Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 51 - 68)

Giả thuyết Nội dung

H1 (+) Mơi trường kiểm sốt có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

H2 (+) Đánh giá rủi ro có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

H3 (+) Hoạt động kiểm sốt có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

H4 (+) Thơng tin và truyền thơng có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

H5 (+) Giám sát có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

H6 (+)

Tổ chức của bộ phận kiểm tốn nội bộ có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 này tác giả trình bày tổng quan về hệ thống KSNB và sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM như: Định nghĩa; Lịch sử hình thành và phát triển; Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM; Hệ thống KSNB theo COSO 2013; Hệ thống KSNB theo BASEL; Sự khác biệt của hệ thống KSNB theo COSO và BASEL. Thêm vào đó tác giả trình bày các lý thuyết nền có liên quan nhằm giải thích việc đưa các nhân tố vào mơ hình nghiên cứu cụ thể như lý thuyết lập quy, lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết thể chế, lý thuyết ngẫu nhiên. Cuối cùng tác giả trình bày nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM và đưa ra mơ hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước: xây dựng mơ hình, kiểm tra mơ hình và thang đo, thu thập dữ liệu chính thức, kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu, được thể hiện ở Hình 3.1.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua các bước chính như sau:

- Trước hết nghiên cứu tiến hành tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở ngân hàng và các lý thuyết nền liên quan đến nghiên cứu, qua đó tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu và thang đo nháp các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Nghiên cứu định tính: Ở bước này, bằng phương pháp thảo luận với các chuyên gia, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tác giả trong việc nêu ra nhận định của họ về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương, bên cạnh đó các chuyên gia cũng giúp tác giả hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu nháp mà tác giả đã đề xuất. Kết quả của bước này giúp xác định mơ hình nghiên cứu chính thức, thang đo chính thức để xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu dùng cho nghiên cứu định lượng.

- Nghiên cứu định lượng: Dữ liệu sau khi được thu thập thông qua các bảng câu hỏi trả lời hợp lệ sẽ được nhập vào phần mềm SPSS để xử lý. Mục đích của bước này là nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo; phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến. Kết quả của nghiên cứu định lượng giúp kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đo lường mức độ tác động của chúng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào và xác định mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu.

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu - Tổng quan các nghiên - Tổng quan các nghiên - Tổng quan các nghiên cứu trước. - Hệ thống cơ sở lý thuyết, lý thuyết nền về tính hữu hiệu của HTKSNB NH. Đề xuất mơ hình nghiên cứu dự kiến Thảo luận chuyên gia

- Xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức, thang đo chính thức cho

nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng

Đo lường độ tin cậy Cronbach Alpha

- Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha biến tổng

- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ

Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Kiểm định tính thích hợp EFA - Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát

- Kiểm định phương sai trích

Phân tích hồi quy đa biến

- Kiểm định hệ số hồi quy

- Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình

- Kiểm định phương sai phần dư không đổi

3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu đã được tác giả trình bày trong phần tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước. Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất và những thang đo nháp cho biến trong mơ hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM. Sau khi xây dựng được mơ hình nghiên cứu đề xuất và thang đo nháp, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn chun gia (5 chun gia có uy tín trong lĩnh vực kế toán kiểm toán) để khẳng định các nhân tố này có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM và xác định thang đo chính thức cho từng nhân tố.

- Về mơ hình nghiên cứu đề xuất: Kết quả của các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại như nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016), Võ Thị Hồng Vi (2017), Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009), Sultana và Haque, (2011), Charles, E.I. (2011), Sultana R and Haque M. E (2011), C. T. Gamage, Lock, AAJ Fernando (2014), tác giả đề xuất với chuyên gia 6 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương gồm: Mơi trường kiểm sốt; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm sốt; Thơng tin và truyền thông; Giám sát; Tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ. Các chuyên gia sẽ tiến hành thảo luận về những nhân tố này và góp ý giúp tác giả rằng mơ hình đề xuất đã phù hợp chưa, có cần bổ sung thêm, hay loại bớt nhân tố nào ra khỏi mơ hình nghiên cứu khơng.

