân hàng.

3.2.2.2 Qun lý tín dng

Nội dung cơ bản của quản lý tín dụng là kiểm tra tuân thủ đối với toàn bộ khoản vay còn dư nợ và xử lý các vấn đề nảy sinh đối với khoản vay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng khoản vay, hiệu quả an toàn của hoạt động tín dụng.

Công tác quản lý tín dụng có thể học hỏi theo nguyên tắc 5C trong quản lý tín dụng của Golden và Walker, nội dung bao gồm:

- Không quá chủ quan (Complacement)

Trong hoạt động tín dụng không thể có tính chủ quan, quá tin tưởng vào khách hàng, mà không kiểm tra giám sát chặt chẽ. Điều này nhắc nhỏ là cán bộ tín dụng cần kiểm tra thường xuyên phòng ngừa sự thay đổi theo thời gian.

- Cần cần thận, không cẩu thả (Carelessness)

Không cho phép cẩu thả trong hoạt động. Đó là một trong những điều nhắc nhở quan trọng đối với cán bộ làm tín dụng.

- Thông tin bị bóp méo (Communication breakdown)

Thông tin thu thập được có thể bị bóp méo, không chính xác. Cần phải lật đi lật lại vấn đềđể tránh được rủi ro.

- Kiểm soát các yếu tố bất thường (Contigencies)

98

ro.

3.2.2.3 Hoàn thin qui trình hot động tín dng

Quy trình tín dụng là quy trình phân cấp tín dụng, quy trình xử lý chứng từ, quy trình hạch toán.

* Th nht: Phân cp tín dng

Việc phân cấp tín dụng được thực hiện từ trên xuống dưới hiệu quả và rõ ràng trách nhiệm hơn. Quy trình như hiện tại đã đạt được những yêu cầu quản lý, tuy nhiên tất cả các món tín dụng quá hạn mức đều chuyển lên Hội sở như vậy sẽ dẫn tới việc quá tải khi số lượng chi nhánh tăng nhanh trong thời gian tới. Nên phân cấp phê duyệt những món vay quá hạn mức theo vùng (Bắc, Trung, Nam) như vậy sẽ đảm bảo tốt hơn về quy trình cũng như giảm thiểu thời gian cho một món vay.

* Th hai: Quy trình luân chuyn chng t

Hiện tại GP.Bank đã có một phần mền luân chuyển chứng từ giải ngân nội bộ được cung cấp từ hệ thống mới SYMBOLS, phần nào đã giải quyết được công việc thủ công fax chứng từ như trước đây, tuy nhiên lại có hạn chế quy trình hiện tại tương đối phức tạp, nên giảm bớt một số bước vì phần mềm hoàn toàn hỗ trợđược việc này.

* Th ba: Quy trình hch toán và nhp h sơ khách hàng

Hiện tại, bộ phận Dịch vụ khách hàng nhập hồ sơ khách hàng vay vốn và hạch toán giải ngân. Quy trình này nên giảm thiểu bằng việc cán bộ Giao dịch tín dụng sẽ làm đảm nhiệm công việc này. Như vậy sẽ giảm bớt quy trình trong hạch toán.

3.2.2.4 Bin pháp phòng nga và xđối vi khon n có du hiu ri ro

* Th nht: Bin pháp phòng nga

Khi hoạt động kinh doanh của khách hàng xuất hiện các dấu hiện cảnh báo có nguy cơ phát sinh rủi ro bất cứ một nguyên nhân nào, để phòng ngừa rủi ro có

99

thể xảy ra, trước hết ngân hàng phải thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát bắt buộc. Về nguyên tắc, tất cả các khoản vay nếu bị xuống hạng, Ngân hàng phải xem xét và lựa chọn biện pháp phòng ngừa.

- Quản lý giám sát khoản vay

Thực hiện ngay việc giám sát và thu thập các báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng cũng như các thông tin về tình hình tài chính và các thông tin cụ thể có liên quan của khách hàng để có thể giám sát khoản vay một cách chặt chẽ xem tình hình người vay có dấu hiện tiến triển tốt hơn không. Nếu thấy xu thế bất lợi của khách hàng thì Ngân hàng phải yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính thường kỳ hơn và phải kiểm tra chi tiết báo cáo đó để giám sát chặt tình hình, ngay cả khi dấu hiệu bất lợi chưa rõ ràng thì vẫn phải cần nghiên cứu và phân tích. Khi xác định rõ xu thế bất lợi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng thì ngân hàng phải khẩn cấp xác định tính nghiêm trọng của nó phải xem xét đánh giá nguyên nhân của sự bất ổn này là tạm thời hay do tài chính yếu kém và cũng có thể do một số nguyên nhân khách quan khác như sự biến động của thị trường, nền kinh tế vĩ mô.

