Mối quan hệ giữa Lãnh đạo và Sự hài lòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức cấp phường – khảo sát tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 37)

2.7 Các yếu tố tác động đến sự hài lịng trong cơng việc

2.7.3 Mối quan hệ giữa Lãnh đạo và Sự hài lòng

Nghiên cứu chứng minh rằng một mối quan hệ tích cực tồn tại giữa sự hài lịng của cơng việc và lãnh đạo (Koustelios, 2001; Peterson, Puia & Suess, 2003; Smucker, Whurrant, & Pederson, 2003).

Lãnh đạo hình thành một vai trò quan trọng liên quan đến sự hài lòng. Người lãnh đạo phải có năng lực và khả năng quản lý, điều hành, tầm nhìn xa, kỹ năng tổ chức, kiểm tra và giám sát. Ngoài ra, lãnh đạo cần quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của nhân viên, hỗ trợ kịp thời trong công việc và đối xử công bằng với họ (Robbins et al., 2003).

Theo Ramsey (1997), lãnh đạo đóng góp cho tinh thần cao hay thấp ở nơi làm việc. Phong cách và hành vi của lãnh đạo cũng có thể là yếu tố góp phần vào các khiếu nại của nhân viên liên quan đến cơng việc của mình (Sherman & Bohlander, 1992).

Theo Adeniji (2011) sự hài lòng sẽ được gia tăng khi có một lãnh đạo tốt và nhân viên nhận thức được nhà lãnh đạo tài giỏi.

Packard và Kauppi (1999) đã kết luận rằng tổ chức nào có lãnh đạo thể hiện phong cách quản lý dân chủ thì ở đó, mức độ hài lịng cơng việc cao hơn so với những người lãnh đạo thể hiện phong cách lãnh đạo độc đoán. Brewer và Hensher (1998) cho rằng lãnh đạo có phong cách lãnh đạo nhấn mạnh đến sự quan tâm và lo lắng cho nhân viên nhìn chung có nhiều cơng nhân hài lịng hơn lãnh đạo có phong cách chuyên quyền và kiểm soát mọi thứ. Bassett (1994) cho rằng các nhà lãnh đạo mang một phần nhân văn cho công việc, bằng cách ân cần với nhân viên của mình, làm cho họ cảm thấy thỏa mãn hơn trong công việc. Các cơng trình nghiên cứu trước đây của Luddy (2005) hay Trần Kim Dung (2005), Hà Nam Khánh Giao (2011), Beheshta Alemi (2014) cũng khẳng định người lãnh đạo đóng vai trị quan

trọng trong việc cải thiện năng suất và hiệu suất của cấp dưới. Phong cách và các hành động của cấp trên có ý nghĩa đối với người nhân viên.

Đối với lãnh đạo thì việc được lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng ý kiến cấp dưới sẽ khiến cho CBCC cảm thấy hài lịng hơn với cơng việc và vị trí của mình. Bên cạnh đó, việc xử sự công bằng, phát huy tiềm năng của từng CBCC mình quản lý cũng dễ làm cho CBCC hài lịng hơn. Nếu cấp trên có các hành động khích lệ tinh thần CBCC thơng qua một số việc như: tuyên dương trong các cuộc họp cơ quan, trong các buổi hội nghị tổng kết hay đề xuất khen thưởng… thì CBCC càng có tinh thần phấn đấu, nhiệt huyết hơn trong công việc và mong muốn gắn bó lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức cấp phường – khảo sát tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)