Về kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian qua, một số quốc gia rất thành công về mặt quản trị rủi ro của các Ngân hàng thì phải kể đến Canada, Đức, Hoa ký và Đông Nam Á chúng ta thì có Singapore
Với việc Ngân hàng các quốc gia trên đã quản trị với các kinh nghiệm như:
- Kiểm soát tốt về mặt rủi ro trong hoạt động Ngân hàng, Nhất là mặt tín dụng. - Các Ngân hàng tuân thủ các nguyên tắc pháp lý.
- Các Ngân hàng đã pháp lý hóa nghĩa vụ và cá nhân hóa những bộ phận tham gia vào quá trình cụ thể của chu trình hoạt động và cấp tín dụng…vv
- Các Ngân hàng ưu tiên cho thực hiện tín dụng theo từng điều kiện cụ thể của khách hàng.
- Các Ngân hàng luôn xác định các khách hàng mục tiêu và chiến lược kịp thời, qua đó giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu quả kinh doanh của chính Ngân hàng.
24
1.4.2.1 Quản lý rủi ro tín dụng ở DBS Bank
DBS Bank là ngân hàng đa năng, được thành lập năm 1968, phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính. Hiện tại DBS Bank là ngân hàng có quy mô lớn nhất ở Singapore, có các chi nhánh ở Hồng Kông, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới. Là ngân hàng chiếm thị phần lớn ở khu vực Châu Á, DBS Bank được đánh giá là một ngân hàng dẫn đầu trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ. DBS Bank cung cấp nguồn vốn dài và ngắn hạn cho khách hàng, bao gồm các hoạt động tài trợ cho vay, hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán. DBS Bank đã được xếp hạng tín dụng “AA-” và “Aa2” trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2002 ngân hàng đã nhận được giải thưởng là ngân hàng quản trị rủi ro xuất sắc của Châu Á (Asia risk manager of the year Awards for Excellence in 2002).
Quản lý rủi ro là một trong những chiến lược dài hạn của DBS Bank, được thực hiện và quán triệt ở nhiều cấp. DBS Bank đã có những chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động như: Thuê công ty tư vấn hỗ trợ quản trị rủi ro; Xây dựng Hội đồng xử lý rủi ro; Chú trọng đầu tư con người và công nghệ cho hệ thống quản lý rủi ro. Công tác này luôn được kiểm tra và giám sát bởi hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của ngân hàng.
Theo báo cáo thường niên của DBS Bank, rủi ro mà DBS Bank quan tâm: Quản lý rủi ro (Risk Governance); Rủi ro tín dụng (Credit Risk); Rủi ro cấu trúc thị trường (Structural Market Risk); Rủi ro thanh khoản (Liquydity Risk); Rủi ro thương mại (Trading Market Risk)
Theo DBS Bank thì rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình về khoản nợ. Rủi ro tín dụng từ một số hoạt động như: hoạt động cho vay, hoạt động thương mại, hoạt động về chứng khoán phái sinh và một số hoạt động trong thanh toán các giao dịch, gồm cả giao dịch nội bảng và giao dịch ngoại bảng.
* Công tác quản lý rủi ro tín dụng của DBS Bank thể hiện ở một số mặt sau:
- Chính sách tín dụng là những nguyên tắc chung nhất, thống nhất chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng, hướng dẫn và chỉđạo chung hoạt động tín dụng.
25
định những vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro như: mức cho vay, hạn mức, chính sách tín dụng, quyết định ngừng cấp tín dụng và một số nhiệm vụ khác. Hội đồng xử lý rủi ro còn chịu trách nhiệm kiểm tra tình trạng tín dụng những khoản tín dụng lớn và có dấu hiệu rủi ro, xác định danh mục đầu tư. Ngoài ra Hội đồng xử lý rủi ro còn có nhiệm vụ cập nhật, thay đổi chính sách tín dụng, chính sách hạn mức theo sự biến động tình hình kinh tế chính trị của vùng, ngành, mỗi nước.
- Danh mục tín dụng được phân tích và phê duyệt theo từng nhóm khách hàng dựa trên việc đánh giá rủi ro. Mỗi người vay sẽ được tính điểm bởi “Hệ thống xếp hạng rủi ro”. Với đa số các khách hàng, việc xếp hạng rủi ro dựa vào một số tiêu chí sau: tình hình tài chính, điều kiện kinh doanh, thị phần, vốn và trình độ quản lý. Hệ thống đánh giá tín dụng là công cụ để đánh giá cơ cấu tín dụng, tài sản đảm bảo, bảo lãnh và rủi ro chuyển đổi khác vì vậy có thể coi đây là công cụđểđánh giá chất lượng danh mục tín dụng, đo lường rủi ro và cuối cùng là đểđưa ra quyết định.
- Thực hiện chương trình Basel II
Uỷ ban Basel II (Basel II steering committee) được thành lập đảm bảo DBS Bank hoạt động theo tiêu chuẩn Basel II