d) Cho vay theo loại hình doanh nghiệp
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được nhưđã nêu trên, công tác quản lý RRTD tại GP.Bank vẫn còn một số hạn chế nhất định sau:
* Một là: Cơ cấu nguồn vốn huy động và vốn cho vay chưa thật sự hợp lý
Việc xác định cơ cấu nguồn huy động và cho vay hợp lý là công tác hết sức quan trọng của Uỷ ban ALCO. Nếu việc này làm không tốt sẽ dẫn tới rủi ro cho ngân hàng mà đầu tiên là rủi ro thanh khoản, tiếp đó dẫn tới một loạt các rủi ro khác. Tỷ lệ nguồn huy động và nguồn cho vay của GP.Bank hiện tại chưa thật sự hợp lý. Ngoài ra, tỷ lệ cho vay của VNĐ và ngoại tệ chưa cân đối. Hiện tại, tỷ lệ cho vay đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn ngoại tệ và tổng dư nợ qui đổi, mà thực tế nợ quá hạn từ các món vay ngoại tệ là rất thấp.
* Hai là: Việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu còn nhiều vướng mắc
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu tồn đọng, đặc biệt là những món vay từ trước quá trình tái cơ cấu. Một số vướng mắc trong khâu chỉ đạo và thực thi như: Cán bộ tín dụng còn chậm trễ trong việc đôn đốc khách hàng có dư nợ xấu; Việc chỉđạo qua nhiều khâu và quy trình làm cho vấn đề sai lệch; Trình độ, năng lực cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, chưa thật sự nhạy bén với tình hình thực tế
* Ba là: Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức tương đối cao
Tỷ lệ nợ quá hạn trong trong tổng dư nợ tín dụng đến hết năm 2009-2011 tương đối cao và không đồng đều giữa các đơn vịở các vùng, miền khác nhau. Có những chi nhánh đã được giao chỉ tiêu nhưng không hoàn thành kế hoạch hoặc hoàn
80
thành kế hoạch bằng những biện pháp chống chế, từ đó dẫn tới việc cho vay tràn lan, thẩm định lỏng lẻo và nợ quá hạn tăng cao.
* Bốn là: Chất lượng thẩm định chưa cao
GP.Bank đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, tuy nhiên công tác này vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau: Bỏ qua một số bước của quy trình thẩm định; Còn chưa thấu đáo trong công tác tìm hiểu thị trường để có một quyết định đúng cho món vay; Đôi khi tư vấn chưa chuẩn xác cho khách hàng trong khâu đầu tiêu của quá trình cho vay; Chưa đi sâu, đi sát trong việc tìm hiểu thông tin khách hàng; Công tác định giá sơ bộ TSBĐ chưa đồng bộ.
* Năm là: Chưa có hệ thống quy chuẩn lưu trữ hồ sơ tín dụng
Việc thực hiện lưu trữ hồ sơ là công việc hành chính quan trọng trong công tác quản lý cho vay. Tuy nhiên hiện nay GP.Bank chưa có một quy trình và hệ thống chuẩn về quản lý hồ sơ khoản vay trong tất cả các đơn vị. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra giám sát hồ sơ vay vốn.
Hiện tại GP.Bank chưa có Quy trình lưu hồ sơ, chính vì vậy toàn bộ văn bản về tín dụng chưa được tập hợp ngăn nắp. Đây là một trong những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của GP.Bank.
* Sáu là: Chính sách tiếp thị khách hàng chưa thật sự hiệu quả
Chính sách tiếp thị khách hàng của GP.Bank hiện tại chưa thật sự hiệu quả. Với mục tiêu là phát triển những khách hàng là các công ty lớn, tập đoàn trong thời gian gần đây, GP.Bank đã có những kế hoạch phát triển đối tượng khách hàng này, tuy nhiên vẫn chưa thật sự hiệu quả bởi việc thu hút khách hàng lớn đòi hỏi GP.Bank phải có những ưu đãi đặc biệt (mà điều này không phải khách hàng nào GP.Bank cũng có thểđáp ứng được).
