Phân loại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.1.3 Phân loại ngân hàng thương mại

Dựa vào hình thức sở hữu:

NHTM Nhà nước: là NHTM do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức

hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước.

NHTM cổ phần: được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần, trong đó có

các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo qui định của ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng liên doanh: được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên

nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các qui định liên quan của pháp luật.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nhà

cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng nước ngồi có quyền và nghĩa vụ do pháp luật Việt Nam qui định, hoạt động theo giấy phép mở chi nhánh và các qui định liên quan của pháp luật Việt Nam.

Dựa vào chiến lược kinh doanh

Dựa theo tiêu thức chiến lược kinh doanh và mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, có thể chia NHTM thành:

Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối

tượng khách hàng công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân.

Ngân hàng bán lẻ: là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối

tượng khách hàng cá nhân.

Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng

dịch vụ cho đối tượng khách hàng là cả công ty và cá nhân. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều thuộc loại hình ngân hàng này (Bùi Kim Yến và cộng sự, 2016, trang 13).

2.2 Tổng quan về hệ thống KSNB và sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM

2.2.1 Định nghĩa về KSNB

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau khi nhắc đến KSNB. Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động cũng như yêu cầu quản trị khác nhau mà mỗi tổ chức có cách định nghĩa riêng.

- Theo quan điểm của Liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC) thì “KSNB là một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động”.

- Theo quan điểm của AICPA thì “KSNB … là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách” (Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA)).

- Theo lời của Okozie (1999) “KSNB là toàn bộ hệ thống kiểm sốt, tài chính và những phương diện khác, được thành lập bởi ban quản lý để thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp một cách có trật tự và hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các chính sách quản lý, bảo vệ các tài sản và bảo đảm càng nhiều càng tốt về tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ ”.

- Theo Asuquo (2005) “KSNB bao gồm kiểm tra nội bộ, kiểm toán nội bộ, kiểm sốt kế tốn và các hình thức kiểm sốt khác như kiểm soát ngân sách và kiểm soát vật chất của đơn vị”.

- Theo Princeton (2008) “KSNB là một quá trình được thực hiện bởi cơ cấu tổ chức, cơng việc và thẩm quyền, con người và hệ thống thông tin quản lý, được thiết kế để giúp tổ chức thực hiện các mục tiêu hoặc mục tiêu cụ thể ”.

Như vậy tóm lại có thể hiểu KSNB là một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, và mục tiêu của KSNB được thiết lập hướng đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.

2.2.2 Hệ thống kiểm sốt nội bộ

2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ

Khái niệm kiểm soát nội bộ bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỉ 20 trong các tài liệu về kiểm toán với một ý nghĩa rất đơn giản: các biện pháp nhằm bảo vệ tiền không bị nhân viên biển thủ… Nhiều năm sau đó, kiểm sốt nội bộ trở thành một khái niệm được các kiểm tốn viên rất quan tâm trong q trình kiểm tốn báo cáo tài chính.

Đến năm 1992, báo cáo COSO ra đời đã tạo lập một cơ sở lý thuyết cơ bản về kiểm sốt nội bộ. Chính sự xuất hiện của báo cáo này đã đưa ra một định nghĩa, một cách hiểu chung được chấp nhận rộng rãi về kiểm soát nội bộ và hỗ trợ các nhà quản lý kiểm sốt tốt hơn tổ chức của mình. Tuy nhiên, vào những năm đầu của thế kỷ 21, các gian lận về kế toán xảy ra hàng loạt trong các doanh nghiệp. Chính vì thế, các nghiên cứu phát triển kiểm soát nội bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã xuất hiện như: phát triển về phía quản trị (ERM), phát triển theo hướng kiểm toán độc lập SAS 94…Đặc

biệt, sự ra đời của luật Sarbanes Oxley vào năm 2002 cũng đã đánh dấu một bước chuyển lớn trong việc giúp cho các nhà quản lý và kiểm toán viên phát hiện ra các gian lận. Gần đây nhất, tháng 5 năm 2013, COSO đã cập nhật phiên bản mới nhất về kiểm soát nội bộ. Phiên bản này nhấn mạnh mục tiêu hoạt động và báo cáo, làm rõ những yêu cầu của việc xác định cái gì góp phần tạo ra kiểm sốt nội bộ hữu hiệu.

