Xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP bank (Trang 92 - 93)

d) Cho vay theo loại hình doanh nghiệp

3.2.1.2Xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro tín dụng

Hiện nay, GP.Bank chưa có một hệ thống phòng ngừa rủi ro chuẩn tắc, điều này sẽ làm cho các cán bộ tín dụng lúng túng khi tiền phát hiện ra dấu hiệu tiền rủi ro. Do đó GP.Bank cần thiết lập hệ thống phát hiện, phòng ngừa RRTD một cách khoa học và hiệu quả. Phòng ngừa phải được coi là khâu đầu tiên của quy trình tín dụng bởi nó giúp phát hiện kịp thời những món vay chứa đựng rủi ro trước khi các món vay đó trở thành những khoản nợ khó đòi, đồng thời phải chỉ rõ các biện pháp để bảo vệ lợi ích ngân hàng.

92

Trong mọi khâu của quá trình tín dụng đều phải có mặt của cán bộ giám sát, cán bộ giám sát có thể kiêm là cán bộ thẩm định TSBD.

Thành lập một bộ phận ở phòng Kế toán hoặc bộ phận Giao dịch tín dụng, chuyên giám sát và kiểm tra về mặt kế toán đối với từng món vay, từng khách hàng. Hàng ngày, các cán bộ này sẽ thực hiện kiểm tra hoạt động tài khoản của khách hàng, toàn bộ các giao dịch tài khoản như: giao dịch tiền gửi, tiền vay, giữ hộ, ký quỹ, ngoại bảng,…Khi có bất kỳ những dấu hiệu nào nghi ngờ cần báo cho Bộ phận quản lý khách hàng xử lý.

Cán bộ quản lý khách hàng, hỗ trợ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra tình hình TSBĐ món vay, vì đây là một trong những yếu tố để xác định tình trạng rủi ro của khoản vay. Việc thường xuyên tiếp xúc khách hàng và nắm bắt thông tin của khách trong thời gian vay vốn là việc làm cần thiết để có thể phán đoán được tình trạng của khoản vay.

Trong trường hợp khách hàng vay vốn có biểu hiện xấu đó là chậm trễ trong quá trình trả nợ lãi, tình hình kinh doanh có biểu hiện xấu thì ngân hàng cần tiền hiểu nguyên nhân và tìm cách giúp đỡ, tư vấn cho người vay cải thiện tình hình tài chính để họ có khả năng trả vốn vay bằng cách ngân hàng cử cán bộ tín dụng cố vấn xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp về phân phối sản phẩm, phương án sản xuất kinh doanh, mặt khác ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp. Việc làm này vừa mang lại uy tín và tránh được rủi ro cho ngân hàng.

Đểđảm bảo hiệu quả của phòng ngừa rủi ro thì việc tổ chức hệ thống phát hiện phòng ngừa rủi ro không chỉ nên tập trung vào một bộ phận nhất định mà phải coi đó là một hệ thống tương tác và mở rộng thông tin trao đổi đầy đủ giữa các bộ phận trong toàn hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP bank (Trang 92 - 93)