Cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP bank (Trang 43 - 47)

GP.Bank hỗ trợ nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, với nhiều hình thức vay phong phú, quy trình thủ tục đơn giản,.. cụ thể các hình thức vốn vay như sau:

- Khi nhu cầu bổ sung vốn lưu động không thường xuyên hoặc có vòng quay vốn kinh doanh dài, doanh nghiệp có thể cân nhắc vay từng lần tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn mỗi lần, có thể rút vốn vay một hay nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn, nhưng tổng số của các lần rút vốn không vượt qua số tiền ghi trong hợp đồng tín dụng.

- Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn bổ sung vốn lưu động thường xuyên, có vòng quy vốn nhanh và việc vay, trả vốn diễn ra thường xuyên thì khách hàng có thể vay theo hạn mức tín dụng.

43

- Nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, các dự án phục vụ đời sống xã hội, doanh nghiệp có thể đề xuất vay theo các dự án đầu tư.

Trong mỗi mảng cho vay tại GP.Bank áp dụng thời hạn cho vay bao gồm cả trung và dài hạn, với các hình thức cho vay thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức, cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo đối với từng mốn vay, từng đối tượng vay thích hợp.

2.2.1.2. Kim soát tng dư n và kết cu dư n ti GP.Bank

Nhìn chung, trong mấy năm gần đây, tình hình tăng trưởng tín dụng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính Toàn cầu năm 2007. Đặc biệt trong năm 2010 và 2011, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn lạm phát tăng cao. Nhà nước đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ. Do đó tổng dư nợ của GP.Bank không tránh khỏi bịảnh hưởng.

Bng 2.2 Tng dư n ti GP.Bank Đơn vị: tỷđồng Năm 2009 2010 2011 Doanh số cho vay 7.334 10.621 9.421 Doanh số thu nợ 6.490 8.719 7.188 Dư nợ 5.962 8.851 7.851

(Ngun: Báo cáo hot động kinh doanh 2009 – 2011)

Doanh số cho vay tính đến 31/12/2010 tăng 45% so với 2009. Tuy nhiên sang năm 2011, NHNN ban hành quyết định mức tăng trưởng tín dụng không vượt quá 20% và lạm phát vẫn tăng cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang vay vốn tại Ngân hàng, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, không có nhu cầu mở rộng qui mô như những năm trước, tình hình kinh doanh ếẩm

44

vì vậy nhu cầu vay vốn của họ giảm đi nhiều. Bản thân những doanh nghiệp này sẽ sử dụng nguồn vốn nội tại một các tối đa, sau mới xem xét đến việc vay vốn Ngân hàng do trong những thời điểm đó có khi lãi suất cho vay lên đến 22% - 25% năm.Những khách hàng lớn gặp rủi ro trong kinh doanh khiến Ngân hàng xem xét không giải ngân tiếp đối với những hạn mức tín dụng đã được xét duyệt. Do đó tổng doanh số cho vay của GP.Bank trong năm 2011 giảm 13% so với 2010. Năm 2011 là năm GP.Bank phải đối mặt với nhiều khó khăn và hoạt động cho vay có phần giảm sút. Kết cấu dư nợđược mô tả trong bảng 2.2

Bng 2.3 Tình hình dư nợ Đơn vị: Triệu đồng 2009 2010 2011 Dư nợ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền trọ Theo kỳ hạn + Ngắn hạn 3.868.126,76 64,87 6.016.563,53 67,98 4.264.737,19 + Trung hạn 1.413.801,22 23,71 1.603.423,4 18,11 2.256.179,1 + Dài hạn 680.962,04 11,42 1.231.641,09 13,91 1.330.338,74 Theo TPKT + KTQD 138.935,34 2,33 173.492,72 1,96 225.326,00

45 + + KTNQD 5.823.954,68 97,67 8.678.135,3 98,04 7.625.928,03 Theo loại tiền + VND 5.444.118,59 91,3 8.031.565,59 90,7 7.289.488,95 + Ngoại tệ qui đổi 518.771.43 8,7 820.062,43 9,3 561.765,08 Tổng 5.962.890,02 100 8.851.628,02 100 7.851.254,03

