Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 87)

Correlations

ABSRES

Spearman's rho

ABSRES Correlation Coefficient 1.000

Sig. (2-tailed) . N 195 MTKS Correlation Coefficient .282** Sig. (2-tailed) .000 N 195 DGRR Correlation Coefficient .223** Sig. (2-tailed) .002 N 195 HDKS Correlation Coefficient -.052 Sig. (2-tailed) .466 N 195 TTTT Correlation Coefficient .022 Sig. (2-tailed) .759 N 195 HDGS Correlation Coefficient .226** Sig. (2-tailed) .001 N 195 TCKTNB Correlation Coefficient .023 Sig. (2-tailed) .754 N 195

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

(Nguồn phân tích dữ liệu của tác giả –Phụ lục)

với Sig. > 0.05. Điều này có nghĩa là các biến: HDKS, TTTT, TCKTNB với giá trị lần lượt là: 0.466; 0.759; 0.754 đảm bảo khơng có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Ba biến độc lập có Sig <0.05 là MTKS, DGRR, HDGS với giá trị lần lượt là 0.000; 0.002; 0.001 xảy ra hiện tượng phương sai phần dư thay đổi.

Vậy chỉ có 03 nhân tố theo mơ hình nghiên cứu đều có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

4.7 Bàn luận và so sánh kết quả với các cơng trình nghiên cứu khoa học trước 4.7.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Dựa vào bảng kết quả hồi quy nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố độc lập tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương gồm: Hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, tổ chức của bộ phận kiểm tốn nội bộ.

Biến hoạt động kiểm sốt có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.114 mang dấu dương “+” chứng tỏ có quan hệ cùng chiều với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Điều này cho biết nếu tăng thêm 1 điểm của hoạt động kiểm sốt thì tính hữu hiệu của hệ thống KSNB sẽ tăng thêm 0.114 điểm tương ứng.

Biến thông tin và truyền thơng có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.104 mang dấu dương “+” chứng tỏ có quan hệ cùng chiều với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Điều này cho biết khi 1 điểm tăng thêm của thơng tin và truyền thơng thì sẽ làm tăng tương ứng 0.104 điểm tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

Biến tổ chức của bộ phận kiểm tốn nội bộ có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.084 mang dấu dương “+” chứng tỏ có quan hệ cùng chiều với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Điều này cho biết khi tổ chức của bộ phận kiểm tốn nội bộ tăng thêm 1 điểm thì kết quả tính hữu hiệu của hệ thống KSNB sẽ tăng thêm 0.084 điểm tương ứng.

Về so sánh kết quả nghiên cứu với các cơng trình nghiên cứu trước như sau: Biến hoạt động kiểm sốt: có tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Các hoạt động kiểm soát cần được diễn ra liên tục và thường xuyên cần phải được

gia tăng và cải tiến, nhằm đảm bảo rằng chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009), Sultana R and Haque M. E (2011), C. T. Gamage, Lock, AAJ Fernando (2014).

Biến thông tin và truyền thông: được thực hiện xuyên suốt nhằm giúp cho mọi nhân viên đều nhận được những thơng tin chính xác, kịp thời. Thơng tin hổ trợ cho việc điều hành, kiểm soát nhằm gia tăng sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009), Sultana R and Haque M. E (2011), C. T. Gamage, Lock, AAJ Fernando (2014). Biến tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ: kết quả cho thấy dựa trên việc

đánh giá năng lực của kiểm tốn viên nội bộ, tính độc lập của kiểm tốn viên nội bộ và sự hỗ trợ từ cấp trên sẽ làm gia tang tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Abdulaziz Alzeban and David Gwilliam (2014), Faudziah Hanim Fadzil, Hasnah Haron, Muhamad Jantan (2005). Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức tốt sẽ làm gia tăng tính hữu hiệu và có ảnh hưởng tích cực đến hệ thống KSNB trong ngân hàng.

4.7.2 Xác định tầm quan trọng của các biến đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Dựa vào kết quả nghiên cứu mơ hình hồi quy, kết quả nghiên cứu tìm thấy 3 nhân tố gồm hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng và tổ chức của bộ phận kiểm tốn nội bộ có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM

trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ảnh hưởng của từng biến độc lập đến tính hữu hiệu của

hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo thứ tự tầm quan

trọng giảm dần là: biến hoạt động kiểm soát ảnh hưởng 38.02%, biến thông tin và truyền thông ảnh hưởng 33.25% , biến tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ ảnh hưởng 28.73%.

