Yêu cầu đối với quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP bank (Trang 90 - 91)

d) Cho vay theo loại hình doanh nghiệp

3.1.2 Yêu cầu đối với quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu

khí Toàn cu

* V quy trình qun lý ri ro, b máy t chc qun lý ri ro

Việc xây dựng một quy trình quản lý RRTD hiệu quả và phù hợp với từng ngân hàng, điều này không phải là dễ dàng. Việc này phải được thực hiện trong một quá trình lâu dài và bền bỉ, đúc rút kinh nghiệm trong thực tếđã áp dụng thì mới có một quy trình quản lý RRTD hiệu quả nhất được. GP.Bank phải có những công tác rà soát, đúc rút kinh nghiệm định kỳ cho việc này.

Hiện tại, GP.Bank nên xây dựng một cơ chế thông thoáng hơn mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả và nguyên tắc quản lý tập trung trong công tác thẩm định cho vay đối với những món vay quá hạn mức. Xây dựng hệ thống cho vay theo vùng Bắc, Trung, Nam. Như vậy, toàn bộ những món vay quá hạn mức của các chi nhánh được tập trung và phán quyết theo vùng. Điều này sẽ giúp cho GP.Bank hạn chế được rủi ro tín dụng, phán quyết cho vay được chính xác hơn và hiệu quả hơn, đồng thời giảm được chi phí vận hành bộ máy.

Xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, học hỏi mô hình nước ngoài đảm bảo tất cả các lĩnh vực hoạt động quản lý RRTD đều có cơ chế, chuẩn mực điều hành, giám sát theo nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và có quyền hạn trách nhiệm rõ ràng đảm bảo sự công bằng đối với tất cả cán bộ nhân viên.

* V con người

Đào tạo tập huấn để nâng cao trình độ nhân viên đồng thời giáo dục đạo đức nghề nghiệp tới từng cán bộ. Hướng tới ngân hàng có chất lượng phục vụ và trình độ năng lực cán bộđạt tiêu chuẩn quốc tế.

* V công ngh

Hoạt động của ngân hàng với đặc thù là hoạt động với số liệu rất lớn mà hiện tại GP.Bank quản lý dữ liệu tập trung, chính vì vậy một trong những công

90

cụ cực kỳ quan trọng trong việc quản lý RRTD là việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình quản lý. Công nghệ là công cụ cho quá trình đánh giá tín dụng, thẩm định món vay, tính điểm khách hàng chính xác và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên điều này cũng phải được cảnh báo rằng, rủi ro về công nghệ sẽ xảy ra nếu công nghệ quá tồi không đáp ứng được yêu cầu quản lý và chúng ta không xử lý theo đúng quy trình và kiểm soát lỏng lẻo.

* V chiến lược

Đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trưởng với tốc độ hợp lý so với nguồn huy động và tài sản thực có của ngân hàng. Tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ, đặc biệt là phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đối tượng doanh nghiệp lớn, tập đoàn đảm bảo phát triển khách hàng nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro hợp lý. Ngoài ra, hướng tới việc mở rộng phát triển chi nhánh, dịch vụ ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP bank (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)