Các lý thuyết nền liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.3 Các lý thuyết nền liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM

NHTM

2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm

Được C.Jensen và H.Meckling lần đầu công bố vào năm 1976, lý thuyết ủy nhiệm tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) như cổ đông, chủ sở hữu,... và bên được ủy nhiệm (agent) như các nhà quản lý, điều hành đơn vị thông qua việc ủy nhiệm.

Vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu: Trong các NHTM, lý thuyết ủy nhiệm thể hiện thông qua mối quan hệ người quản lý (bên được ủy nhiệm) đại diện cho cổ đông (bên ủy nhiệm) đưa ra các quyết định trong quá trình điều hành hoạt động của ngân hàng, đảm bảo các lợi ích, quyền lợi cho cổ đông thông qua hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để thực hiện trách nhiệm này, nhà quản lý tạo ra một mơi trường kiểm sốt chun nghiệp, thực hiện việc đánh giá rủi ro bên trong ngân hàng, các hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông đảm bảo đầy đủ, tin cậy và kịp thời, từ đó giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu đã đặt ra liên quan đến mục tiêu hoạt động, mục tiêu tuân thủ và mục tiêu báo cáo tài chính tin cậy...

Như vậy lý thuyết này được sử dụng để giúp các nhà quản lý ngân hàng sẽ thực hiện việc xây dựng một hệ thống KSNB hiệu quả, đáp ứng việc kiểm soát các hoạt động bên trong ngân hàng.

2.3.2 Lý thuyết lập quy

Các lý thuyết lập quy tranh luận về vai trò của việc lập quy và tổ chức lập quy. Theo đó, lý thuyết lợi ích xã hội (public-interest theory) cho rằng cần thiết lập các quy định nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong việc điều chỉnh sự khơng hiệu quả của thị trường, qua đó bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên, các lý thuyết nhóm lợi ích

(interest-group theory) và lý thuyết lợi ích cá nhân (private-interest theory) hoài nghi về sự khách quan của các tổ chức lập quy, khi cho rằng các tổ chức này có thể bị chi phối bởi nhóm lợi ích hoặc lợi ích cá nhân của những người có chức năng lập quy (Godfrey et al, 2003). Lý thuyết lập quy giải thích được các quy chế giám sát về mặt pháp luật của các cơ quan ban ngành đối với hoạt động của các đơn vị.

Khi áp dụng lý thuyết lập quy vào nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng các NHTM sẽ luôn hoạt động theo hướng tuân thủ, chấp hành pháp luật, quy định, chính sách của Nhà nước, và việc thiết lập và vận hành một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ giúp đơn vị đạt được mục tiêu tuân thủ này. Để có được hệ thống KSNB hữu hiệu các ngân hàng cần tập trung vào tính đầy đủ và hữu hiệu của các thành phần của hệ thống này.

Lý thuyết này được đưa vào nghiên cứu tác giả kỳ vọng rằng các nhóm lợi ích ln tồn tại trong ngân hàng và sẽ khơng quan tâm đến lợi ích của cả ngân hàng, do đó tính hữu hiệu của hệ thống KSNB sẽ thấp.

2.3.3 Lý thuyết thể chế

Lý thuyết thể chế hỗ trợ sự hiểu biết của chúng ta về những áp lực cho các thể chế để trở nên giống nhau hơn, làm giảm sự đa dạng về thể chế. Các tổ chức cố gắng tuân thủ các tiêu chuẩn dễ nhận biết và có thể chấp nhận được trong lĩnh vực tổ chức, giúp thúc đẩy tính hợp pháp của tổ chức.

Phần lớn cơng trình nghiên cứu về lý thuyết thể chế xuất phát từ các tài liệu nghiên cứu về xã hội học thể chế (DiMaggio & Powell, 1983; Meyer & Rowan, 1977; Scott, 1987). Các nhà lý thuyết thể chế mô tả hai loại tổ chức: kỹ thuật và thể chế. Các tổ chức kỹ thuật tuân theo các công nghệ được xác định rõ (như sản xuất) với các đầu ra dễ nhận biết và được đo lường. Ngược lại, các tổ chức thể chế sử dụng các công nghệ mơ hồ (như giảng dạy hoặc nghiên cứu) để tạo ra kết quả đầu ra (kiến thức mới), nơi chất lượng và hiệu quả rất khó được xác định (Morphew & Huisman, 2002).

Khi áp dụng lý thuyết thể chế vào nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng các nhà quản lý sẽ tạo dẫn dắt ngân hàng hoạt động theo hướng tuân thủ, chấp hành pháp luật,

quy định, chính sách của Nhà nước. Và một hệ thống KSNB hữu hiệu là một trong những công cụ giúp đơn vị đạt được mục tiêu tuân thủ này. Lý thuyết này được đưa vào nghiên cứu với kỳ vọng rằng hệ thống KSNB càng cao nếu có một thể chế chính trị hoạt động tốt.

2.3.4 Lý thuyết ngẫu nhiên

Một trong những thuyết theo tình huống được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và được biết đến nhiều nhất được đưa ra vào những năm 1960 là thuyết của Fred Fiedler còn được gọi là thuyết ngẫu nhiên. Thuyết ngẫu nhiên cho rằng việc thực hiện nhiệm vụ của nhóm phụ thuộc vào sự tương tác giữa phong cách lãnh đạo và mức độ thuận lợi ( hay bất lợi) của tình huống. Fred Fiedler và các cộng sự đã theo đuổi việc nhận dạng định hướng lãnh đạo riêng của người lãnh đạo và xác định các nhân tố tình huống ảnh hưởng đến sự lãnh đạo.

Trước hết, về phong cách lãnh đạo, Fred Fiedler cho rằng có thể có hai định hướng lãnh đạo: định hướng nhiệm vụ và định hướng quan hệ .

Định hướng quan hệ là người lãnh đạo quan tâm đến những người khác, chú trọng đến các quan hệ con người, nhạy cảm với cảm xúc của những người khác và quan tâm đến việc tạo điều kiện cho người dưới quyền tham gia giải quyết các vấn đề của nhóm, tổ chức.

Định hướng nhiệm vụ là người lãnh đạo chú trọng vào việc chỉ đạo công việc cho người dưới quyền, quan tâm đến cấu trúc công việc và là người định hướng mục tiêu và quan tâm cao đến hiệu suất.

Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên vào nghiên cứu: tác giả kỳ vọng rằng quan hệ giữa người lãnh đạo và người dưới quyền xác định bởi những đặc tính như sự thân thiện, sự hài lịng, bầu khơng khí làm việc được xem là quan trọng nhất trong việc xác định mức độ thuận lợi của tình huống, từ đó tạo ra một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ giúp đơn vị đạt được mục tiêu của mình.

Lý thuyết này được đưa vào nghiên cứu nhằm giải thích cho mối quan hệ của nhân tố mơi trường kiểm sốt tốt sẽ làm cho tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 42 - 45)