Bảng 4.19: Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Nhân tố Mức độ tác động Tỷ trọng (%) Thứ tự ảnh hưởng

1. Hoạt động kiểm soát 0.303 38.02 1 2. Thông tin và truyền thông 0.265 33.25 2 3. Tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ 0.229 28.73 3

Tổng 100

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4, tác giả trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach’s alpha và EFA. Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 nhân tố là hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chương cuối cùng sẽ tóm tắt tồn bộ nghiên cứu, những hàm ý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Chương 5 được thực hiện nhằm tóm tắt những kết quả mà nghiên cứu đã đạt được. Cụ thể trước hết trình bày kết luận về kết quả nghiên cứu, tiếp đó giải quyết mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu là đề xuất những khuyến nghị liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống này. Cuối cùng, chương này trình bày những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

5.1 Kết luận

Qua nghiên cứu, luận văn cơ bản giải quyết được những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ban đầu, như xác định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất các khuyến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương cụ thể như sau:

+ Với mục tiêu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu đã giúp xác định được các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm các nhân tố như: hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, và tổ chức của bộ phận kiểm tốn nội bộ. Việc xác định các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ giúp cho nhà quản lý có cách nhìn đúng đắn về thực tế hệ thống KSNB hiện nay, từ đó nhà quản lý sẽ có thể áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm tăng cường, nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy 3 nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Mức độ tác động của các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần và trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

STT Nhân tố Mức độ tác động

1 Hoạt động kiểm sốt  = 0.303

2 Thơng tin và truyền thông  = 0.265

3 Tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ  = 0.229

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

5.2 Khuyến nghị

Từ các kết luận trên, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương liên quan đến từng nhân tố tác động, cụ thể như sau:

5.2.1 Hoạt động kiểm soát

Dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến nhân tố này như sau:

- Các NHTM thường giao trách nhiệm kiểm sốt cho các nhà quản lý, thơng qua

việc Bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ thường chỉ báo cáo cho cấp quản lý cao hơn chứ không báo cáo trực tiếp đến Hội đồng quản trị. Với việc khơng có đủ mức độ độc lập cần thiết, bộ phận KSNB sẽ không thể đưa ra được các nhận định khách quan nhất về hoạt động của toàn thể tổ chức. Hơn nữa, điều này cũng khiến các thông tin mà Hội đồng quản trị nhận được bị tác động bởi ý chí của các nhà quản lý, dẫn đến các đánh giá bị sai lệch. Vì vậy, để quy trình KSNB được thực hiện có hiệu quả, thành viên Hội đồng quản trị cần phải đóng vai trị tích cực hơn trong việc xem xét các báo cáo kiểm sốt, từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn và kịp thời để xử lý khi xảy ra vấn đề.

tục kiểm soát. Ngồi ra thường xun cập nhật văn bản, chính sách, chế độ để các hoạt động KSNB của đơn vị không bị lạc hậu, lỗi thời.

- Thực hiện nghiêm chỉnh chính sách bảo mật thơng tin.

- Triển khai thủ tục phân tích, rà sốt lại cơng việc một cách nghiêm túc: Ngân hàng có quy định bằng văn bản phân cơng cụ thể trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp và chi tiết, so sánh số liệu thực tế với số kế hoạch, số liệu kỳ thực hiện với kỳ trước để có thế phát hiện kịp thời những biến động bất thường và có chính sách điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

- Đối với kiểm soát vật chất trong ngân hàng: thường xuyên giám sát, bảo vệ và bảo dưỡng tài sản, vật tư trang thiết bị tránh trường hợp bị mất mát, hao hụt, hỏng hóc hoặc sử dụng khơng đúng mục đích.

5.2.2 Thơng tin và truyền thơng

Dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến nhân tố này như sau:

- Đảm bảo thông tin được truyền đạt kịp thời, chính xác từ cấp trên đến cấp dưới

và từ cấp dưới lên cấp trên để ngân hàng có các biện pháp chấn chỉnh phù hợp. Nhân viên cần được khuyến khích báo cáo hay đóng góp ý kiến cho các nhà quản lý.

- Tổ chức hữu hiệu các kênh thông tin để đảm bảo nhân viên có thể hiểu và nắm

bắt các nội quy, chuẩn mực đạo đức của tổ chức, đảm bảo các thơng tin được cung cấp kịp thời và chính xác. Thơng tin quan trọng phải thường xuyên được cập nhật để ban lãnh đạo và những người liên quan có những hành động ứng phó kịp thời.

