d) Cho vay theo loại hình doanh nghiệp
3.3.1 Đối với Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan * Một là: Hoàn thiện văn bản pháp lý
* Một là: Hoàn thiện văn bản pháp lý
Một hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ và hiệu quả sẽ tạo cơ sở hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc tổ chức thực hiện. Vậy cần hoàn thiện quy trình, tổ chức đầy đủ các bộ phận thực hiện, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tránh việc thủ tục. Tránh ách tắc xử lý ở các cơ quan liên quan chưa được thành lập, chưa được giao nhiệm vụ.
Hiện nay quy định về giao dịch bảo đảm có nhiều bất cập trong quá trình áp dụng về trình tự xử lý, phối hợp giữa các cơ quan ban hành, cơ quan thực hiện, gây chậm trễ trong quá trình làm thủ tục cho vay của các NHTM. Để giải quyết vấn đề này, quy định về giao dịch bảo đảm cần chỉnh sửa bổ sung nội dung sau:
- Gọn hoá qui trình giao dịch bảo đảm. Hiện tại, để đăng ký giao dịch bảo đảm cho một món vay là 10 ngày, như vậy cả việc đi công chứng giấy tờ là 02 tuần làm việc. Nên rút ngắn thời gian xử lý để đảm bảo cho thời gian thực hiện một món vay của NHTM được rút ngắn.
- Sử dụng công nghệ thông tin trong quy trình đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm qua mạng là một trong những điều kiện tốt cho công tác giao dịch giữa các NHTM và Trung tâm thông tin và đăng ký nhà đất. Hiện nay, việc này đã được thực hiện nhưng chưa đầy đủ, cán bộ ngân hàng vẫn phải đến trung tâm để nộp hồ sơ. Vậy bằng một chế độ bảo mật và scan hồ sơ, toàn bộ dữ liệu chuyển đến trung tâm, giảm thiểu công việc cho cán bộ ngân hàng, giúp tối đa hóa năng suất lao động.
* Hai là: Hoàn thiện cơ chế hoạt động độc lập của NHNN
107
những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều này sẽ tác động gián tiếp tới hoạt động của NHTM.
* Ba là: Hoàn thiện các quy định về kế toán và kiểm toán
Luật kế toán hiện nay chưa thật sự phù hợp với thông lệ quốc tế gây khó khăn trong công tác xem xét, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là một trong những cản trở rất lớn tới việc thẩm định cho vay của ngân hàng. Ngoài ra hoạt động của Kiểm toán độc lập chưa phát huy hết vai trò của mình, đôi khi có những báo cáo tài chính đã được kiểm toán những vẫn không đảm bảo tính minh bạch, điều này ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Do vậy, Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp lý để đưa các họat động này vào quy củ, nề nếp. Bên cạnh đó có những hình thức xử phạt thích đáng các trường hợp vi phạm, tạo cơ sở cho hoạt động cho vay của ngân hàng, đảm bảo tính an toàn cho họat động tín dụng của ngân hàng.
* Bốn là: Thực hiện tốt chính sách quy hoạch
Chính sách quy hoạch tốt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Nếu công tác quy hoạch tốt sẽ tác động tích cực tới các chủ thể trong nền kinh tế, từ đó tác động tới hoạt động của ngân hàng. Chính sách quy hoạch phải có tính ổn định, tính tiên liệu, có như vậy mới đáp ứng yêu cầu quản lý và ứng phó với sự biến động của thị trường và nền kinh tế.
* Năm là: Hoàn thiện cơ chế hoạt động và chính sách quản lý thị
trường bán đấu giá tập trung
Để tạo điều kiện cho các ngân hàng phát mại TSBĐ thì Nhà nước nên thành lập một thị trường chính thống về đấu giá tài sản mà ngân hàng cần phát mại. Điều này sẽ đảm bảo tính minh bạch công khai giữa các bên đồng thời cũng giúp cho Nhà nước kiểm soát công tác này chặt chẽ hơn. Hiện nay, ở một số tỉnh, thành phố đã thành lập Trung tâm bán đấu giá tài sản, tuy nhiên hoạt động còn
108
rời rạc và chưa có sự can thiệp chặt chẽ của Nhà nước. Để chuẩn hoá và giúp cho thị trường này hoạt động hiệu quả, Nhà nước cần thực hiện:
- Luật hoá thị trường bán đấu giá.
- Thành lập Trung tâm (Công ty) bán đấu giá có sự chỉ đạo và kiểm tra kiểm soát chặt chẽ.
- Quy trình thực hiện đấu giá gọn nhẹ và hiệu quả
* Sáu là: Đề nghị tách bạch giữa ngân hàng truyền thống với ngân hàng đầu tư nhằm quản trị tốt được rủi ro cho nền kinh tế cũng như an toàn cho hệ thống Ngân hàng nói chung.