- Rà soát và xem xét lại TSBĐ nợ vay của khách hàng

Việc kiểm tra, đánh giá lại TSBĐ là việc làm thường xuyên của ngân hàng, đảm bảo tính thực tế và thận trọng vi TSBĐ luôn chịu sự tác động của biến động thị trường.

Việc sai lầm trong công tác thẩm định khoản vay mà có thể dẫn đến tài sản không đảm bảo đúng như trong giấy tờ vay vốn, thậm chí là tài sản giả. Chính tất cả những điều trên mà yêu cầu tính tất yếu ngân hàng phải đánh giá và thường xuyên kiểm tra TSBĐ.

* Th hai: Bin pháp khc phc

- Yêu cầu bổ sung TSBĐ

100

phải xem xét khả năng xử lý tài sản đó như thế nào. Tài sản đó có thể bán được không, bán trị giá bao nhiêu. Cần chú ý là việc làm này không làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của khách hàng vay vốn.

- Xác định phương án cơ cấu lại nợ

Đối với các khách hàng do một lý do nào đó mà lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, có dấu hiện không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngân hàng quyết định tiếp tục duy trì mối quan hệ tín dụng với khách hàng bằng biện pháp cơ cấu lại nợ khi đó thì khoản nợ vào trong tầm kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng, tuy nhiên khách hàng phải chứng minh khả năng hoàn trả lãi và gốc khi đến hạn sau khi được tái cơ cấu lại nợ thì ngân hàng mới có thể cơ cấu lại. Ngân hàng phải phân tích và quyết định cho khách hàng cơ cấu lại nợ đểđi đến quyết định theo hướng điều chỉnh nợ, giãn nợ, gia hạn nợ. Ngân hàng chỉ cho phép cho cơ cấu lại nợ khi đã nghiên cứu dựđoán kỹ.

- Thu hồi nợ: Khi rà soát và kết luận khoản vay không thể phục hồi được thì ngân hàng phải quyết định chiến lược thu hồi nợ, nhằm đạt được các mục tiêu như: Tận thu hồi vốn, nhưng giữ thời gian thu hồi vốn ở mức tối thiểu; Giảm thiểu chi phí phát sinh trong thu hồi nợ; Giảm thiểu sự phản ứng của khách hàng.

* Th ba: Bin pháp x

Khi khoản vay bị xếp xuống hạng 5,6 thì ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp xử lý sau:

- Phát mại tài sản: Ngân hàng nên cố gắng thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản của mình. Nếu khách hàng không có thiện trí thì ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản cầm cố thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.

- Trả nợ thay: Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay vốn. - Khởi kiện: Trong trường hợp cần khởi kiện, ngân hàng phải khẩn trương hoàn thiện ngay các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng.

101

- Bán nợ: Bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc một phần doanh nghiệp một trong những quyết định quan trọng là liệu có những chủ sở hữu mới có thể chuyển đổi doanh nghiệp để làm ăn có lãi hoặc bơm thêm vốn vào hoạt động kinh doanh để doanh nghiệp có thể tồn tại trong tương lai. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể áp dụng bán toàn bộ doanh nghiệp hay một phần doanh nghiệp

- Các biện pháp khuyến khích trả nợ: Miễn giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, không tính lãi phạt. Những trường hợp này áp dụng cho khách hàng có thiện chí trả nợ gốc

- Xử lý bằng quỹ DPRR: Theo quy định thì biện pháp này chỉ được áp dụng đối với các khoản nợ xấu sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp khắc phục mà vẫn không thu hồi được nợ hoặc các khoản nợđã phát mại hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm bao gồm cả gốc và lãi hoặc các khoản vay bị rủi ro nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phục được. Việc sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp những khoản RRTD xảy ra làm lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng chứ không có nghĩa là hoàn trả nợ vay cho khách hàng. Đối với các khoản nợ được xử lý bằng quỹ DPRR. Những khoản vay có rủi ro sau khi được bù đắp bằng quỹ DPRR sẽ được chuyển ra ngoài bảng để theo dõi tận thu, ngân hàng vẫn phải dùng các biện pháp khắc phục và xử lý để thu hồi nợ.

- Biện pháp đối với các cán bộ ngân hàng, cán bộ phận liên quan trong ngân hàng. Nhóm dấu hiệu này liên quan đến yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng. Ngoài các biện pháp khắc phục và xử lý nêu trên, dựa trên mức độ rủi ro và thiếu sót từ phía cán bộ mà ngân hàng lựa chọn mức độ xử lý là truy cứu trách nhiệm hoặc bồi dưỡng vật chất.

