Nhóm giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP bank (Trang 94 - 97)

d) Cho vay theo loại hình doanh nghiệp

3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng

3.2.2.1 Nâng cao cht lượng tín dng

Một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý RRTD là nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

“Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong cạnh tranh [10]. Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố như: mức độ an toàn vốn tín dụng, chi phí tổng thể về lãi suất, nghiệp vụ, chất lượng quản lý công việc, chất lượng quản lý con người.

Bất kể một ngân hàng nào cũng mong muốn phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả, phù hợp với thực lực kinh doanh của mình. Từ đó đưa ra phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phù hợp, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn gốc và lãi. Một trong những nghệ thuật thu hút khách hàng đó là thủ tục đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo nguyên tắc nhất định và tuân thủ pháp luật.

94

Chính sách tín dụng là văn bản khung cho các văn bản tín dụng khác, chính vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng. GP.Bank nên có những điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế. Hiện tại GP.Bank đã có chính sách tín dụng tuy nhiên GP.Bank cần cập nhật những thay đổi chính sách tín dụng cho từng hạng mục khách hàng.

Khi xây dựng chính sách tín dụng luôn phải tính đến sự thay đổi của các yếu tố trong và ngoài ngân hàng, không thể một chính sách tín dụng vừa ra đời lại lạc hậu, lỗi thời không áp dụng được. Như vậy sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng mất phương hướng và rủi ro rất dễ xảy ra.

* Chp hành nghiêm quy chế và quy trình tín dng

Việc chấp hành nghiêm quy chế là một tất yếu của mỗi một ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Quy chếở đây có thể là quy chế của NHNN, quy chế được ban hành tại GP.Bank. Quy chế là những nguyên tắc cơ bản, là hành lang pháp lý mà mỗi cán bộ phải thực thi. Một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì cần phải cụ thể hóa, pháp lý hóa quy định, quy chế của NHNN thành quy chế, quy định của mình. Không chỉ dừng lại ởđó là ngân hàng còn phải có nhiệm vụ là đào tạo và hướng dẫn cho toàn bộ cán bộ nhân viên của mình hiểu để áp dụng quy chế.

Tiếp tục và bổ sung hoàn thiện quy trình tín dụng là việc làm cần thiết. Một quy trình chuẩn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng thực hiện an toàn và hiệu quả được. Mọi quyết đinh của tín dụng đều phải được thực hiện nghiêm theo đúng quy trình.

* Đổi mi và hoàn thin mô hình t chc kim tra, kim toán ni b

Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của một ngân hàng là một tất yếu. Đây là bộ phận kiểm soát toàn bộ hoạt động của ngân hàng. GP.Bank đã có hệ thống kiểm soát nội bộ, xong chưa thực sự hợp lý trong điều kiện hội nhập. Vì vậy đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo

95

hướng phát triển nội lực trong chính hoạt động của ngân hàng, kiểm tra việc thực hiện quy định quy chế của Nhà nước thông qua việc rà soát lại toàn bộ hồ sơ sổ sách và báo cáo khi có nghi ngờ có sai sót và vi phạm quy chế; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế của GP.Bank và chỉ đạo điều chỉnh những sai sót từ nghiệp vụ; Tham mưu, đóng góp ý kiến xây dựng quy trình quản lý và xử lý RRTD cho Ban lãnh đạo; Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro nói chung là quản lý RRTD nói riêng toàn hệ thống. Sơ đồ tổ chức bộ máy giám sát nội bộ có thể tham khảo, sơđồ 3.1.

96

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP bank (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)