* Bảy là: Chính sách đãi ngộ và gắn kết nhân viên với khách hàng ngân hàng chưa cao
Một trong những vấn đề mang tính chiến lược lâu dài của công tác tín dụng và quản lý rủi ro là yếu tố con người. Hoạt động tín dụng đòi hỏi sự gắn kết rất cao giữa khách hàng và từng cán bộ phụ trách khoản vay, chính vì vậy khi có sự thay đổi về nhân sự sẽ dẫn tới việc bỡ ngỡ và khó tiếp cận nhân sự mới. Khi có sự
81
chuyển đổi công tác của cán bộ tín dụng là đồng thời với việc thay đổi giảm một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Trong thời gian qua, tình hình nhân sựđặc biệt là cán bộ tín dụng tại GP.Bank có nhiều biến động, điều này tác động xấu tới hoạt động tín dụng, công tác quản lý rủi ro tín dụng.
* Tám là: Bộc lộ những hạn chế của quá trình tái cơ cấu trong công tác quản lý tín dụng
Quá trình tái cơ cấu khiến GP.Bank có những khó khăn nhất định trong hoạt động tín dụng và quản lý RRTD
Một số quy định quá chặt chẽ, đôi khi rườm rà không hiệu quả trong quy trình tín dụng đã làm tăng thời gian xử lý cho một khoản tín dụng do phải qua nhiều khâu nhiều bước, từđó ảnh hưởng xấu tới tâm lý khách hàng và làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng.
Kết quả của tái cơ cấu làm hệ thống nhân sự trong ngân hàng thay đổi. Sự thay đổi về vị trí công tác, chức danh đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.
2.3.2.2 Nguyên nhân
* Một là: Bộ máy quản lý rủi ro
GP.Bank đã xây dựng bộ máy xử lý rủi ro (bộ máy cho vay, quy trình xử lý nợ, quy định xử lý rủi ro), tuy nhiên hoạt động chưa thật sự hiệu quả và đồng bộ. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc bố trí, sắp xếp cán bộ có thẩm quyền phán quyết tín dụng. Hiện nay tất cả các món vay quá hạn mức đều phải chuyển về Hội sở thẩm định, như vậy sẽ dẫn tới việc quá tải trong công việc của cán bộ ở Hội sở, chưa có một cơ chếđể giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả và triệt để.
* Hai là: Chính sách tín dụng và cơ chế quản lý rủi ro
Chính sách tín dụng và cơ chế quản lý rủi ro ở GP.Bank đã hình thành, tuy nhiên còn chưa chặt chẽ, triệt để và thấu đáo. Mặc dù có những chính sách phát triển dịch vụ, chính sách cạnh tranh, chính sách khách hàng nhưng ngân hàng vẫn chưa phát huy và tiềm năng thể mạnh của mình. Hơn nữa hành lang pháp lý, chế độ ban hành cùng với những văn bản hướng dẫn của NHNN chưa kịp thời, chưa phù hợp với điều kiện hiện tại. Đánh giá một cách khách quan, vẫn còn những bất cập,
82
giữa văn bản, chế độ và thực tế phát sinh làm cho người thực hiện lúng túng, việc xử lý các vấn đề phát sinh chậm trễ. Chính vì vậy, việc thực hiện và giải quyết rủi ro tại chính ngân hàng cũng có những bất cập, văn bản quy định từ Ban lãnh đạo và Hội đồng quản trị chưa rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Việc quán triệt và giải quyết chưa đúng hướng, từ đó dẫn tới lỗ hổng trong quản lý nói chung và quản lý RRTD nói riêng.
Một vấn đề hiện nay trở thành phổ biến ở GP.Bank là việc cho vay đảo nợ. Hành vi này là kết quả của việc kết hợp hành vi của khách hàng và cán bộ ngân hàng. Sắp tới lịch trả nợ những khách hàng biết chắc rằng sẽ không trả được món nợ, như vậy rất có nhiều khả năng món nợ sẽ trở thành nợ quá hạn. Cán bộ ngân hàng cho phép khách hàng đó đảo nợ bằng cách trả toàn bộ gốc và cho vay lại bằng chính TSBĐ cũ. Đây là một trong những việc hình thức hợp thức hóa món vay và như vậy nợ thành đủ tiêu chuẩn. Nếu hình thức này cho vay này được thực hiện nhiều lần sẽ có dấu hiệu rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực tới ngân hàng.