2.2.2.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB Hệ thống KSNB theo COSO 1992 Hệ thống KSNB theo COSO 1992

Báo cáo COSO (1992) định nghĩa: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi Ban Giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

- Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; - Mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính;

- Mục tiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định”.

Theo COSO (1992) thì các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB của doanh nghiệp bao gồm: Mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát. Các yếu tố trên tích hợp với nhau dưới sự điều khiển của con người nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức.

Hệ thống KSNB theo COSO 2013

Tháng 5 năm 2013, COSO đã phát hành khuôn mẫu hệ thống KSNB mới để phản ánh những thay đổi về nền kinh tế thế giới trong vịng 20 năm kể từ khi phát hành khn mẫu đầu tiên từ năm 1992. Trong khi tiếp tục hướng tiếp cận dựa trên các nguyên tắc, khuôn mẫu KSNB mới kết hợp thêm các hướng dẫn để minh hoạ và giải thích các khái niệm trong khn khổ đồng thời được thiết kế giúp các tổ chức nổ lực nhằm thích ứng với sự phức tạp và tốc độ thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế ngày càng gia tăng như hiện nay. Do đó, báo cáo COSO 2013 ra đời có thể được xem là báo cáo thay thế cho báo cáo COSO 1992 nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu trong bối cảnh hiện nay. Các thành phần cấu thành hệ thống KSNB

theo COSO 2013, thì gắn với 5 bộ phận cấu thành là 17 nguyên tắc liên quan đến cách thức tổ chức kiểm soát nội bộ, chúng bao gồm:

Mơi trường kiểm sốt: Mơi trường kiểm sốt phản ánh sắc thái chung của một

doanh nghiệp, đặt ra nền tảng ý thức của doanh nghiệp và tác động đến ý thức kiểm soát của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, là nền tảng cho các thành phần khác trong hệ thống KSNB của doanh nghiệp nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp thơng qua năng lực nhân viên, tính chính trực, các giá trị đạo đức, phân công quyền hạn và trách nhiệm, triết lý kinh doanh và phong cách điều hành. Mơi trường kiểm sốt bao gồm các ngun tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức.

- Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB.

- Nguyên tắc 3: Dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, nhà quản lý xây dựng cơ cấu, các cấp bậc báo cáo, cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị.

- Nguyên tắc 4: Đơn vị phải thể hiện sự cam kết về việc thu hút nhân lực thông qua tuyển dụng, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp để đạt được mục tiêu của mình.

- Nguyên tắc 5: Đơn vị chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến trách nhiệm kiểm soát của họ để đạt được mục tiêu.

Đánh giá rủi ro: Mỗi doanh nghiệp ln phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy phải đánh giá, phân tích những nhân tố tạo nên rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp. Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Trên thực tế khơng có cách nào để triệt tiêu tồn bộ rủi ro mà nhà quản lý phải quyết định một cách thận trọng mức rủi ro

như thế nào là chấp nhận được và cố gắng duy trì rủi ro ở mức độ này. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh luôn thay đổi nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này. Đánh giá rủi ro bao gồm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 6: Đơn vị xác định mục tiêu một cách cụ thể, tạo điều kiện cho việc nhận dạng và đánh giá rủi ro liên quan đến mục tiêu.

- Nguyên tắc 7: Đơn vị nhận dạng các rủi ro đe dọa mục tiêu của đơn vị và phân tích rủi ro để quản trị các rủi ro này.

- Nguyên tắc 8: Đơn vị cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đe dọa đạt được mục tiêu.

- Nguyên tắc 9: Đơn vị nhận dạng và đánh giá các thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống KSNB. Các thay đổi bao gồm: thay đổi từ môi trường kiểm sốt bên ngồi, thay đổi từ cách thức kinh doanh, thay đổi từ cách thức quản lý, từ thái độ và triết lý của người quản lý về hệ thống KSNB.

Hoạt động kiểm sốt: là những chính sách, thủ tục đảm bảo cho các chỉ thị của

nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết thực hiện để đối phó với rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt động kiểm soát bao gồm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 10: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp có thể chấp nhận được.

- Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm sốt chung về cơng nghệ thơng tin nhằm hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu.

- Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai các hoạt động kiểm sốt dựa trên các chính sách và thủ tục kiểm sốt.

Thơng tin và truyền thơng: là điều kiện khơng thể thiếu cho việc thiết lập, duy

trì và nâng cao năng lực kiểm sốt trong đơn vị thơng qua việc hình thành các báo cáo để cung cấp thơng tin về hoạt động, tài chính, sự tn thủ, bao gồm cả bên trong và bên

ngồi. Thơng tin và truyền thơng bao gồm các ngun tắc sau:

- Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, tạo lập và sử dụng các thơng tin thích hợp và có chất lượng nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB.

- Nguyên tắc 14: Đơn vị truyền thông trong nội bộ những thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB.

- Nguyên tắc 15: Đơn vị phải truyền thông cho các đối tượng bên ngoài: cổ đông, chủ sở hữu, khách hàng, nhà cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động KSNB.

Hoạt động giám sát: Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống

KSNB theo thời gian. Mỗi hệ thống KSNB đều phải được giám sát nhằm đảm bảo nó hoạt động hữu hiệu và phải xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế hay khơng và có cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp hay không.

Giám sát cần thực hiện ở tất cả các hoạt động của đơn vị và đơi khi cịn áp dụng cho các đối tượng bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp... Hoạt động giám sát bao gồm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 16: Đơn vị lựa chọn, triển khai và thực hiện việc giám sát thường xuyên và định kỳ để đảm bảo rằng các bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB là hiện hữu và hoạt động hữu hiệu.

- Nguyên tắc 17: Đơn vị đánh giá và truyền đạt các khiếm khuyết về KSNB kịp thời cho các cá nhân có trách nhiệm để họ thực hiện các hành động sửa chữa, bao gồm nhà quản lý cao cấp và hội đồng quản trị khi cần thiết.

2.2.3 Hệ thống KSNB theo BASEL

2.2.3.1 Lý do hình thành hệ thống KSNB theo BASEL

Được thành lập vào năm 1974 nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision) do một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10

nước phát triển (G10) hợp thành tại Basel, Thụy Sỹ. Các thành viên của Ủy ban bao gồm đại diện của Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý.

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel đề xuất những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên là hội đồng thư ký của Ủy ban Basel. Qua nghiên cứu, khảo sát và kết quả Uỷ ban Basel chỉ ra rằng nguyên nhân nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng khủng hoảng là do khơng duy trì được hệ thống KSNB có hiệu quả. Do đó vào năm 1998, Uỷ ban Basel đã phát hành tài liệu khuôn khổ cho hệ thống KSNB trong ngân hàng, được thiết kế cho các ngân hàng quốc tế, nội dung nhất quán với báo cáo của COSO về KSNB.

2.2.3.2 Các nguyên tắc đánh giá hệ thống KSNB

Ủy ban BASEL xây dựng 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá hệ thống KSNB trong ngân hàng giống như các yếu tố cấu thành theo báo cáo của tổ chức COSO, bao gồm:

- Giám sát điều hành và văn hóa kiểm sốt:

Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm sau cùng về việc thiết lập và duy trì một hệ thống KSNB đầy đủ và hiệu quả.

Nguyên tắc 2: Ban điều hành chịu trách nhiệm đề ra các chính sách KSNB phù hợp, đồng thời giám sát sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống KSNB đó.

Nguyên tắc 3: Hội đồng quản trị và Ban điều hành chịu trách nhiệm khuyến khích các chuẩn mực đạo đức, nâng cao đạo đức và tính liêm chính, thiết lập văn hóa tổ chức.

- Nhận biết và đánh giá rủi ro:

Nguyên tắc 4: Những rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch của ngân hàng phải nhận biết và đánh giá liên tục. Sự đánh giá này phải bao

trùm tất cả các rủi ro hoạt động của ngân hàng. Xử lý thỏa đáng những rủi ro mới phát sinh hay những rủi ro chưa được kiểm soát trước nay.

- Hoạt động kiểm sốt và sự phân cơng, phân nhiệm:

Nguyên tắc 5: Hoạt động kiểm soát phải là một phần quan trọng, không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)