- Bộ phận công nghệ thông tin phải thường xuyên nâng cấp phần mềm máy tính, cập nhật các chương trình hệ thống, khắc phục lỗi và sự cố, đẩy nhanh tốc độ xử lý dữ liệu, đáp ứng nhu cầu báo cáo, cung cấp thông tin nhanh và kịp thời, giúp người sử dụng thuận tiện trong việc tra cứu, đối chiếu và nắm bắt kịp thời các quy định, thông tin của ngân hàng.

liên quan đến định hướng kinh doanh, sáng kiến mới, tài liệu nội bộ...để tránh tình trạng nhân viên lạm quyền tiếp cận tài liệu phục vụ cho cá nhân hay tổ chức khác. Ban hành bằng văn bản thể hiện rõ yêu cầu và cơ sở xử phạt. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần có chương trình kế hoạch phịng ngừa đối với sự cố mất thơng tin, số liệu khi có thiên tai hoả hoạn...lắp đặt hệ thống bảo vệ số liệu để phòng ngừa việc truy cập của những người khơng có thẩm quyền.

- Ngân hàng khơng chỉ sử dụng nội bộ các kênh thông tin bên trong mà cần chú

trọng cả các kênh thông tin từ bên ngoài như phản hồi của nhà cung cấp từ khách hàng...để xem xét và có sự điều chỉnh thích hợp. Các ngân hàng cũng cần chú trọng tới việc phản hồi của các khách hàng cá nhân, tổ chức đến giao dịch tại ngân hàng, xây dựng thùng thư góp ý, đường dây nóng nhằm giúp hỗ trợ, xử lý vướng mắc cho khách hàng một cách nhanh nhất.

5.2.3 Tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ

Tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến nhân tố này như sau:

- Việc tổ chức bộ phận kiểm tốn nội bộ với quy mơ như thế nào tùy thuộc vào

quy mô, lĩnh vực kinh doanh, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức của từng ngân hàng. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần cân nhắc xem cần tổ chức theo mơ hình nào là hợp lý nhất, bố trí bao nhiêu người tham gia bộ phận kiểm toán nội bộ là phù hợp.

- Cần phải đảm bảo kiểm tốn viên nội bộ ln có một trình độ nghiệp vụ phù hợp với bước phát triển mới nhất trong quá trình hoạt động và kinh doanh của ngân hàng. Họ phải có kiến thức chun mơn được cập nhật về kiểm tốn và hiểu biết tồn diện về lĩnh vực ngân hàng, cũng như chi tiết các nghiệp vụ phát sinh tại ngân hàng. Như vậy, họ mới có thể thực hiện được cơng tác kiểm tốn nội bộ một cách đúng đắn nhất và hiệu quả.

- Đồng thời để nâng cao năng lực của các kiểm toán viên, ngân hàng cần phải thường xuyên đào tạo và kiểm tra chất lượng đội ngũ kiểm tốn viên nội bộ. Cơng tác đào tạo kiểm toán viên nội bộ được tiến hành trên các lĩnh vực như: nghiệp vụ ngân

hàng, kiến thức về pháp luật, kinh tế, tin học ngoại ngữ, kỹ năng kiểm toán, kỹ năng giao tiếp.

- Bên cạnh đó cần đảm bảo cho kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tự chủ và độc lập trong việc lập báo cáo kiểm tra và đánh giá kết quả của kiểm toán. Đảm bảo sự phân tách chức năng: khơng giao nhiệm vụ kiểm tốn nội tham gia trực tiếp vào quy trình hoạt động nghiệp vụ. Kiểm tốn nội bộ phải có một vị trí phù hợp trong nội bộ ngân hàng nhằm thực thi nhiệm vụ của mình một cách khách quan và độc lập.

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Mặc dù nghiên cứu đã giải quyết được các mục tiêu đặt ra, tuy nhiên nghiên cứu vẫn không khỏi tồn tại những hạn chế, điều này cũng có thể là cơ hội cho những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm lắp đầy khe hổng của mảng nghiên cứu này. Các hạn chế có thể kể đến như:

Thứ nhất, kích thước mẫu nghiên cứu chính thức của đề tài là 195 mẫu, kích thước này là thõa mãn kinh nghiệm chọn mẫu theo kinh nghiệm của các chuyên gia, tuy nhiên số lượng mẫu như trên là khá thấp so với số lượng tổng thể, tính đại diện của mẫu cũng vì thế mà giảm đi, đồng thời tính tổng quát của đề tài cũng bị hạn chế. Các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 87)