CHƯƠNG 4 : CÁC LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
4.3. Thiết lập đo lường hiệu quả của hệ thống quản trị tri thức
Để đạt được quản trị tri thức hiệu quả, cần phải đo được hiệu năng của quản trị tri thức (Ahn & Chang, 2004). Đo lường là một trong những phần khó nhất của hoạt động quản trị tri thức. Vài nghiên cứu cho rằng tri thức không thể đo, nhưng những hoạt động hay kết quả liên kết với việc áp dụng tri thức là có thể đo được (Ruggles, 1998).
Đo hiệu quả sử dụng tri thức trong dự án phần mềm tính theo dự án hồn thành như sau. Nếu dự án không đạt được hiệu quả sử dụng tri thức ít nhất 20% như Ban giám đốc đề ra thì phải có giải thích ngun nhân trong báo cáo nghiệm thu dự án.
Hiệu quả sử dụng tri thức ở dự án = (Chi phí ước tính cho nghiên cứu – Chi phí thực tế cho nghiên cứu) / Chi phí ước tính cho nghiên cứu
Để đảm bảo chỉ số này được đo và thực hiện nghiêm túc, phòng Quản lý chất lượng sẽ thực hiện kiểm tra số liệu của chỉ số này theo định kỳ như cách thức kiểm tra các chỉ số đo lường chất lượng và năng suất của dự án ở cơng ty.
46
Ngồi chỉ số hiệu suất sử dụng tri thức được áp dụng ở dự án phần mềm, hệ thống quản trị tri thức cần đo thêm các chỉ số khác để phục vụ kiểm tra hoạt động và cải tiến hệ thống quản trị tri thức.
(Wong, et al., 2015) đã tổng hợp các đo lường liên quan đến quản trị tri thức, chia làm 3 loại gồm đo lường nguồn tri thức, đo lường các quá trình quản trị tri thức và đo lường những yếu tố ảnh hưởng quản trị tri thức.
Dựa theo các chỉ số đo hiệu quả quản trị tri thức được đề nghị trong nghiên cứu của (Wong, et al., 2015), và mong đợi của Ban giám đốc, tác giả lựa chọn một số chỉ số đo sau đây vì hồn cảnh, mơi trường cơng ty Tường Minh hỗ trợ việc đo lường các chỉ số này.
47
Bảng 4.3: Các chỉ số đo hiệu quả quản trị tri thức đề nghị
Phân loại Cách đo
Vốn con người Tỉ lệ tăng của số kiến trúc sư phần mềm, trưởng nhóm kiểm thử, trưởng nhóm lập trình có tạo tri thức trong hệ thống quản trị tri thức hàng tháng
Vốn tri thức Tỉ lệ tăng của số hashtag hàng tháng Năng lực xử lý của phần cứng
Lấy tri thức Số tri thức được truy cập hay tải về hàng tháng trên mỗi nhân viên của dự án phần mềm thuộc trung tâm phần mềm
Phân bố điểm đánh giá mức độ hữu dụng của tri thức
Tạo ra tri thức Số tri thức mới trên hệ thống quản trị tri thức hàng tháng trên mỗi nhân viên
Lưu trữ tri thức Thời gian truy cập hệ thống quản trị tri thức trung bình của người dùng
Hạ tầng CNTT Mức độ thân thiện người dùng của hệ thống quản trị tri thức (được lấy qua thu thập phản hồi người dùng tự động)
Nguồn: Tác giả đề xuất
4.3.1. Ưu điểm
Các chỉ số đề xuất phù hợp với mong đợi về hệ thống quản trị tri thức và thực tế của hệ thống tại công ty Tường Minh. Việc đánh giá và tổng hợp các chỉ số trên nhiều mặt của quản trị tri thức giúp cho việc quản trị tri thức được quản lý hiệu quả. Những điều chỉnh trong chính sách và hoạt động quản trị tri thức được thực hiện kịp thời và phù hợp hơn khi tình hình về quản trị tri thức tại cơng ty được nắm bắt nhanh chóng và dễ dàng.
48
4.3.2. Nhược điểm
Việc đo lường là tốn kém chi phí và thời gian để thu thập số liệu và phân tích, nhưng nếu khơng có đo lường, sẽ không thể quản lý hiệu quả của hệ thống. Việc đo lường cho hệ thống địi hỏi chi phí đầu tư để phát triển tính năng đo lường và lập bảo cáo trên hệ thống quản trị tri thức.
4.3.3. Ước tính chi phí
Bảng 4.4: Chi phí ước tính cho giải pháp Thiết lập đo lường hiệu quả của hệ thống quản trị tri thức
# Mô tả Chi phí ước tính
(VNĐ)
1 Đo và kiểm tra hiệu quả sử dụng tri thức ở dự án
Khơng có chi phí
2 Nâng cấp tính năng đo lường tự động và tạo báo cáo, bảng biểu
62,000,000
Tổng 62,000,000
Nguồn: Tác giả tổng hợp