* Ba là: Trình độ cán bộ
Mặc dù đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng cuả GP.Bank có sức trẻ và được đào tạo cơ bản song còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Mặt khác, do một bộ phận cán bộ thiếu am hiểu về chuyên môn kỹ thuật nên năng lực thẩm dự án không cao. Tất cả các yếu tố trên đều có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
* Bốn là: Đạo đức nghề nghiệp
Việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ vẫn còn xảy ra, thể hiện ở sự buông lỏng hoặc cố tình thực hiện sai các quy định về thẩm định các món vay. Sự vi phạm này thường xuất phát từ những mối quan hệ không minh bạch giữa khách hàng với cán bộ tín dụng, họ cùng nhau hợp thức hóa chứng từ đi vay để đạt được mục đích của mình.
*Năm là: Chạy theo kế hoạch và chỉ tiêu
“Chạy” theo kế hoạch và chỉ tiêu đang là một vấn đề thực tế xảy ra hiện nay, không chỉ trong hệ thống GP.Bank mà còn ở nhiều NHTMCP khác. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ chỗ việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch là cơ sở quyết định các quyền lợi, chế độ đãi ngộ đối với các cá nhân, đơn vị. Vì vậy, khi được
83
giao chỉ tiêu, các đơn vị và cá nhân đều cố gắng đểđạt được, từđó dẫn tới tình trạng bỏ qua hoặc buông lỏng một số điều kiện nhất định. Sự buông lỏng này, đến lượt nó, lại là yếu tố tạo ra rủi ro cho ngân hàng.
* Sáu là: Thông tin không đầy đủ
Thông tin là một trong những yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định trong cho vay. Tuy nhiên, những thông tin làm cơ sở để thẩm định và quyết định cho vay ở GP.Bank hiện nay vẫn còn thiếu, chất lượng chưa cao, kể cả thông tin về khách hàng vay, thông tin về mục đích vay vốn, phương án trả nợ, TSBĐ… cũng như thông tin thị trường và thông tin về cơ chế, chính sách của Nhà nước.
* Bảy là: Môi trường kinh tế vĩ mô
Trong những năm gần đây, với sự tác động của nền kinh tế mở và việc Việt nam gia nhập WTO, GP.Bank cũng như một số NHTMCP đứng trước những thách thức và khó khăn nhất định. Sự biến động về giá cả, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao… không chỉ tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn tác động tới hoạt động của ngành Ngân hàng.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán cuối năm 2008-2009 đem lại tâm lý kiếm tìm lợi nhuận cao của các chủ thể trong nền kinh tế. Nhiều người dân đã ồ ạt đi rút tiền để đầu tư chứng khoán; Một số không nhỏ doanh nghiệp và cá nhân hợp thức hóa chứng từ vay để đạt được mục đích vay của mình để tham gia vào thị trường chứng khoán. Mà thị trường chứng khoán là một lĩnh vực phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro, làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng cho các NHTM
* Tám là: Môi trường pháp lý
Văn bản pháp lý hiện nay vẫn chưa đạt được một tiêu chuẩn mà xã hội mong muốn, các văn bản quy định ban hành chống chéo, “lấn sân” lẫn nhau, nhiều bất cập không đồng bộ chưa phù hợp với thực tế, làm cho người áp dụng phải lúng túng, việc xử lý các vấn đề chậm trễ, tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp vi phạm quy định. Điều này làm cho ngân hàng rất khó có thể dựđoán và phòng tránh rủi ro.
Tiểu kết chương 2
Từ việc phân tích trạng quản lý RRTD tại GP.Bank, luận văn đã chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất
84
các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý RRTD tại GP.Bank trong thời gian tới.
85
CHƯƠNG 3