3.2.2.5 Mt s gii pháp khác

* Th nht: Xây dng chiến lược khách hàng

Trong giai đoạn hiện nay, với sức cạnh tranh cực kỳ lớn của các ngân hàng, đặc biệt là hệ thống ngân hàng cổ phần, chiến lược khách hàng là một

102

trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. - Lựa chọn khách hàng

Việc lựa chọn khách hàng là việc xây dựng một hệ thống khách hàng đủ tin cậy, đánh giá và phân loại khách hàng theo mức độ RRTD. Đây là một việc làm hết sức quan trọng mà được thực hiện ngay ở khâu đầu tiên của quá trình thẩm định.

Việc lựa chọn khách hàng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định và quy định của ngân hàng, không phải khách hàng nào đến yêu cầu xin vay đều được xét duyệt.

Đối với đối tượng là khách hàng cá nhân: Cán bộ tín dụng sẽ phải quan tâm tới hồ sơ xin vay của khách hàng, xem xét khách hàng đó có đủ tin cậy không qua một số kênh thông tin xung quanh người vay. Đó là một số thông tin qua cơ quan, đơn vị mà người vay công tác, qua các mối quan hệ bạn bè, hàng xóm, tiếp xúc với khách hàng để nắm bắt tâm lý của người vay xem có trung thực trong hành vi vay vốn hay không, từ đó xếp hạng tín dụng khách hàng và đưa ra quyết định cho vay hay không.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Ngoài hồ sơ xin vay của khách hàng thì ngân hàng xem xét tiền sử vay nợ của doanh nghiệp thế nào, tình hình tài chính của doanh nghiệp quan hệ bạn hàng của doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa khách hàng

Việc đa dạng hóa khách hàng giúp cho ngân hàng mở rộng mạng lưới khách hàng, quan hệ khách hàng. Hiện nay đối tượng khách hàng của GP.Bank chủ yếu là các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, vậy nên việc mở rộng khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước lớn và tập đoàn lớn là việc làm hết sức cần thiết trong xu hướng phát triển kinh doanh hiện tại của Ngân hàng.

Việc đa dạng hóa khách hàng không chỉ ở việc mở rộng đối tượng khách hàng mà phải mở rộng lĩnh vực cho vay. Nên mở rộng lĩnh vực cho vay rộng hơn

103

so với hiện nay, nên xâm nhập mạnh vào một số lĩnh vực tiềm năng như: năng lượng, dầu khí, viễn thông. Ngoài ra còn phát triển thêm sang ngành thi công xây lắp và một số lĩnh vực khác nữa tùy thuộc vào tình hình thực tế của nền kinh tế trong giai đoạn tới.

- Xây dựng bề dày khách hàng truyền thống

Xây dựng một hệ thống khách hàng truyền thống, có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng là một việc làm tích cực của công tác quản lý RRTD, một hệ thống khách hàng truyền thống sẽ đem lại nguồn thu ổn định mà không tốn thêm chi phí tìm hiểu khách hàng. Nếu một khách hàng có tài khoản ở một ngân hàng trong một thời gian dài, sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng, có những quan hệ vay vốn, quan hệ tiền gửi với ngân hàng thì việc xét quyết một món vay sẽ dễ dàng hơn rất nhiều đối tượng khách hàng khác.

* Th hai: Đa dng hóa sn phm dch v ngân hàng

Đa dạng hóa sản phẩm là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa RRTD mang tính chất không hệ thống, là loại rủi ro chỉ tác động tới một hoặc một nhóm hoạt động của ngân hàng do các yếu tố nội tại bên trong ngân hàng có thể kiểm soát được.

Quá trình phân tán và tối thiểu hóa rủi ro chính là một hình thức đa dạng hóa. Theo đó, ngân hàng nên tiến hành kinh doanh trên nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác nhau để tạo thành một danh mục đầu tư sao cho tổng mức rủi ro trên toàn bộ danh mục sẽ được giới hạn ở mức nhỏ nhất, điều này có nghĩa là ‘không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ’

Ban lãnh đạo GP.Bank đã quan tâm đến phát triển nhiều loại hình dịch vụ được phép khác của các tổ chức tín dụng ngoài những lĩnh vực cơ bản như tiền gửi, tiền vay và thanh toán. Vậy để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thì GP.Bank cần phát triển một số loại hình dịch vụ mới khác, vì chúng ta biết rằng ngoài việc giảm thiểu rủi ro thì những lợi ích mang lại từ việc phát triển

104

theo hướng này rất lớn đó là nguồn thu từ dịch vụ này rất lớn, uy tín và hình ảnh về ngân hàng được tăng cao.

- Tiếp tục và phát triển hiện đại các dịch vụ ngân hàng triển khai như thanh toán quốc tế, kinh doanh tiền tệ, đại lý ủy thác, bảo lãnh, tư vấn.

- Đẩy nhanh quá trình hợp tác, liên doanh liên kết với một số tổ chức phát triển dịch vụ trong nước và quốc tế như Visa Card, Master

- Liên kết với một số tổ loại hình dịch vụ khác như bảo hiểm, bưu điện

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP bank (Trang 97 - 107)