- Về thang đo nháp cho các biến nghiên cứu:

+ Mơi trường kiểm sốt: Kết quả nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016), Võ Thị Hồng Vi (2017), Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009), Charles, E.I. (2011), Sultana R and Haque M. E (2011), C. T. Gamage, Lock, AAJ Fernando (2014) cho thấy mơi trường kiểm sốt có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội

bộ ở các ngân hàng thương mại. Căn cứ theo các nghiên cứu này, tác giả xây dựng thang đo nháp cho biến nghiên cứu này gồm các biến quan sát như: Ban lãnh đạo đánh giá cao vai trò của hệ thống KSNB; Ban lãnh đạo xây dựng mơi trường văn hóa nhằm nâng cao tính chính trực và phẩm chất đạo đức của nhân viên ngân hàng; Ngân hàng có những quy định về đạo đức nghề nghiệp; Quyền hạn và trách nhiệm được phân chia rõ ràng cho từng bộ phận bằng văn bản; Ngân hàng thường xuyên luân chuyển nhân sự trong các vị trí nhạy cảm; Ngân hàng có hệ thống văn bản thống nhất quy định chi tiết việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, đề bạt, trả lương, phụ cấp để khuyến khích người lao động làm việc liêm chính, hiệu quả.

+ Đánh giá rủi ro: Sự tác động của nhân tố đánh giá rủi ro đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ được đề cập trong nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016), Võ Thị Hồng Vi (2017), Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009), Charles, E.I. (2011), Sultana R and Haque M. E (2011), C. T. Gamage, Lock, AAJ Fernando (2014). Căn cứ theo các nghiên cứu này, tác giả xây dựng thang đo nháp cho biến nghiên cứu này gồm các biến quan sát như: Ngân hàng có đề ra mục tiêu tổng thể cũng như mục tiêu chi tiết để mọi nhân viên có thể lấy đó làm cơ sở tham chiếu khi triển khai công việc; Ngân hàng thường xuyên nhận diệnvà đánh giá các rủi ro có thể tác động tới ngân hàng; Các rủi ro được phân tích để đưa ra các biện pháp đối phó rủi ro thích hợp; Ngân hàng xem xét những gian lận tiềm tàng như: gian lận trên BCTC, mất mát tài sản, và hành vi gian lận khác có thể xảy ra khi đánh giá rủi ro.

+ Hoạt động kiểm soát: Sự tác động của hoạt động kiểm sốt đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại được kiểm chứng trong nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016), Võ Thị Hồng Vi (2017) hay Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009). Căn cứ theo các nghiên cứu này, tác giả xây dựng thang đo nháp cho biến nghiên cứu này gồm các biến quan sát như: Soát xét của các nhà quản lý cấp cao đối với các hoạt động; Soát xét của các nhà quản lý cấp trung gian đối với các hoạt động; Kiểm sốt q trình xử lý thơng tin trong ngân hàng; Kiểm sốt vật chất trong

ngân hàng.

+ Thông tin và truyền thông: Mối quan hệ giữa thơng tin và truyền thơng và tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại được tìm thấy trong nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016), Võ Thị Hồng Vi (2017) hay Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009). Căn cứ theo các nghiên cứu này, tác giả xây dựng thang đo nháp cho biến nghiên cứu này gồm các biến quan sát như: Đảm bảo thông tin được cung cấp kịp thời đến các cấp có thẩm quyền theo quy định; Đảm bảo thơng tin được cung cấp chính xác đến các cấp có thẩm quyền theo quy định; Cơng tác truyền thông nội bộ đảm bảo cho nhân viên ở mọi cấp độ đều có thể hiểu và nắm rõ các chỉ thị, quy định, nội quy của ngân hàng; Có kế hoạch cải tiến và phát triển hệ thống thông tin về nhân lực và vật lực tại ngân hàng; Công tác truyền thơng ra bên ngồi giúp cơng chúng hiểu đầy đủ về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

+ Giám sát: Hồ Tuấn Vũ (2016), Võ Thị Hồng Vi (2017), C. T. Gamage, Lock, AAJ Fernando (2014) tìm thấy sự tác động của nhân tố giám sát đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Căn cứ theo các nghiên cứu này, tác giả xây dựng thang đo nháp cho biến nghiên cứu này gồm các biến quan sát như: Giám sát thường xuyên các hoạt động bên trong ngân hàng; Giám sát định kỳ của các đối tượng thực hiện bên trong ngân hàng; Đánh giá hệ thống KSNB của kiểm toán viên độc lập; Những yếu kém của hệ thống KSNB được ban lãnh đạo điều chỉnh, khắc phục.

+ Tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ: Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Kim Ngân (2016), Abdulaziz Alzeban and David Gwilliam (2014), Faudziah Hanim Fadzil, Hasnah Haron, Muhamad Jantan (2005) cho thấy tổ chức của bộ phận kiểm tốn nội bộ có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ. Căn cứ theo các nghiên cứu này, tác giả xây dựng thang đo nháp cho biến nghiên cứu này gồm các biến quan sát như: Ban lãnh đạo hỗ trợ kiểm toán nội bộ cho việc thực hiện nhiệm vụ và trách

nhiệm của mình; Các kiểm tốn viên nội bộ đều có những năng lực phù hợp đáp ứng

và nhiệm vụ chun mơn.

+ Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Căn cứ theo các nghiên cứu của các tác giả như Huỳnh Kim Ngân (2016), Hồ Tuấn Vũ (2016), Võ Thị Hồng Vi (2017) tác giả xây dựng thang đo nháp cho biến nghiên cứu này gồm các biến quan sát như: Hoạt động trong các ngân hàng đạt được hiệu quả và hiệu năng; Báo cáo tài chính trong các ngân hàng được lập một cách đáng tin cậy; Pháp luật và các quy định liên quan được tuân thủ.

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Dựa vào việc tổng hợp ý kiến các chuyên gia kết hợp với kết quả các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM, các kết quả nghiên cứu định tính mà đề tài đạt được như:

- Về mơ hình nghiên cứu: các chun gia đồng ý với mơ hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất, do vậy mơ hình nghiên cứu chính thức cho nghiên cứu này cũng bao gồm các nhân tố như: Mơi trường kiểm sốt; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm sốt; Thơng tin và truyền thơng; Giám sát; Tổ chức của bộ phận kiểm tốn nội bộ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương .

- Về thang đo nghiên cứu: từ thang đo nghiên cứu nháp, các chuyên gia hỗ trợ tác tác hoàn thiện, chỉnh sửa câu từ, bổ sung, hoặc loại bỏ các biến quan sát trong thang đo các biến nghiên cứu, từ đó hình thành thang đo nghiên cứu chính thức cho đề tài này.

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.3.1 Thiết kế thang đo 3.3.1 Thiết kế thang đo

Kết quả thu được từ nghiên cứu định tính là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng. Thang đo các nhân tố được mã hóa, bảng câu hỏi khảo sát được trình bày trong phần phụ lục

Thang đo của các biến phụ thuộc và biến độc lập có trong mơ hình nghiên cứu đã xây dựng được mã hóa:

- Biến phụ thuộc: tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương – ký hiệu là THH;

- Biến độc lập: 6 biến độc lập, gồm: + Mơi trường kiểm sốt– ký hiệu là MTSK; + Đánh giá rủi ro– ký hiệu là DGRR;

+ Hoạt động kiểm soát– ký hiệu là HDKS; + Thông tin và truyền thông– ký hiệu là TTTT; + Giám sát– ký hiệu là HDGS;

+ Tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ– ký hiệu làTCKTNB.

Các biến được trình bày dựa trên mơ hình và thang đo được xây dựng từ cơ sở lý luận, các nghiên cứu trước đây và được chỉnh sửa từng biến qua bước nghiên cứu định tính.

Thang đo sử dụng là các thang đo đa biến để đo các khái niệm chính. Các biến quan sát sử dụng cho các khái niệm trong mơ hình được đo bằng thang đo Likert 5 điểm: 1-Hoàn tồn khơng đồng ý; 2–Khơng đồng ý; 3–Bình thường, trung lập; 4– Đồng ý; 5–Hoàn toàn đồng ý.

3.3.1.1 Thang đo mơi trường kiểm sốt

Nhân tố mơi trường kiểm sốt được đo bằng 6 biến quan sát sau:

MTSK1: Ban lãnh đạo đánh giá cao vai trò của hệ thống KSNB.

MTSK 2: Ban lãnh đạo xây dựng mơi trường văn hóa nhằm nâng cao tính chính trực và phẩm chất đạo đức của nhân viên ngân hàng.

MTSK 3: Ngân hàng có những quy định về đạo đức nghề nghiệp.

MTSK4: Quyền hạn và trách nhiệm được phân chia rõ ràng cho từng bộ phận bằng văn bản.

MTSK 5: Ngân hàng thường xuyên luân chuyển nhân sự trong các vị trí nhạy cảm.

dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, đề bạt, trả lương, phụ cấp để khuyến khích người lao động làm việc liêm chính, hiệu quả.

3.3.1.2 Thang đo đánh giá rủi ro

Nhân tố đánh giá rủi ro được đo bằng 4 biến quan sát sau:

DGRR 1: Ngân hàng có đề ra mục tiêu tổng thể cũng như mục tiêu chi tiết để mọi nhân viên có thể lấy đó làm cơ sở tham chiếu khi triển khai công việc.

DGRR2: Ngân hàng thường xuyên nhận diệnvà đánh giá các rủi ro có thể tác động tới ngân hàng.

DGRR 3: Các rủi ro được phân tích để đưa ra các biện pháp đối phó rủi ro thích hợp.

DGRR 4: Ngân hàng xem xét những gian lận tiềm tàng như: gian lận trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 51 - 68)