(Ngun: Báo cáo tín dng 2009 – 2011)

Theo bảng 2.3 ta thấy:

- Khi xem xét dư nợ theo kỳ hạn, năm 2009 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn ko có thay đổi nhiều so với tổng dư nợ nhưng tăng 56% so với năm 2009. So sánh với nguồn huy động ngắn hạn ta thấy dư nợ ngắn hạn ở GP.Bank như vậy là hợp lý, bởi nguồn ngắn hạn được sử dụng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Mặt khác, với bất kỳ một ngân hàng thương mại, yếu tố quay vòng vốn nhanh là rất cần thiết, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao là tốt. Tuy nhiên sang năm 2011,tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm nhẹ. Tỷ trọng cho vay trung hạn trên tổng dư nợ có sự thay đổi từ năm 2009 đến 2011có sự thay đổi thất thường. Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay dài hạn trên tổng dư nợ tăng đều từ năm 2009 đến năm 2011. Điều này cho thấy những năm gần đây, GP.Bank có thay đổi về chính sách cho vay, tăng cho vay trung và dài hạn so với cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên điều này đối mặt với nhiều rủi ro tín dụng hơn, vòng quay vốn giảm và khả năng thu hồi vốn trong tương lai chưa được đảm bảo. Để giảm thiểu được những rủi ro trên, GP.Bank cần phải chú trọng hơn trong khâu lựa chọn khách hàng vay, thẩm định dự án vay và quản lý việc sử dụng tiền vay chặt chẽ hơn. GP.Bank cần phải lấy hiệu quả an toàn làm mục tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm

46

và tỷ trọng cho vay trung, dài hạn tăng đã làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần điều có những điều chỉnh trong năm 2012 để có thể vừa nâng cao chất lượng tín dụng vừa đảm bảo được an toàn tín dụng.

- Khi xem xét dư nợ theo thành phần kinh tế, ta thấy rằng tỷ trọng cho vay tập trung chủ yếu vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. GP.Bank có những chính sách cho vay tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh lớn cũng đem lại nhiều rủi ro từ phía khách hàng. GP.Bank nên chú trọng đầu tư, xây dựng chất lượng, thương hiệu ngân hàng mạnh để thu hút được các khách hàng trong khu vực quốc doanh qua đó tăng đảm bảo khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng.

- Khi xem xét dư nợ theo tiền tệ, ta thấy dư nợ VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn ( trên 90%) Nguyên nhân của thực trạng này là do từ năm 2009 đến năm 2011, tỷ giá đồng Dollar có diễn biến bất thường và luôn tăng làm cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu thay đổi chiến lược sang vay VNĐ.

2.2.1.3. Kim soát ri ro qua phân loi cho vay

Năm 2009 là một năm khá thuận lợi cho hoạt động tín dụng phát triển. Chính sách tiền tiền tệ được duy trì ổn định, cùng với việc triển khai gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên sang năm 2011 những diễn biến phức tạp của mặt bằng lãi suất, sự tăng trưởng nóng của một số kênh đầu tư hấp dẫn nhưng có rủi ro cao như vàng, ngoại tệ, bất động sản đã ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động tín dụng của các NHTM. Lựa chọn chiến lược thận trọng, tăng trưởng nhưng đảm bảo an toàn, GP.Bank đã chủ động chọn lựa đối tượng khách hàng, chỉ tiến hành cho vay những khách hàng cũng như các dự án có độ an toàn cao, phương án trả nợ rõ ràng, hạn chế cho vay đối với dự án đầu tư vàng, bất động sản,… Tỷ trọng cho vay và tỷ lệ các của các nhóm nợ Ngân hàng đã có những sựđiều chỉnh hợp lý qua các năm nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả cũng như hạn chếđược các rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP bank (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)