d) Cho vay theo loại hình doanh nghiệp
3.2.1 Nhóm giải pháp trước mắt
Qua thực tế công tác quản lý RRTD và những hạn chế nêu trên, nhóm giải pháp cần làm ngay bao gồm:
3.2.1.1 Hoàn chỉnh sổ tay tín dụng và coi sổ tay tín dụng như cẩm nang hoạt
động tín dụng của cán bộ tín dụng
Hiện tại văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động tín dụng tại GP.Bank chưa được tổng hợp ngăn nắp và tổng hợp thành một bộ văn bản. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng. Vấn đềđặt ra là phải có một quá trình thu thập, tập hợp văn bản tài liệu văn bản được thực hiện ở tất cả các đơn vị toàn hệ thống, cụ thể như sau:
- Tại Hội sở: Phòng Pháp chế kết hợp với Ban điều hành, Thư ký, Trưởng phòng ban Hội sở rà soát toàn bộ văn bản pháp quy tín dụng, ghi chú toàn bộ
91
những văn bản đã hết hiệu lực, hoặc những văn bản cũ những điều chỉnh hồi cố. Lưu trữ thành tập văn bản riêng cả bản mềm và bản giấy. Những văn bản mới đang còn hiệu lực tập hợp thành một quyển, có thể gọi đây là cuốn Sổ tay tín dụng. Toàn bộ các loại văn bản này phải được lưu giữ một cách an toàn nhất. Toàn bộ bản mềm được copy ra các ổ cứng và được lưu giữ trong két sắt và nhập kho tài sản. Sổ tay tín dụng được rà soát nhiều lần và Tổng giám đốc ban hành toàn các đơn vị trong toàn hệ thống. Hội sở soạn công văn hướng dẫn sử dụng Sổ tay tín dụng và chuyển cho các đơn vị thực hiện, tổ chức buổi tập huấn cho các trưởng đơn vị, các trưởng đơn vị sẽ chịu trách nhiệm đào tạo lại cho các nhân viên của mình.
- Tại các đơn vị: Nhận quyết định và Sổ tay tín dụng được ban hành từ Tổng giám đốc, lưu trữ và tiến hành tổ chức các buổi tập huấn cách sử dụng Sổ tay tín dụng.
Sổ tay tín dụngđược coi là một cẩm nang tín dụng bắt buộc tất cả các cán bộ tín dụng phải tuân thủ theo những quy định trong nó. Bất cứ sự thay đổi nào về cơ chế chính sách, quy định, quy trình từ hệ thống văn bản pháp luật Nhà nước phải được cập nhật kịp thời bởi bộ phận Pháp chế của ngân hàng và thông báo kịp thời tới tất cả các đơn vị.