Sự khác biệt của hệ thống KSNB theo COSO và BASEL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.2 Tổng quan về hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM

2.2.4 Sự khác biệt của hệ thống KSNB theo COSO và BASEL

Qua lịch sử phát triển trên 20 năm của lý luận chung về KSNB thì khn mẫu COSO được xem như là cơ sở lý luận hoàn thiện để giúp thiết lập và duy trì một HTKSNB hữu hiệu và hiệu quả trong các tổ chức. Nó được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong các tổ chức tại khu vực tư, khu vực công và cụ thể trong các ngành khác nhau như công nghệ thông tin, ngân hàng... (Võ Thị Hồng Vi, 2017).

Nhìn chung dù được áp dụng trong các ngành khác nhau, nhưng hệ thống lý luận về hệ thống KSNB vẫn bảo đảm các yếu tố cơ bản mà khuôn mẫu COSO đã xây dựng bao gồm: Mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát (Huỳnh Kim Ngân, 2016).

Một số NHTM và Viện nghiên cứu tài chính, tiền tệ trên thế giới đã soạn thảo những nguyên tắc, hướng dẫn về KSNB trong các NHTM, tổ chức tài chính dựa trên khung KSNB của COSO. Nổi bật phải kể đến chính là báo cáo của BASEL về khuôn mẫu cho HTKSNB trong các ngân hàng cũng được xem như là thông lệ tốt nhất nhờ dựa trên hệ thống lý luận của COSO. Tuy nhiên, để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành đặc thù về tài chính và tiền tệ, báo cáo BASEL đã nêu ra những kinh nghiệm của những quốc gia thành viên và những nguyên tắc đã được trình bày trong các tài liệu trước đây của ủy ban (Amudo, A., & Inanga, E. L., 2009). Mục tiêu của báo cáo này là nêu ra một số nguyên tắc mà cơ quan thanh tra sử dụng để đánh giá HTKSNB của ngân hàng. Một HTKSNB có hiệu quả là một thành phần quan trọng của quản trị ngân hàng và là nền tảng cho hoạt động lành mạnh và an toàn của các ngân hàng. Sự áp dụng những nguyên tắc nêu ra trong báo cáo phụ thuộc vào bản chất, sự phức tạp và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Sự ra đời của báo cáo BASEL về “Khuôn mẫu cho hệ thống KSNB tại các ngân hàng” đã trở thành một công cụ để các thanh tra viên tại nhiều ngân hàng quốc gia trên thế giới đánh giá tính hiệu quả của HTKSNB của các

NHTM tại quốc gia họ. Trên cơ sở báo cáo này, BASEL cũng đã phát triển rất nhiều tài liệu hướng dẫn chi tiết hơn cho mỗi loại hình rủi ro của ngân hàng (Ayagre, P., Appiah-Gyamerah, I. and Nartey, J., 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)