Thông tin mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức cấp phường – khảo sát tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 63)

Tác giả sử dụng 200 phiếu khảo sát gửi đến các CBCC 20 phường thuộc quận Bình Thạnh với 33 câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Số lượng bảng hỏi thu về là 195 phiếu với tỉ lệ phản hồi là 88.5%. Trong đó có 15 bảng câu hỏi không hợp lệ do các cán bộ bỏ quá nhiều mục, các câu hỏi chỉ ở một mức độ, mỗi câu hỏi có nhiều hơn 1 câu trả lời… Số lượng phiếu hợp lệ là 180 và đưa vào nhập liệu để phân tích.

4.1.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính

Theo kết quả khảo sát, số lượng CBCC có giới tính nam là 92 người, chiếm tỷ lệ 51.11%. Số lượng CBCC có giới tính nữ là 88 người, chiếm tỷ lệ 48.9%. Như vậy, tỷ lệ CBCC nam và tỷ lệ CBCC nữ gần bằng nhau, cho thấy sự cân bằng về giới trong các cơ quan hành chính cấp phường tại quận Bình Thạnh.

Cơ cấu mẫu theo giới tính được thể hiện tại bảng 4.1 sau: Bảng 4.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính

Tần số Tần suất (%)

Giới nam 92 51,11%

Giới nữ 88 48,9%

Tổng 180 100

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2019

4.1.2 Cơ cấu mẫu theo độ tuổi

Các phiếu khảo sát được phát ngẫu nhiên. Qua kết quả khảo sát cho thấy, số người tham gia trả lời khảo sát nằm trong độ tuổi từ 30 tuổi đến 39 tuổi chiếm tỷ lệ

khá cao. Cụ thể, có 66 người trong nhóm tuổi này tham gia khảo sát, chiếm 36.7%. Điều này phù hợp với thực tế trong các UBND phường mà tác giả gửi phiếu khảo sát quan sát được. Độ tuổi này thường tâm sinh lý đã ổn định, đã có kinh nghiệm cơng việc, thường ít có ý định thay đổi cơng việc, hướng tới việc ổn định công việc để ổn định cuộc sống. Độ tuổi này cũng bắt đầu có xu hướng phấn đấu và phát triển trong công việc.

Tiếp theo là những người trong độ tuổi dưới 30 tuổi có 47 người (chiếm 26.1%) và 46 người trong độ tuổi từ 40 tuổi đến 49 tuổi (chiếm 25.6%) có tỷ lệ tương đối gần bằng nhau. Những năm gần đây, việc thi tuyển với các điều kiện đăng ký dự thi công khai, minh bạch cho các công chức trẻ, khơng cịn chuyện xét tuyển hay “gửi gắm”, cùng với chế độ đãi ngộ lương thưởng đã được Nhà nước quan tâm nhiều hơn thì tỷ lệ những người trẻ tham gia vào đội ngũ công chức ngày một nhiều. Điều này lý giải cho tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi dưới 30 tuổi tham gia khảo sát. Đối với nhóm người từ 40 tuổi đến 49 tuổi là những người đã tham gia vào cơ quan nhà nước từ khi còn rất trẻ bằng những công việc như cộng tác viên cho các tổ chức chính trị - xã hội, hay như hỗ trợ cho cơ quan nhà nước khi có các cuộc điều tra lớn… Dần dần, họ được cất nhắc lên một vài vị trí và được tổ chức cử đi thi cơng chức. Số lượng người trong nhóm tuổi này hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong các UBND cấp phường mà tác giả nghiên cứu (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi

Tần số Tần suất (%) Dưới 30 tuổi 47 26,1% Từ 30 – 39 tuổi 66 36,7% Từ 40 – 49 tuổi 46 25,6% Từ 50 tưởi trở lên 21 11,7% Tổng 180 100

Nhóm người cuối cùng là nhóm có độ tuổi trên 50 tuổi (21 người), chiếm tỷ lệ thấp nhất trong đợt khảo sát (11.7%). Ở nhóm tuổi này, đa số họ đều có chức vị, chức danh, đều là lãnh đạo, cán bộ và có thâm niên cơng tác cao.

4.1.3 Cơ cấu mẫu theo số năm công tác

Bảng 4.3. Cơ cấu mẫu theo số năm công tác

Tần số Tần suất (%) Dưới 1 năm 15 8,3% Từ 1 – 5 năm 63 35% Từ 6 – 10 năm 43 23,9% Trên 10 năm 59 32,8% Tổng 180 100

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2019

Theo kết quả khảo sát cho thấy, số người có thời gian cơng tác từ 10 năm trở lên là nhiều nhất, 59 người chiếm 32.8%. Kế đến là 63 người có thời gian làm việc từ 1 năm đến 5 năm, chiếm 35% và 43 người có thời gian làm việc từ 6 năm đến 10 năm, chiếm 23.9%. 15 người có thời gian cơng tác dưới 1 năm có tỷ lệ thấp nhất, 8.3%.

Kết quả trên khá phù hợp với thực tế khảo sát của tác giả. Nhóm người có thời gian cơng tác dưới 01 năm thường là những người khá trẻ, họ chưa xác định được cơng việc mình mong muốn, chưa có kinh nghiệm nhiều và thường hay thích thay đổi cơng việc để có sự mới mẻ và thách thức bản thân nhiều hơn. Thu nhập cũng là một vấn đề rất được quan tâm dù hiện nay, mức lương trong cơ quan nhà nước đã được cải thiện đáng kể nhưng đối với họ, có lẽ vẫn chưa đủ để đáp ứng cuộc sống.

Đối với những người đã công tác được 5 năm trở lên thì gần như đã quen với sự vận hành của cơ quan nhà nước. Họ chín chắn hơn trong suy nghĩ và tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi làm việc. Họ nhận thấy được sự phù hợp trong cơng việc, thích nghi được với mơi trường khu vực công và quan trọng hơn là thấy được

sự quan tâm của lãnh đạo. Tất cả yếu tố này giúp người CBCC quyết định gắn bó với cơng việc lâu dài.

Với nhóm người có thâm niên cơng tác từ 10 năm trở lên, họ nhận thấy cơ hội thăng tiến trong công việc. Một trong những cách mà người lãnh đạo dùng để giữ chân nhân viên của mình là nhìn nhận năng lực của họ và cho họ thấy, những đóng góp của họ cho tổ chức là có giá trị (Bảng 4.3).

4.1.4 Cơ cấu mẫu theo vị trí cơng tác

Hầu hết những tham gia khảo sát đều là công chức với 106 người chiếm tỷ lệ 58.9%. Điều này phù hợp với thực tế tại 20 phường tác giả đi khảo sát. Mỗi phường có từ 5 đến 6 lãnh đạo chủ chốt và 4 cán bộ. Tác giả tiến hành khảo sát ngẫu nhiên nên số lượng công chức tham gia trả lời khảo sát chiếm đa số.

Kế tiếp là có 45 cán bộ tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ 25%. Cuối cùng là có 29 người lãnh đạo tham gia với 16.1%. Số lượng lãnh đạo chủ chốt trên 20 phường là khoảng 100 đến 120 người. Tuy nhiên chỉ có 29 người tham gia khảo sát với tác giả. Lý giải cho vấn đề này là đặc thù cơng việc của vị trí cơng tác. Với vị trí lãnh đạo thì cơng việc của họ sẽ nhiều hơn, hội họp thường xuyên hơn và nhiều vấn đề liên quan đến người dân cần phải giải quyết hơn. Do đó, chỉ có 29 người sắp xếp được thời gian tham gia trả lời khảo sát với tác giả (Bảng 4.4).

Bảng 4.4. Cơ cấu mẫu theo vị trí cơng tác

Tần số Tần suất (%)

Lãnh đạo 29 16,1%

Cán bộ 45 25%

Công chức 106 58,9%

Tổng 180 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức cấp phường – khảo sát tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)